Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh đạo Đảng, NN
Hồ Chí Minh - người đi thức tỉnh tâm hồn
Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Giản
Cuộc đổi mới giáo dục hiện nay theo Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI và Chương trình giáo dục phổ thông mới sau năm 2020 có mục đích cao cả là hiện thực được mong ước của Bác Hồ làm cho “Non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp, dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu…” (Thư Bác Hồ gửi học sinh khai giảng năm học 1945-1946). Nhà giáo Đặng Quốc Bảo và Phạm Minh Giản kế thừa kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đã biên soạn cuốn sách “Hồ Chí Minh: Người đi thức tỉnh tâm hồn” theo năm nội dung: 1. Tâm nguyện/ huấn đức giáo dục của Bác Hồ. 2. “Tất Thành - Ái Quốc - Chí Minh/ Nếp nhà - Lập chí - Thân dân” (năm thời kỳ trong hành trình cuộc đời). 3. “Từ Nguyễn Ái Quốc” tỏa ra một nền văn hóa… có lẽ “nền văn hóa tương lai” (dân tộc - bằng hữu trên thế giới nói về Bác Hồ). 4. Tinh thần “dục thành đại sự nghiệp” trong một số tứ thơ của Bác Hồ. 5. Các câu chuyện và hồi niệm về Bác.
2223 lượt xem
Vang vọng lời nước non - Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân
Hồ Chí Minh

Nhận thức sâu sắc về giá trị to lớn và bền vững của “tài sản tinh thần”, từ nhiều năm qua, Đảng ta đã chỉ đạo và tổ chức việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời liên tục, kiên trì việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Cho đến nay, kết quả của việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đang tiếp tục được đào sâu hơn, toàn diện hơn, song có thể nêu lên những nội dung cơ bản bao gồm: - Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. - Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. - Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc. - Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân. - Tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. - Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. - Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. - Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. - Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân… Những nội dung cơ bản trên được hình thành, từng bước bổ sung, phát triển và hoàn thiện trong quá trình hoạt động cách mạng của Người, đặc biệt được thể hiện đúc kết trong các trước tác cực kỳ phong phú, đa dạng trong 15 tập Hồ Chí Minh Toàn tập. Suy nghĩ, tìm hiểu về các nội dung cơ bản trên, chúng ta thấy rõ một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, không chỉ có ý nghĩa quyết định cho mọi thắng lợi của cách mạng gần 100 năm qua mà còn là ánh sáng mãi mãi soi đường cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tương lai.

1655 lượt xem
Các Tổng Bí thư thế hệ tiền bối của Đảng ta
PGS. TS. Lê Văn Yên

Các đồng chí Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh là các Tổng Bí thư thuộc lớp chiến sĩ cách mạng tiền bối của Đảng ta. Các đồng chí đều là những nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam, đã có nhiều cống hiến to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xứng đáng là những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Cuộc đời và sự nghiệp của các đồng chí là những tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, về ý chí kiên cường, dũng cảm, nêu cao khí phách của những người cộng sản kiên trung cho thế hệ những người Việt Nam hôm nay và mãi mãi về sau học tập và noi theo. Đánh giá cao những đóng góp của lớp các chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Các đồng chí ta như đồng chí Trần Phú, đồng chí Ngô Gia Tự, đồng chí Lê Hồng Phong, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, đồng chí Hà Huy Tập, đồng chí Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Hoàng Văn Thụ, và trăm nghìn đồng chí khác đã đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc lên trên hết, lên trước hết. Các đồng chí đó đã tin tưởng sâu sắc, chắc chắn vào lực lượng vĩ đại và tương lai vẻ vang của giai cấp và của dân tộc. Các đồng chí ấy đã vui vẻ hy sinh hết thảy, hy sinh cả tính mệnh mình cho Đảng, cho giai cấp, cho dân tộc. Các đồng chí ấy đã đem xương máu mình vun tưới cho cây cách mạng, cho nên cây cách mạng đã khai hoa, kết quả tốt đẹp như ngày nay”. Sự nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những phương thức lãnh đạo cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng là một phẩm chất quan trọng của người cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều chủ trương quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, Ban Bí thư đã ban hành Quy định số 101-QĐ/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng và tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 55-QĐ/TW về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên. Ngày 25-10-2018, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Quy định số 08-QĐ/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương ban hành một quy định, trong đó đề cập cụ thể trách nhiệm nêu gương của các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, cho thấy tính công khai, minh bạch, dân chủ trong Đảng ngày càng được phát huy. Trong giai đoạn hiện nay, để quán triệt, triển khai và tiếp tục đẩy mạnh việc đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, chúng tôi biên soạn cuốn sách Các Tổng Bí thư thế hệ tiền bối của Đảng ta (1930 - 1990). Biên soạn cuốn sách, chúng tôi căn cứ vào Quyết định đợt đầu tiên của Bộ Chính trị số 50-QĐ/TW ngày 04/9/2002 về Chương trình viết tiểu sử và hồi ký các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước ta gồm mười đồng chí, trong đó có bảy đồng chí Tổng Bí thư của Đảng là các đồng chí Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, ngoài ra còn có ba đồng chí là Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng và Phạm Hùng. Ở đây, chúng tôi tập trung nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương của bảy đồng chí Tổng Bí thư từ năm 1930 đến năm 1990. Còn các Tổng Bí thư từ năm 1991 đến nay chúng tôi đang sưu tầm tài liệu để bổ sung cho lần xuất bản sau. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã có sự kế thừa tham khảo các công trình viết về các đồng chí Tổng Bí thư của các tác giả khác. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của các Tổng Bí thư rất phong phú và vẻ vang, chúng tôi không có tham vọng nêu toàn bộ sự nghiệp và những cống hiến to lớn của các đồng chí, mà chỉ trên cơ sở những tài liệu đã công bố cũng như các tài liệu khai thác, sưu tầm được, cố gắng tái hiện những nét chính trong cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và những đóng góp chính của các đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và cách mạng Việt Nam. Qua đó, giúp độc giả có cái nhìn toàn diện và khách quan về tấm gương sáng của các Tổng Bí thư - những chiến sĩ cộng sản kiên trung, trọn đời cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân. Đồng thời, hy vọng cuốn sách góp phần vào công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và truyền thống đối với những người Việt Nam, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay.

1383 lượt xem
Vang vọng lời nước non - Tập 8: Văn hóa soi đường cho quốc dân đi
Ban Tuyên giáo Trung ương

Cách đây hơn một thế kỷ, năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường mới cho sự nghiệp cứu nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc. Mang trong mình khát vọng “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”, Người đã đi qua gần 30 quốc gia, 4 châu lục và 3 đại dương, vừa làm nhiều công việc khác nhau vừa miệt mài học tập, tiếp thu kho tàng tri thức đồ sộ của nhân loại, trực tiếp tham gia các phong trào yêu nước và cách mạng ở châu Âu và Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở học thuyết cách mạng và khoa học này con đường cứu nước đúng đắn - con đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người kiên trì, sáng tạo, từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc. Cùng với các công việc cực kỳ hệ trọng, trong suốt cuộc đời mình, Người tích lũy được một khối lượng tri thức - văn hóa đồ sộ, nghiền ngẫm sâu sắc từ chỉ đạo và tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới, Người xây dựng cho mình một hệ thống các quan điểm vô cùng độc đáo và sâu sắc, mang dấu ấn của riêng Người. Từ những năm 20 của thế kỷ XX đến nay, hệ thống các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam, cho toàn bộ quá trình đấu tranh của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và đó chính là “tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta”.

592 lượt xem
Dấu ấn của nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
Nguyễn Văn Khoan, Đỗ Quang Hưng
Trong việc tìm hiểu, nghiên cứu cuộc đời yêu nước - cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, có một điều chúng ta rất dễ nhận thấy đó là sự thống nhất - có thể gọi là sự kết hợp, chặt chẽ giữa hai mục tiêu giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thể hiện rõ nét trong sự nghiệp báo chí của Người. Và trong thực tế, sự nghiệp báo chí của Người là vô cùng phong phú và sáng tạo, gắn liền và phục vụ đắc lực yêu cầu của từng thời kỳ hoạt động, không chỉ giới hạn vào phạm vi báo chí trong nước mà còn mở rộng ra cả phạm vi nước ngoài (Trung Quốc, Liên Xô, Pháp, Thái Lan), kể cả báo chí của Quốc tế Cộng sản. Cuốn sách “Dấu ấn của nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc” của GS. Đỗ Quang Hưng và TS. Nguyễn Văn Khoan đã đáp ứng đúng yêu cầu của công việc tìm hiểu - nghiên cứu và học tập tư tưởng của Người một cách chính xác, khoa học. Để biên soạn cuốn sách này, nhóm biên soạn đã có nhiều công phu trong việc khai thác, thu thập tư liệu từ nhiều nguồn và nhiều phía, tuy rằng chủ yếu là thừa hưởng kết quả sưu tầm và nghiên cứu của các tập “Hồ Chí Minh tuyển tập” và “toàn tập” đã được công bố rộng rãi trong nhiều năm qua, nhưng đã có sự điều chỉnh, bổ sung thêm một số tư liệu mới được khai thác từ các trung tâm lưu trữ trong nước và nước ngoài, đặc biệt là có sự đóng góp kịp thời và hiệu quả của “Thư mục các bài viết của Nguyễn Ái Quốc” đăng trên báo L’Humanité (Nhân đạo) của Đảng Cộng sản Pháp do nhà sử học Pháp Alain Ruscio (là Giám đốc Trung tâm thông tin các tư liệu về nước Việt Nam hiện đại - viết tắt là C. I. D.) xuất bản nhân dịp kỷ niệm 100 năm báo Nhân đạo mới ra mắt bạn đọc (1904 - 2004), dưới đề mục chung “Vấn đề thuộc địa trên báo Nhân đạo”. Nội dung phong phú và khoa học của cuốn sách “Dấu ấn của nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc” được giới thiệu theo một cấu trúc chặt chẽ và hợp lý. Cuốn sách giới thiệu khá tỉ mỉ tình hình ra đời và phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam từ những ngày đầu, và phát triển liên tục cho tới ngày nay, và vai trò to lớn, có tính quyết định, mở đường khai lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đó. Cuốn sách gồm hai phần chính: Phần I giới thiệu 26 bài viết của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh theo thời gian, bài sớm nhất là “Tâm địa thực dân” năm 1919 cho tới bài cuối cùng là “Trả lời phỏng vấn của Sáclơ Phuốcniô” năm 1969, chỉ trước khi Người đi xa một thời gian ngắn. Phần II giới thiệu 12 bài viết của một số nhà khoa học nghiên cứu về các bài báo của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có Phụ lục lần lượt giới thiệu Tổng mục các bài viết của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trên báo L’Humanité của Đảng Cộng sản Pháp và cuối cùng là một số tài liệu, bản chụp bài viết của Nguyễn Ái Quốc bằng tiếng Việt - Pháp - Anh - Hán. Có thể khẳng định rằng cơ cấu như vậy là chặt chẽ và hoàn chỉnh đối với một công trình mang tính giới thiệu thông tin. Chỉ tiếc rằng nếu trong Phần I bên cạnh tên bài báo có cả thông tin về bài báo đăng trên số nào, ngày nào thì sẽ cụ thể, khoa học hơn.
1334 lượt xem
Vang vọng lời nước non - Tập 9: Đại đoàn kết là một lực lượng tất thắng
Ban Tuyên giáo Trung ương

Cách đây hơn một thế kỷ, năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường mới cho sự nghiệp cứu nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc. Mang trong mình khát vọng “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”, Người đã đi qua gần 30 quốc gia, 4 châu lục và 3 đại dương, vừa làm nhiều công việc khác nhau vừa miệt mài học tập, tiếp thu kho tàng tri thức đồ sộ của nhân loại, trực tiếp tham gia các phong trào yêu nước và cách mạng ở châu Âu và Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở học thuyết cách mạng và khoa học này con đường cứu nước đúng đắn - con đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người kiên trì, sáng tạo, từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc. Cùng với các công việc cực kỳ hệ trọng, trong suốt cuộc đời mình, Người tích lũy được một khối lượng tri thức - văn hóa đồ sộ, nghiền ngẫm sâu sắc từ chỉ đạo và tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới, Người xây dựng cho mình một hệ thống các quan điểm vô cùng độc đáo và sâu sắc, mang dấu ấn của riêng Người. Từ những năm 20 của thế kỷ XX đến nay, hệ thống các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam, cho toàn bộ quá trình đấu tranh của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và đó chính là “tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta”.

851 lượt xem
Văn hóa Hồ Chí Minh với chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam
TS. Trịnh Thị Phương Oanh

Những đóng góp quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng của Người là hiện thân cho những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Để góp phần giúp bạn đọc hiểu sâu sắc văn hóa, đất nước, con người Việt Nam và thực hiện thắng lợi mục tiêu đối ngoại của đất nước, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn: “Văn hóa Hồ Chí Minh với chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam” của TS. Trịnh Thị Phương Oanh.

278 lượt xem
Văn hóa Hồ Chí Minh với chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam
TS. Trịnh Thị Phương Oanh

Nhằm góp phần giúp bạn đọc hiểu sâu sắc văn hóa, đất nước, con người Việt Nam và thực hiện thắng lợi mục tiêu đối ngoại của đất nước, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn: “Văn hóa Hồ Chí Minh với chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam” của TS. Trịnh Thị Phương Oanh.

215 lượt xem
Vang vọng lời nước non - Tập 6: Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình
Ban Tuyên giáo Trung ương

Cách đây hơn một thế kỷ, năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường mới cho sự nghiệp cứu nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc. Mang trong mình khát vọng “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”, Người đã đi qua gần 30 quốc gia, 4 châu lục và 3 đại dương, vừa làm nhiều công việc khác nhau vừa miệt mài học tập, tiếp thu kho tàng tri thức đồ sộ của nhân loại, trực tiếp tham gia các phong trào yêu nước và cách mạng ở châu Âu và Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở học thuyết cách mạng và khoa học này con đường cứu nước đúng đắn - con đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người kiên trì, sáng tạo, từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc. Cùng với các công việc cực kỳ hệ trọng, trong suốt cuộc đời mình, Người tích lũy được một khối lượng tri thức - văn hóa đồ sộ, nghiền ngẫm sâu sắc từ chỉ đạo và tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới, Người xây dựng cho mình một hệ thống các quan điểm vô cùng độc đáo và sâu sắc, mang dấu ấn của riêng Người. Từ những năm 20 của thế kỷ XX đến nay, hệ thống các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam, cho toàn bộ quá trình đấu tranh của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và đó chính là “tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta”.

544 lượt xem
Vang vọng lời nước non - Tập 5: Phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân
Ban Tuyên giáo Trung ương

Cách đây hơn một thế kỷ, năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường mới cho sự nghiệp cứu nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc. Mang trong mình khát vọng “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”, Người đã đi qua gần 30 quốc gia, 4 châu lục và 3 đại dương, vừa làm nhiều công việc khác nhau vừa miệt mài học tập, tiếp thu kho tàng tri thức đồ sộ của nhân loại, trực tiếp tham gia các phong trào yêu nước và cách mạng ở châu Âu và Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở học thuyết cách mạng và khoa học này con đường cứu nước đúng đắn - con đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người kiên trì, sáng tạo, từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc. Cùng với các công việc cực kỳ hệ trọng, trong suốt cuộc đời mình, Người tích lũy được một khối lượng tri thức - văn hóa đồ sộ, nghiền ngẫm sâu sắc từ chỉ đạo và tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới, Người xây dựng cho mình một hệ thống các quan điểm vô cùng độc đáo và sâu sắc, mang dấu ấn của riêng Người. Từ những năm 20 của thế kỷ XX đến nay, hệ thống các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam, cho toàn bộ quá trình đấu tranh của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và đó chính là “tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta”.

508 lượt xem
Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, tuyên truyền
GS. TS. Nguyễn Như Ý

 Nhận thấy tầm quan trọng cũng như sự tâm huyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với báo chí, tuyên truyền, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với GS.TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) tuyển chọn, biên soạn và xuất bản cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, tuyên truyền”, để góp phần khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, tuyên truyền ở một số nội dung cụ thể như sau:

1. Báo chí là tự do của tinh thần con người (chứ không phải tự do của một số người). Và, tự do báo chí bao giờ cũng tồn tại, những người làm báo phải đấu tranh bảo vệ tự do báo chí với ý nghĩa là tự do chân chính của tinh thần con người.

2. Báo chí nhất thiết phải mang tính chính trị, nó phải là tiếng nói, là cơ quan ngôn luận của một chính phủ, một tổ chức xã hội nhất định và luôn đứng ra bảo vệ cơ quan, tổ chức xã hội đó bằng thái độ, lập trường của tổ chức mình, vì sự tiến bộ của xã hội.

3. Báo chí là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức, giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng, tạo ra tính thống nhất tư tưởng và hành động trong xã hội để thực hiện những nhiệm vụ chung phát triển xã hội.

4. Báo chí là phương tiện phản ánh mọi hoạt động đời sống hàng ngày của xã hội, tạo ra sự tác động qua lại giữa quần chúng nhân dân với báo chí.

5. Báo chí phải có tính chiến đấu, luôn chống lại những luận điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc sự thật, tôn trọng sự thật, kiên quyết bảo vệ tư tưởng tiến bộ, đúng đắn, phê phán các tệ nạn xã hội, biểu dương cái tốt, chân, thiện, mỹ.

6. Báo chí phải có tính đại chúng, nội dung viết phải thiết thực, dễ hiểu, mọi người đọc hiểu được, làm được, hình thức sáng sủa, văn phong ngắn gọn, rõ ràng, sinh động, hấp dẫn, hợp với đối tượng, tư liệu phong phú, chính xác, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

7. Mỗi tờ báo phải mang một màu sắc riêng, một cá tính riêng, không hòa lẫn với các tờ báo khác.

8. Người làm báo phải có lập trường tư tưởng vững vàng, hiểu biết rộng, tinh thông nghiệp vụ, không ngừng học hỏi, nhạy bén chính trị và phải biết ít nhất một ngoại ngữ, thận trọng trong viết lách, bình luận.

9. Báo chí và thông tin, tuyên truyền là các lĩnh vực gắn kết chặt chẽ với nhau.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một sự đúc kết đầy đủ và sáng tạo về những quan điểm có tính nguyên tắc trong hoạt động báo chí, tuyên truyền, là một vấn đề tư tưởng, học thuật rất lớn. Rất tiếc là, chúng ta chưa có những nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về vấn đề này. Nhóm tác giả tập sách này coi đây chỉ là bước làm tưliệu để nghiên cứu sâu hơn tư tưởng về báo chí, tuyên truyền của Hồ Chí Minh.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

24 lượt xem
Vào cõi Bác xưa
Nguyễn Huy Hoàng, Trần Hậu

Ngày 05/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) rời Tổ quốc ra đi trên con tàu Amiral Latouche Tréville, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Sau này, khi trả lời phỏng vấn báo nước ngoài, Bác khẳng định rằng, “Tôi ra đi vì muốn tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Người cho biết thêm rằng: “Vào trạc tuổi mười ba, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”.

Trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, nhiều nhà yêu nước Việt Nam với một ý chí mãnh liệt, cũng xuất dương tìm đường cứu nước, tìm một hướng đi để giải phóng dân tộc, đưa nhân dân thoát khỏi ách xâm lược của thực dân Pháp. Nhưng cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ đã tìm ra hướng đi đúng đắn, làm thay đổi số phận của cả dân tộc Việt Nam. Năm 2023, thực hiện nhiệm vụ của “Chương trình Sách quốc gia năm 2023” do Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông giao, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông cho ra mắt tuyển tập thơ “VÀO CÕI BÁC XƯA” (Phiên bản sách điện tử), tập hợp những tác phẩm của các nhà thơ đương đại Việt Nam và nước ngoài viết về Bác Hồ trong suốt hơn 75 năm qua, kể từ Cách mạng mùa thu Tháng Tám năm 1945 cho đến nay. Có lẽ, không một dân tộc nào trên thế giới có được một khối lượng tác phẩm văn thơ đồ sộ, hình thành nên một mảng văn học viết về lãnh tụ, cụ thể là Chủ tịch Hồ Chí Minh, như ở Việt Nam. Có hàng ngàn nhà thơ đủ mọi lứa tuổi, nghề nghiệp, khắp mọi vùng miền cả nước; chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, đều viết về Bác. Những bài thơ viết về Bác đều thể hiện “muôn vàn tình thân yêu” dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc; ca ngợi công đức cao vọng của Người đối với non sông, đất nước với một tình cảm chân thành nhất. Mà không chỉ ở Việt Nam, rất nhiều nhà thơ, nhà hoạt động xã hội của nhiều nước trên thế giới đã trân trọng viết về Bác với lòng tôn kính và yêu mến sâu sắc, xuất phát từ một lẽ đơn giản:

Bởi vì ca ngợi Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh,

Nhà thơ Hồ Chí Minh

Người nông dân Việt Nam trong sáng: Hồ Chí Minh,

là ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp và đau thương.

Ca ngợi nước Việt Nam mà dáng dấp

không còn là một chiếc đòn tre gánh mỗi đầu mỗi thúng.

Mà là một hình dáng quang vinh của cửa ngõ có một không hai

để đi vào thế giới tương lai.

(Félix Pita Rodríguez - Cuba)

Tuyển tập thơ này gồm hai phần: thơ của các tác giả Việt Nam và thơ các tác giả quốc tế, bao gồm 115 nhà thơ và 141 bài thơ chọn lọc. Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông trân trọng cảm ơn các tác giả trong và ngoài nước đã có bài đóng góp vào tuyển tập thơ đặc biệt này. Tuyển tập thơ “VÀO CÕI BÁC XƯA” thể hiện sự biết ơn của nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ vĩ đại, là sự gửi gắm tình cảm sâu nặng của nhiều thế hệ “yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn”.

Trân trọng giới thiệu cùng độc giả!

23 lượt xem
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
GS. TS. Nguyễn Như Ý

Xưa dân ta có câu: “Dĩ nông vi bản”. Năm 1946, Bác Hồ nói: “Nước ta là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc”. Nghị quyết 13 của Đảng mới đây khẳng định: Nông nghiệp là trụ đỡ nền kinh tế. Như vậy, từ đời xưa cho chí đời nay, nông nghiệp vẫn có một vai trò, vị trí đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội Việt Nam. Điều này được thể hiện rất đặc sắc trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở Việt Nam.

Trên tinh thần đó, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với GS.TS. Nguyễn Như Ý đã tuyển chọn, biên soạn và xuất bản cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Cuốn sách bao gồm những nội dung cơ bản sau:

1. Khẳng định vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tiến trình phát triển xã hội Việt Nam.

2. Muốn nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiến bộ, phát triển phải thay đổi quan hệ sở hữu ruộng đất, đưa ruộng đất về tay nông dân.

3. Cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng lớn ở nông thôn.

4. Tổ đổi công, hợp tác xã nông nghiệp là con đường đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam tiến lên.

5. Cải tiến kỹ thuật canh tác là khâu then chốt đưa nông nghiệp Việt Nam đạt năng suất cao, tiết kiệm thì giờ giảm sức lao động cho nông dân.

6. Vai trò của người cán bộ trong tổ chức và quản lý sản xuất nông nghiệp ở nông thôn.

7. Ý tưởng về xây dựng làng kiểu mẫu.

8. Tết trồng cây.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

22 lượt xem
Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa đạo đức
TS. NGND. Trần Văn Bính

Tại Đại hội lần thứ VII (năm 1991), Đảng Cộng sản Việt Nam đã trịnh trọng tuyên bố: “Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Khẳng định đó là kết quả tổng kết những bài học kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua, và những bài học rút ra từ hoạt động thực tiễn hơn 5 năm Đổi mới. Khẳng định đó ngay lập tức nhận được sự đồng thuận của toàn dân, tạo được sự khích lệ lớn đối với mỗi người Việt Nam, trong đó có giới trí thức, các nhà khoa học. GS. TS. NGND. Trần Văn Bính - nguyên Trưởng khoa Văn hóa (nay là Viện Văn hóa và Phát triển) thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, trong nhiều năm qua, đã tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa và con người. Các bài viết của Giáo sư, dù ra đời tại các thời điểm khác nhau, đều hướng tới việc nghiên cứu và khẳng định những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Tư tưởng của Hồ Chí Minh hướng về nội hàm của hai từ văn hóa, là tư tưởng coi con người là động lực, là mục tiêu của mọi hoạt động kinh tế, xã hội, là tư tưởng “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, và là sự quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống cho mỗi con người… Gắn việc nghiên cứu, học tập các tư tưởng của Người với việc giải quyết những vấn đề cơ bản, cấp thiết về văn hóa, con người, trong tình hình hiện nay, là mục tiêu cơ bản của cuốn sách. Đó là các vấn đề: xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Hướng tới kỷ niệm 125 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách “Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức” của GS.TS.NGND. Trần Văn Bính. Nội dung cuốn sách gồm hai phần: Phần 1: Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa Phần 2: Di sản Hồ Chí Minh về đạo đức. Việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối để bạn đọc tiện theo dõi, bởi văn hóa và đạo đức là hai phạm trù có quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau, hòa quyện vào nhau. Cuốn sách không phải là tập chuyên khảo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người, tác giả không đặt cho mình nhiệm vụ trình bày vấn đề một cách hệ thống và chi tiết, mà thông qua từng bài viết nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, tác giả mong muốn giới thiệu những tư tưởng cơ bản nhất, sát thực nhất đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người ở nước ta hiện nay. Nhân dịp tái bản cuốn sách, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xin trân trọng cảm ơn sự định hướng chỉ đạo của TS. Nguyễn Bắc Son, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; TS. Lê Doãn Hợp, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và các nhà khoa học đã dành thời gian đóng góp những ý kiến quý báu cho cuốn sách này. Hy vọng, cuốn sách sẽ được đông đảo bạn đọc gần xa, trong và ngoài nước nhiệt tình đón nhận. Xin trân trọng cảm ơn!

1347 lượt xem
Vang vọng lời nước non - Tập 1: Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi
Ban Tuyên giáo Trung ương

Cách đây hơn một thế kỷ, năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường mới cho sự nghiệp cứu nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc. Mang trong mình khát vọng “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”, Người đã đi qua gần 30 quốc gia, 4 châu lục và 3 đại dương, vừa làm nhiều công việc khác nhau vừa miệt mài học tập, tiếp thu kho tàng tri thức đồ sộ của nhân loại, trực tiếp tham gia các phong trào yêu nước và cách mạng ở châu Âu và Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở học thuyết cách mạng và khoa học này con đường cứu nước đúng đắn - con đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người kiên trì, sáng tạo, từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc. Cùng với các công việc cực kỳ hệ trọng, trong suốt cuộc đời mình, Người tích lũy được một khối lượng tri thức - văn hóa đồ sộ, nghiền ngẫm sâu sắc từ chỉ đạo và tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới, Người xây dựng cho mình một hệ thống các quan điểm vô cùng độc đáo và sâu sắc, mang dấu ấn của riêng Người. Từ những năm 20 của thế kỷ XX đến nay, hệ thống các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam, cho toàn bộ quá trình đấu tranh của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và đó chính là “tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta”.

488 lượt xem
Vang vọng lời nước non - Tập 2: Dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một
Ban Tuyên giáo Trung ương

Cách đây hơn một thế kỷ, năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường mới cho sự nghiệp cứu nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc. Mang trong mình khát vọng “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”, Người đã đi qua gần 30 quốc gia, 4 châu lục và 3 đại dương, vừa làm nhiều công việc khác nhau vừa miệt mài học tập, tiếp thu kho tàng tri thức đồ sộ của nhân loại, trực tiếp tham gia các phong trào yêu nước và cách mạng ở châu Âu và Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở học thuyết cách mạng và khoa học này con đường cứu nước đúng đắn - con đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người kiên trì, sáng tạo, từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc. Cùng với các công việc cực kỳ hệ trọng, trong suốt cuộc đời mình, Người tích lũy được một khối lượng tri thức - văn hóa đồ sộ, nghiền ngẫm sâu sắc từ chỉ đạo và tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới, Người xây dựng cho mình một hệ thống các quan điểm vô cùng độc đáo và sâu sắc, mang dấu ấn của riêng Người. Từ những năm 20 của thế kỷ XX đến nay, hệ thống các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam, cho toàn bộ quá trình đấu tranh của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và đó chính là “tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta”.

585 lượt xem