Tiếng Việt
Chọn ngôn ngữ
Tiếng Việt
English
The sea and islands are integral parts of the sacred sovereignty area of the Motherland, which, together with the land and the airspace create the environment for our nation’s eternal survival and development. The world is entering an “ocean era”, and extending to the sea has become a major trend in coastal states. Even non-coastal states are seeking ways to reach out to the sea and take advantage of marine resources. To Vietnam, the sea plays an important role in its open door process and international integration. The sea, seabed and ocean surface contain a great diversity of resources, which provide our country with food, raw materials, fuels, and energy, and are becoming more and more essential to the development of the country in the present and future. To firmly protect our Motherland - the Socialist Republic of Vietnam, to ensure respect for the sovereignty and territorial integrity of our land, sea, and air, and prevent any risk of invasion from outside, are the responsibility of every Vietnamese citizen and the State of Vietnam. These also concern other states, primarily neighboring states or other states in the region. For generations, our forefathers have sacrificed innumerable amounts of sweat, blood and lives to preserve and protect the sacred waters of the country. Today, we need to creatively apply the historical lessons, combining national strength with the power of the time to continue to assert the indisputable sovereignty of Vietnam over Hoang Sa and Truong Sa, exactly as taught by President Ho Chi Minh: “Previously we only had the nights and the forests. Today, we have the days, the sun and the sea. Our coast is long and beautiful. We should know how to keep it”.
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đến nay đã có hơn 90 năm hoạt động. Tiến trình lịch sử đó của Đảng là tiến trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng và đổi mới của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu độc lập dân tộc thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội. Tiến trình đó trải qua nhiều thời kỳ, nhiều chặng đường hết sức oanh liệt, vẻ vang và để lại nhiều kinh nghiệm quý báu. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng lịch sử của Đảng là “một pho lịch sử bằng vàng”.
Giới thiệu tiến trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là giới thiệu tiến trình lãnh đạo cách mạng của Đảng, là kế thừa và không ngừng phát triển về nhận thức trên cơ sở quán triệt Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong đó có những mốc, những giai đoạn chuyển biến quan trọng, những bước nhảy vọt về tư duy nhận thức cũng như chỉ đạo thực tiễn trên con đường đi lên của cách mạng Việt Nam.
Thiết thực phục vụ đông đảo bạn đọc trong việc nghiên cứu, học tập lịch sử vẻ vang của Đảng, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) trân trọng giới thiệu cuốn sách “Tiến trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2021)”, do PGS. TS, GVCC, NGƯT Ngô Đăng Tri, nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội biên soạn, trên cơ sở bổ sung, chỉnh sửa cuốn “80 năm Đảng Cộng sản Việt Nam - những chặng đường lịch sử (1930 - 2010)”, “82 năm Đảng Cộng sản Việt Nam - những chặng đường lịch sử (1930 - 2012)” và “Tiến trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2016)” đã xuất bản năm 2010, năm 2012 và năm 2016.
Toàn bộ nội dung cuốn sách, tác giả chia tiến trình lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam thành 7 thời kỳ. Trong đó thời kỳ ra đời (1920 - 1930), tác giả đã trình bày về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03/02/1930.
Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945), nêu lên quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, dẫn tới thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên chế độ dân chủ cho nhân dân bằng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), giới thiệu sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến kiến quốc toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng đầy khó khăn, tới chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, giải phóng miền Bắc, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954 - 1975), trình bày quá trình Đảng lãnh đạo tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền Bắc, Nam đi tới thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, thu giang sơn về một mối.
Thời kỳ đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1975 - 1986), nêu lên sự lãnh đạo của Đảng quyết tâm đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội với nhiều thăng trầm, đã đạt được những thành tựu đáng kể trong giai đoạn 1975 - 1985.
Thời kỳ đầu đổi mới (1986 - 1996), trình bày đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo của Đảng và sự chỉ đạo đưa đường lối đổi mới vào cuộc sống, đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội với những thành tựu bước đầu quan trọng.
Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế (1996 - 2021), trình bày sự lãnh đạo của Đảng trong việc chuyển đất nước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với những thành tựu hết sức to lớn về kinh tế xã hội, nâng cao vị thế quốc tế của cách mạng và dân tộc Việt Nam.
Công trình cũng dành một phần quan trọng để tổng kết tiến trình lãnh đạo cách mạng và đổi mới của Đảng, khẳng định những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và đúc kết những bài học kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Đảng qua các thời kỳ lịch sử.
Phần phụ lục của cuốn sách tập trung giới thiệu chân dung, tiểu sử Chủ tịch Đảng, các Tổng Bí thư của Đảng và danh sách các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ ngày Đảng ra đời đến Đại hội lần thứ XIII (2021), giúp người đọc có thêm thông tin cần thiết về các lãnh tụ và đội ngũ cán bộ cấp cao đã giữ vai trò quan trọng làm nên thắng lợi của Đảng, của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
Cuốn sách dựa trên cơ sở Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình và những quy định pháp luật của Nhà nước. Tác giả đã tổng kết cô đọng nhất về sự điều chỉnh của pháp luật hôn nhân và gia đình với quan hệ đặc thù được ràng buộc bởi chính sợi dây tình cảm thiêng liêng của mỗi người. Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật về Hôn nhân và gia đình” sẽ giúp các độc giả tìm kiếm toàn diện các vấn đề sau: - Xác định quan hệ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam: Quan hệ hôn nhân quyết định đến thủ tục tố tụng để giải quyết tranh chấp là thủ tục việc hay thủ tục án được pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh khi có tranh chấp; quyết định đến chế độ tài sản đặc thù trong quan hệ hôn nhân. Đây là điều kiện để hỗ trợ giải quyết nhiều án có liên quan khác như thừa kế, hợp đồng…. - Căn cứ và thủ tục ly hôn, hủy kết hôn trái pháp luật, không công nhận quan hệ vợ chồng theo pháp luật Việt Nam: Tiếp cận giúp độc giả giải đáp những vướng mắc về ly hôn do một bên yêu cầu, thủ tục thuận tình ly hôn, những điều kiện cần thiết để Tòa án thụ lý và giải quyết vụ án ly hôn. - Xác định chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam: Tìm hiểu về cơ sở xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, căn cứ chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, chia tài sản khi ly hôn, chia tài sản sau khi ly hôn, các nghĩa vụ dân sự do một bên vợ chồng xác lập…. - Xác định cha, mẹ, con, nuôi con nuôi theo Luật HN và GĐ năm 2000: Giải đáp những vấn đề vướng mắc về thủ tục xác định cha, mẹ, con; căn cứ xác định cha, mẹ, con, vấn đề nuôi con nuôi và việc tranh chấp nuôi con, thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ chồng đối với con. - Tập hợp một số văn bản cơ bản về hôn nhân và gia đình thông dụng nhất để độc giả có thể dễ dàng tra cứu và áp dụng tìm câu trả lời cho những vướng mắc về pháp lý của mình.