Pháp luật đất đai trong hoạt động nghề luật sư
Pháp luật đất đai trong hoạt động nghề luật sư
share twitter
Giới thiệu
Tác giả
Nguyễn Minh Hằng
Lượt xem
315
Lượt bán
0
ISBN
978-604-80-1471-1
Loại sách
Ebook
Nhà xuất bản
NXB Thông tin và Truyền thông
Giá bán
  • Mua sách
    Giới thiệu sách
    Về mặt lý luận, chế định quyền sở hữu và quyền sử dụng đất cũng như một số khái niệm khác trong quan hệ pháp luật đất đai hiện nay có một số nội dung vẫn chưa thực sự rõ ràng. Đó là chưa kể đến việc còn tồn tại những quy định pháp luật chưa thực sự khả thi, một số vấn đề pháp luật còn bỏ ngỏ hoặc thiếu thống nhất với các văn bản khác. Thực trạng này cũng dẫn đến thực tiễn áp dụng giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, thiếu cơ sở pháp lý. Việc nghiên cứu áp dụng pháp luật đất đai trong thực tiễn thực sự có ý nghĩa khoa học sâu sắc đặc biệt trong bối cảnh Quốc hội đang nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và Luật Đất đai để đổi mới thể chế một cách căn bản và có tính hệ thống. Do tính chất đặc thù của quan hệ pháp luật đất đai, sự hợp pháp của nguồn gốc đất luôn là yêu cầu tiên quyết khi xem xét đến tính hiệu lực của các giao dịch chuyển nhượng. Để chứng minh tính hợp pháp này cần phải tham chiếu đến rất nhiều các quy định pháp luật khác nhau qua các thời kỳ lịch sử, bởi có những trường hợp nguồn gốc đất hợp pháp ở thời điểm này, nhưng sẽ bất hợp pháp ở thời điểm khác. Hệ thống văn bản quy phạm liên quan đến đất đai, có thể nói chiếm số lượng nhiều nhất hiện nay so với các ngành luật khác. Do vậy, việc tập hợp, vận dụng, hiểu và áp dụng đúng các quy định đất đai hiện đang là vấn đề khó khăn, phức tạp và nan giải trong cả hoạt động tư vấn và tranh tụng của luật sư. Quan hệ pháp luật đất đai được rất nhiều các chuyên ngành luật khác nhau điều chỉnh như: Bộ luật Dân sự; Luật Đất đai; Luật Thương mại; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Công chứng.... Ngoài các giao dịch liên quan đến đất và chủ sử dụng đất phải tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý hành chính nhà nước, tài nguyên môi trường, kinh doanh khai thác chế biến khoáng sản, nông lâm ngư nghiệp,… khi tài sản gắn với quyền sử dụng đất thuộc phạm vi điều chỉnh của các ngành luật này. Dưới góc độ tranh tụng, Bộ luật Tố tụng dân sự và Bộ luật Tố tụng hành chính vừa được sửa đổi và có hiệu lực, ranh giới áp dụng pháp luật đai giữa hành chính và dân sự là một vấn đề nóng hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết, cần tiếp tục được nghiên cứu chuyên sâu. Về thực tiễn áp dụng, tranh chấp đất đai là tranh chấp phổ biến nhất trong thực tiễn xét xử hiện nay, chiếm tới hơn 70% các vụ án dân sự, trong số các tranh chấp đất đai, số án hủy, sửa của Tòa án cấp phúc thẩm với cấp sơ thẩm về tranh chấp đất đai cũng chiếm tỷ lệ khá cao (án hủy 4% và sửa bản án là khoảng 8% trong tổng số các vụ án được xét xử)[1]. Trong hoạt động đào tạo nguồn luật sư nói riêng và hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp khác nói chung, việc đào tạo trang bị kiến thức pháp luật đất đai trong thực tiễn nghề nghiệp là một nội dung trọng tâm, chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn, tranh tụng dân sự, hành chính, kinh doanh bất động sản... Đề nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, tranh tụng của các luật sư về đất đai, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn sách“Pháp luật đất đai trong hoạt động nghề luật sư” do TS. Nguyễn Minh Hằng chủ biên. Cuốn sách là tập hợp trí tuệ của các chuyên gia pháp lý đầu ngành về lĩnh vực đất đai nhằm nghiên cứu, phân tích và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của những yếu tố pháp lý trong các quy định của pháp luật được triển khai áp dụng trong thực tiễn hành nghề. Nội dung cuốn sách gồm 8 chương và chia làm 3 phần chính: Phần I: Tổng quan về pháp luật đất đai trong hoạt động nghề luật sư Phần II: Kỹ năng tư vấn của luật sư trong lĩnh vực đất đai Phần III: Kỹ năng tranh tụng của luật sư trong lĩnh vực đất đai Cuốn sách cung cấp những kiến thức pháp luật và nhiều tình huống thực tiễn về pháp luật đất đai trong hoạt động hành nghề luật sư. Hy vọng rằng, cuốn sách không chỉ là tài liệu thực sự cần thiết dành cho các luật sư, các cán bộ quản lý tư pháp các cấp Trung ương, ngành, địa phương… mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành luật và những người quan tâm tìm hiểu về pháp luật đất đai.
    Xem thêm more
    Rút gọn short
    Có thể bạn thích