Văn học - Nghệ thuật
Nước non vạn dặm - Lênh đênh bốn biển - Tập 2
Nguyễn Thế Kỷ

Khi đọc xong bản thảo Lênh đênh bốn biển, tập 2 trong bộ tiểu thuyết về con người vĩ đại Hồ Chí Minh có tên Nước non vạn dặm, tôi nhận thấy rằng nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã dựng lên được con đường mà một vĩ nhân của dân tộc đã đi. Cũng chính lẽ đó mà nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã đi qua được chặng đường quan trọng nhất của bộ tiểu thuyết Nước non vạn dặm. Khi đọc đến trang cuối cùng của tập 2 Lênh đênh bốn biển, trong tôi vang lên bài thơ của nhà thơ danh tiếng Ko Un, người Hàn Quốc:
Con đường ra đi là con đường trở thành nhà sư
Con đường trở về mới là con đường để trở thành Đức Phật
Nhưng người chỉ có thể trở về khi đích thực ra đi. Và trong hai tập 1 và 2 của bộ tiểu thuyết Nước non vạn dặm, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã dựng lên con đường ra đi và con đường trở về của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Con đường ra đi của Người chính là con đường yêu nước mang tên Nguyễn Tất Thành và con đường trở về đã biến người thanh niên ấy thành một con người mang tên Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, thành một thời đại mang tên thời đại Hồ Chí Minh.

2145 lượt xem
Văn học dân gian - Quyển 1
GS. TS. Nguyễn Xuân Kính, PGS. TS. Nguyễn Thị Huế

Bộ Lịch sử văn học Việt Nam được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về văn học Việt Nam của đông đảo bạn đọc và các nhà chuyên môn. Tổng Chủ biên là Giáo sư - Nhà giáo nhân dân Hà Minh Đức, cùng với sự tham gia cộng tác của rất nhiều nhà khoa học trong giới văn học ở các viện nghiên cứu chuyên ngành và các trường Đại học trong cả nước.
Dựa trên kết quả phân kỳ lịch sử văn học, bộ Lịch sử văn học Việt Nam dự kiến gồm 10 tập. Tùy dung lượng, có tập sẽ chia thành nhiều quyển. Với mục tiêu tổng kết thực tiễn lịch sử văn học Việt Nam, bộ sách là công trình khoa học có chất lượng, có tính hệ thống và quan điểm khoa học hiện đại, góp phần khẳng định vị thế, vai trò của văn học Việt Nam với tư cách một lĩnh vực khoa học chuyên ngành và trong tương quan liên ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung.
Trong đó tập trung nhận thức, đánh giá và định giá các hiện tượng văn học, các giai đoạn văn học một cách khách quan, thỏa đáng đặt trong bối cảnh dân tộc, khu vực và quốc tế. Công trình là bức tranh đa dạng và phong phú với những đường nét riêng chung, mang tính tổng kết mười thế kỷ văn học với giá trị khoa học và thực tiễn lớn, hỗ trợ cho việc nghiên cứu lịch sử văn học dân tộc ở các viện nghiên cứu và cho việc giảng dạy văn học sử Việt Nam ở các trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, các trường đại học sư phạm và trung học, đồng thời đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của đông đảo bạn đọc.
Bộ Lịch sử văn học Việt Nam lần này được sắp xếp theo các thời kỳ lịch sử của văn học, từ văn học dân gian đến văn học thành văn ở các giai đoạn thuộc thời kỳ trung đại, cận đại, hiện đại với những đỉnh cao của các phong cách sáng tạo. Sách có cấu trúc như sau:
Tập I: Lịch sử văn học Việt Nam: Văn học dân gian
Tập II: Lịch sử văn học Việt Nam (từ thế kỷ X - hết thế kỷ XIV)
Tập III: Lịch sử văn học Việt Nam (thế kỷ XV)
Tập IV: Lịch sử văn học Việt Nam (từ thế kỷ XVI - thế kỷ XVII)
Tập V: Lịch sử văn học Việt Nam (từ thế kỷ XVIII - nửa đầu thế
kỷ XIX)
Tập VI: Lịch sử văn học Việt Nam (nửa sau thế kỷ XIX)
Tập VII: Lịch sử văn học Việt Nam (1900-1930)
Tập VIII: Lịch sử văn học Việt Nam (1930-1945)
Tập IX: Lịch sử văn học Việt Nam (1945-1975)
Tập X: Lịch sử văn học Việt Nam (1976-2000)
Mỗi một tập trong bộ Lịch sử văn học Việt Nam có một hoặc đồng tác giả chủ biên, được biên soạn theo phương châm cập nhật, chất lượng và cố gắng bám sát tiến trình các giai đoạn phát triển của Lịch sử văn học Việt Nam. Mỗi tập do một tập thể biên soạn là các nhà nghiên cứu có uy tín trong giới văn học trong nước cũng như trên trường quốc tế.

1559 lượt xem
Nước non vạn dặm - Lênh đênh bốn biển - Tập 1
Nguyễn Thế Kỷ

Tập I- Nợ nước non là tập vô cùng quan trọng hay có thể nói là tập quan trọng nhất của bộ tiểu thuyết này. Đấy là chặng đường quan trọng nhất để hình thành một con người, đặc biệt là một vĩ nhân với những yếu tố vô cùng quan trọng: gia đình, hoàn cảnh lịch sử đất nước, thế giới, điều kiện sống, giáo dục, tư chất, những vẻ đẹp tâm hồn, sự quan sát đời sống, chặng đường nhận thức của nhân vật...Đây cũng là tập mà nếu nhà văn không thuyết phục được bạn đọc, không tạo ra sự đợi chờ của bạn đọc cho những tập tiếp theo thì nghĩa là bộ tiểu thuyết đã kết thúc với bạn đọc cho dù nhà văn đang tiếp tục viết. Và tôi, một bạn đọc đầy cảm hứng để đọc bộ tiếu thuyết này với nhiều lo lắng cho chính tác giả. Nhưng giờ đây, tôi đã đọc xong Nợ nước non và bắt đầu đợi những tập tiếp theo.

2254 lượt xem
Văn học Việt Nam (1900-1930)
GS. Phong Lê (Chủ biên)

Tập này trình bày lịch sử văn học Việt Nam từ 1900 đến 1930. Đây là thời kỳ xã hội Việt Nam, sau khi thực dân Pháp dẹp xong phong trào Cần vương, đã chuyển sang chế độ bán phong kiến thuộc địa. Trong bối cảnh mới của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội là sự hình thành một nền văn học mới, trong chuyển động gấp rút từ trung đại sang hiện đại.
Cuốn sách được viết bởi các tác giả: GS. Nguyễn Huệ Chi, GS. Nguyễn Đình Chú, PGS. Nguyễn Văn Hoàn, GS. Phong Lê, PGS.TS. Trần Nho Thìn, PGS.TS. Phan Trọng Thưởng, PGS.TS. Trần Ngọc Vương. GS. Phong Lê chịu trách nhiệm Chủ biên. PGS.TS. Lưu Khánh Thơ phụ trách Thư ký công trình. Cấu trúc tập sách gồm 2 Phần, 18 Chương (không kể Chương Mở đầu và Kết luận), với quy ước về số trang - do Chủ biên khởi thảo và đã được các tác giả đồng thuận. Nhưng do nhiều người viết, và mỗi tác giả chịu trách nhiệm chính về phần viết của mình ở tư cách chuyên gia, nên một sự nhất trí về quan niệm và ý tưởng chung cho toàn bộ chỉ là tương đối (thậm chí có thể có sự khác nhau trong quan niệm, cách hiểu và sự đánh giá về một số hiện tượng nào đó); và sự chặt chẽ về cấu trúc và nội dung là khó thực hiện được như yêu cầu của công trình, và mong muốn của các tác giả

1097 lượt xem
Những bức thư đoạt giải Cuộc thi UPU (lần thứ 33)
Bộ Bưu chính Viễn thông
Với chủ đề “Tôi viết thư trao đổi với bạn: Thiếu nhi chúng mình có thể làm gì để góp phần xóa đói giảm nghèo”, Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 33 do Bộ Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Liên minh Bưu chính Thế giới lần thứ 33 (09/10/2004) đã thu được những kết quả tốt đẹp. Sau 03 tháng phát động (từ 14/11/2003 đến 15/02/2004) đã có 3.247.395 bài của thiếu nhi trên khắp mọi miền Tổ quốc tham gia dự thi. Ban giám khảo cuộc thi UPU lần thứ 33 đã chấm và chọn ra 84 bài lọt vào vòng chung khảo. Việc phổ biến, giới thiệu những bức thư đoạt giải cao hàng năm tới bạn đọc đã nhận được sự yêu thích, hưởng ứng của đông đảo đối tượng là các em học sinh, các giáo viên, các bậc phụ huynh trên mọi miền Tổ quốc. Nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo bạn đọc, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông quyết định xuất bản dưới dạng điện tử cuốn sách "Những bức thư đoạt giải cuộc thi UPU lần thứ 33" (đã được xuất bản dưới dạng sách in năm 2004) để mang đến cho bạn đọc một hình thức trải nghiệm mới. Nội dung cuốn sách gồm 03 bài đoạt giải Nhất, Nhì, Ba Quốc tế (song ngữ) và 40 bài đoạt giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích Quốc gia. Hi vọng, cuốn sách sẽ là người bạn tâm tình giúp các em học sinh trau dồi hơn nữa khả năng cảm thụ văn học, nâng cao tinh thần trách nhiệm với xã hội, đất nước, có thêm những kinh nghiệm để tham dự các cuộc thi UPU tiếp theo. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách và mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bạn và các em./.
707 lượt xem
Loại hình học tác giả văn học - Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam
Trần Ngọc Vương
Cho đến nay, giới nghiên cứu văn học vẫn còn đứng trước những lời thách đố nghiệt ngã về quyền được tồn tại của công việc mình làm với tư cách là một chuyên ngành khoa học thực thụ về văn học. Và ai cũng biết, các khoa học về nghệ thuật nói chung, hẳn còn gặp thiên nan vạn nan. Yêu cầu khách quan của bất cứ một bộ môn khoa học nào vẫn là việc phát hiện ra những quy luật khách quan của sự tồn tại và vận động của đối tượng được nghiên cứu. Đối diện với yêu cầu đó, các ngành khoa học khác nhau đạt được những thành tựu hoàn toàn không giống nhau. Thật vô nghĩa việc quy lỗi cho ai đó về sự bất cập của toàn bộ những kết quả đã đạt được của một chuyên ngành khoa học. Dù sao, thì khát vọng đạt tới trình độ khoa học của công việc nghiên cứu văn học vẫn được biện minh bởi chính tiền đề xuất phát: với tư cách là một sản phẩm lịch sử của nhận thức, tư duy và cảm thụ của con người, văn học có đủ điều kiện trở thành đối tượng của một bộ môn khoa học lịch sử. Từ cuối thế kỷ XVII, với những kiến giải và dự báo của Gớt, những yếu tố đầu tiên của một định hướng nghiên cứu về một nền văn học toàn thế giới đã ra đời. Từ đó đến nay, rất nhiều nhà bác học lớn đã dành tâm huyết và trí lực cho một khoa học về văn học. Trong vài thập kỷ gần đây, những cố gắng tìm kiếm các phương pháp tiếp cận đối tượng như cách khách quan hơn và khoa học hơn đã làm xuất hiện và phát triển một số định hướng mới trong khoa nghiên cứu văn học: loại hình học, thi pháp học và văn học so sánh. Trong từng định hướng như vậy, đã khẳng định được nhiều thành tựu, nhiều công trình có giá trị cổ điển.
1088 lượt xem
Chân dung Ngô Tất Tố
NGÔ THỊ THANH LỊCH, Cao Đắc Điểm
Cách đây non một thế kỷ, giữa lúc nền giáo dục Hán học hoàn toàn sụp đổ trên cả nước ta, chữ quốc ngữ còn “nhất sơ thành lập”, nền “quốc văn mới” viết bằng tiếng mẹ đẻ vừa ra đời thì cây bút xuất thân từ cựu học Ngô Tất Tố đã xuất hiện trên báo chí, văn đàn nước nhà. Tiếp theo hai cuốn sách lớn: Tổng thư mục Ngô Tất Tố (xuất bản năm 2011) và Tổng tập tản văn Ngô Tất Tố (xuất bản năm 2012), Nhóm Nghiên cứu và Biên soạn về Ngô Tất Tố hiện đang lưu giữ, quản lý toàn bộ sự nghiệp văn chương của tác giả, cộng tác với Nhà xuất Thông tin Truyền thông xuất bản cuốn sách Chân dung Ngô Tất Tố (bản rút gọn). Cuốn sách ra mắt bạn đọc trên cả nước với mong muốn tiếp tục giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của Ngô Tất Tố, một bản lĩnh lớn, một tài năng và nhân cách lớn - người đã có công mở đường, tích cực triển khai và góp phần xuất sắc vào quá trình hoàn thành công cuộc hiện đại hóa lần thứ nhất đầy gian truân, song vô cùng vinh quang của nền văn học, báo chí và văn hóa nước nhà đã diễn ra trong nửa đầu thế kỷ XX.
1357 lượt xem
Nam Cao - Sự nghiệp và chân dung
GS. Phong Lê
Viết về Nam Cao, soạn một cuốn sách về Nam Cao, ở thời điểm kỷ niệm 100 năm năm sinh (1915-2015), tác giả nghĩ đến cái hậu của một đời người và một đời văn đã được lưu lại nơi phần mộ cùng ngôi Nhà tưởng niệm Nam Cao trên đất quê Đại Hoàng đã được khánh thành cách đây hơn 10 năm và khu Vườn hiện thực Nam Cao đã từng khơi gợi rất nhiều hứng thú sáng tạo cho giới họa sĩ vào đầu năm 2006 ở Hà Nội. Thuộc trong số những người yêu mến và ngưỡng mộ Nam Cao, tác giả rất cảm động vì sự tôn vinh xứng đáng đó; và đồng thời cũng là một sự bù đắp - bởi sự hy sinh quá sớm của Nam Cao ở tuổi 36, với tư cách một nhà văn - liệt sĩ, trong chuyến về công tác ở vùng địch hậu Liên khu Ba, vào ngày 30/11/1951; và còn phải chờ tiếp hơn 46 năm sau đó, cho đến ngày 18/1/1998 thì di hài của ông mới đưa được về quê nhà cho một cuộc yên nghỉ vĩnh viễn. Đề tài về Nam Cao là đề tài tác giả theo đuổi từ hơn nửa thế kỷ qua nếu tính từ những bài viết đầu tiên về Nam Cao. Nhưng phải đến năm 1997, tác giả mới công bố cuốn sách mang tên Nam Cao - phác thảo sự nghiệp và chân dung. Gọi là “phác thảo” bởi tác giả vẫn chỉ muốn xem đây như là sự chuẩn bị trên con đường thâm nhập vào sự nghiệp sáng tạo của một nhà văn lớn thế kỷ XX mà tác giả là một bạn đọc rất mực yêu mến và chuyên cần. Nhân chuẩn bị kỷ niệm 100 năm năm sinh Nam Cao, tác giả tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cuốn “phác thảo” cũ, nhằm mở rộng và đi sâu hơn vào di sản quý giá của Nam Cao, mà tác gả tin còn chưa hoặc sẽ không bao giờ khép lại trong tầm đón nhận của nhiều thế hệ bạn đọc.
1478 lượt xem
Văn học Việt Nam: Dòng riêng giữa nguồn chung
Trần Ngọc Vương
Cuốn sách tập hợp những bài viết tâm huyết, sâu sắc của GS.TS Trần Ngọc Vương. Qua cuốn sách, “cái dòng riêng văn học dân tộc được giải mã, được phân tích, được đọc, cắt nghĩa và diễn dịch thông qua việc đặt trong nguồn chung của lịch sử và lịch sử tư tưởng của Việt Nam, Đông Á và thế giới”, đúng như TS Phạm Xuân Thạch đã trân trọng nhận xét.
877 lượt xem
Tổng thư mục Ngô Tất Tố
NGÔ THỊ THANH LỊCH, Cao Đắc Điểm
Ba phần tư thế kỷ vừa qua, nhiều tác phẩm báo chí và văn học của tác giả Ngô Tất Tố đã trở nên quen biết, gần gũi với công chúng nước ta, đã thu hút sự quan tâm khảo cứu, bình luận của nhiều thế hệ bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình. Đến cuối thế kỷ trước, việc giới thiệu sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố hầu như được khép lại. Nhưng quả là bất ngờ: trong những năm gần đây mới tìm thêm được hơn 1350 di tác của tác giả đã “bị quên lãng” từ mấy chục năm nay. Tổng thư mục Ngô Tất Tố là kết quả tổng hợp đầy đủ danh mục tác phẩm đã đăng báo, đã in thành sách của tác giả bao gồm cả những tư liệu mới phát hiện được cùng hơn 300 danh mục các lời bình, các công trình nghiên cứu về tác giả. Tổng thư mục Ngô Tất Tố giới thiệu khái quát các danh mục về tài năng báo chí của một nhà báo lớn trong làng báo nước ta, về sức sáng tạo văn học của nhà văn hàng đầu sáng lập dòng văn học mới - văn học hiện thực của nước nhà, về bút lực đáng nể trọng viết lịch sử, khảo dịch, phê bình của tác giả, đồng thời nêu lên danh mục các chủ đề về muôn mặt cuộc sống của dân tộc ta khi đất nước chuyển bước sang thế kỷ 20 và cùng các tiêu đề về những “thông điệp” của tác giả gửi tới bạn đọc.
1020 lượt xem
Văn học Việt Nam (1930-1945) - Quyển 1
GS. Hà Minh Đức (Chủ biên)

Từ đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam bước vào thời kỳ hiện đại. Quá trình hiện đại hóa diễn ra với nhiều cấp độ và
qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nếu đứng về góc độ phân kỳ văn học mà xét thì mốc lớn 1945 chấm dứt gần một trăm năm nô lệ dưới chế độ thực dân Pháp, khai sinh ra nhà nước dân chủ cộng hòa do nhân dân làm chủ được xem là chuyển động lịch sử lớn nhất của thế kỷ và cũng là của mọi hoạt động sáng tạo tinh thần trong đó có văn học. Từ 1945 cho đến hết thế kỷ XX, hơn nửa thế kỷ có hai giai đoạn lớn: thời kỳ 1945-1975 diễn ra hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống thực dân Pháp và chống Mỹ xâm lược. Từ 1975 cho đến năm 2000 là thời kỳ đổi mới của đất nước và cũng là của văn chương bao gồm hai giai đoạn nhỏ: tiền đổi mới 1975-1986 và đổi mới toàn diện 1986-2000. Trở lại với gần nửa thế kỷ đầu của văn học cũng có thể chia thành hai giai đoạn 1900-1930 và 1930-1945. Ba mươi năm đầu thế kỷ là thời kỳ hệ tư tưởng phong kiến suy thoái và được thay thế bằng những tư tưởng dân chủ tiến bộ. Ảnh hưởng của phương Tây, nhất là những tư tưởng của cách mạng tư sản Pháp về bình đẳng, bác ái, tự do đã tác động đến tầng lớp tri thức và văn nghệ sĩ. Văn học Pháp ảnh hưởng trực tiếp đến văn học Việt Nam và góp phần hình thành nhiều thể loại và tạo thêm nhiều cái mới cho văn học.

2229 lượt xem
Ai đem giăng sáng giãi trên đồi chè (Demo)
Nhiều tác giả

Tuyển chọn những tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí đặc sắc về mảnh đất, con người và văn hoá trà Thái Nguyên

279 lượt xem
Biên niên sử phong trào thơ mới Hà Nội (1932-1945) - tập 1
Nguyễn Hữu Sơn

Cuốn sách sưu tầm, tổng hợp, thống kê các nguồn tài liệu trên sách báo, ấn phẩm xuất bản trước năm 1945 nhằm đưa đến một cái nhìn hệ thống, toàn cảnh về tất cả các vấn đề, sự kiện, hiện tượng liên quan đến phong trào Thơ mới Hà Nội. Với định hướng đó, đúng như tên gọi, cuốn sách lựa chọn cách trình bày tư liệu theo thể thức biên niên với 14 mục tương ứng với 14 năm - quãng thời gian Thơ mới xuất hiện và thoái trào, từ 1932 đến 1945. Trong mỗi năm, sự kiện sẽ được sắp xếp, trình bày theo cấp độ từng tháng, từng ngày theo đúng trật tự xuất hiện là thời điểm được xuất bản trên các ấn phẩm.

1107 lượt xem
Diện mạo văn học cận hiện đại Lào - Tập 1
Nguyễn Đức Ninh

Bộ sách chia làm 2 tập: Tập 1: Diện mạo văn học cận hiện đại Lào (GS,TS Nguyễn Đức Ninh - Viện nghiên cứu Đông Nam Á-Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam viết). Tập 2: Nhận diện văn xuôi Lào hiện đại - quá trình hình thành và đặc điểm phát triển của thể loại (GVC Trần Thúc Việt - Khoa Văn học - Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội viết). Ngoài ra, trong mỗi tập sách cũng được các tác giả tuyển chọn, giới thiệu một số tác phẩm thơ ca, truyện ký, tiểu thuyết tiêu biểu của nền văn học cận hiện đại Lào. Hy vọng, đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc trong và ngoài nước cũng như các bậc đào tạo nghiên cứu của Việt Nam về một thời đại văn học mới ở Lào. Trân trọng giới thiệu Bộ sách cùng bạn đọc!

1090 lượt xem
Định vị văn chương Việt
GS. Phong Lê
Tác giả Phong Lê là một nhà nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, có thể nói ông là một chuyên gia hàng đầu bền bỉ nghiên cứu sâu về văn học Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua. Thành tựu nghiên cứu của ông không chỉ là hàng trăm bài phê bình trên các báo, tạp chí chuyên ngành mà còn là hơn 20 tác phẩm có giá trị nghiên cứu về văn học, mà “Định vị văn chương Việt” là một trong những tác phẩm như vậy. Định vị - là một thao tác cần thiết cho việc phân tích, bình giá một tác phẩm, tác giả, một trào lưu, một trường phái, một giai đoạn, trong và cho cả một nền văn học. Theo Phong Lê, định vị nền văn học Việt Nam từ trong chiều dọc và chiều sâu lịch sử, đó là sự định vị giá trị của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn trong xen cài và gắn bó với nhau qua những đỉnh cao như Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu Phong Lê, trước năm 1945 xuất hiện ba trào lưu văn học: đó là trào lưu văn học cách mạng, trào lưu văn học hiện thực và trào lưu văn học lãng mạn. Thành tựu lớn của văn chương Việt được kết tinh qua rất nhiều chân dung tiêu biểu, trong đó ở vị trí đỉnh cao tương ứng với ba dòng văn học là Hồ Chí Minh, Nam Cao và Nguyễn Tuân... Theo Phong Lê, để định vị văn học hiện đại theo chiều đồng đại cần tìm đến yêu cầu hiện đại hóa đặt ra chung cho khu vực phương Đông; và ở đây cần một so sánh Việt Nam với các nước thuộc khu vực Đông Á là nơi những nước “đồng văn” tuy có cùng khởi điểm nhưng lại đi theo những con đường khác nhau để có gương mặt riêng trong thế kỷ XX. Với Việt Nam, thế kỷ XX - đó là con đường đi tới Cách mạng tháng Tám - 1945; để từ đây văn học Việt Nam hướng theo con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hơn 30 năm chiến tranh. Nếu như cuộc cách mạng văn hóa trong những năm này là lấy trọng tâm là dân tộc hóa và đại chúng hóa, thì từ thập niên 90, văn hóa đã đóng vai trò là mục tiêu và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của đời sống dân tộc; và do vậy việc định vị vai trò của văn học trong bối cảnh văn hóa cần thực hiện trên hai phương diện: chọn lọc và phát huy giá trị truyền thống cùng với tiếp cận và tiếp nhận tinh hoa văn hóa nước ngoài. Dưới cây bút Phong Lê, những định vị giữa các khu vực, các bộ phận trong văn học, văn hóa dân tộc trên hành trình một thế kỷ XX, với gương mặt hiện đại của nó, qua một cái nhìn bên trong – là những nét chính được thể hiện trong Định vị Văn chương Việt của ông.
961 lượt xem
Người thành thị méo mó
Nguyễn Đoàn
Truyện cười là một thể loại hiện đang được đông đảo độc giả yêu thích. Có độc giả nói với tôi, mỗi khi cầm một tờ báo quen thuộc trong tay, bài đầu tiên mở ra xem là xem trang có đăng truyện cười. Tại sao truyện cười lại được đọc giả yêu thích? Theo tôi, cái chính là độc giả muốn xem cách tác giả phát hiện ra cái hài hước, châm biếm về một sự vật, sự kiện, hiện tượng mà họ vẫn thường hay gặp trong cuộc sống thường nhật, để rồi sau đó người xem được cười và tự suy ngẫm sâu hơn về bản chất của sự việc, sự vật, hiện tượng ấy qua quan điểm phê phán của tác giả. Một truyện cười, trước hết vấn đề trình bày phải mang ý nghĩa xã hội đang được đông đảo quần chúng quan tâm. Ý nghĩa xã hội càng lớn, càng sâu sắc càng được nhiều độc giả đọc. Hiện nay, những vấn đề có ý nghĩa xã hội nổi bật là sự lạc hậu; sự xơ cứng của bộ máy hành chính; sự bất cập ở mọi cấp độ của hệ thống giáo dục; đô thị và cơ sở hạ tầng yếu kém (ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, ngập nước, mất điện); đầu tư nhiều công trình không có hiệu quả, nạn tham nhũng và lãng phí đang trở thành phổ biến, an sinh xã hội chưa tốt, hệ thống y tế đắt đỏ và chất lượng dịch vụ yếu kém v.v… Thứ hai, truyện cười phải có tính hài hước, châm biếm, vì vậy cách trình bày của nó phải mang tính văn học, có thắt nút tốt để người đọc tò mò theo dõi suốt cả câu chuyện, đến lúc đột ngột mở nút tạo ra được sự bất ngờ thú vị cho đọc giả khiến họ cười, nhưng cười mà xót xa trước sự tồn tại của cái xấu, mà căm giận cái xấu và muốn tham gia xoá bỏ cái xấu đó trong xã hội. Do đó, truyện cười không đả kích vào một con người cụ thể mà chỉ đả kích vào thói hư tất xấu của con người nói chung để mong sao con người tốt đẹp lên mà thôi. Ðó cũng là tính nhân văn của thể loại truyện cười. Vì thế, người viết truyện cười muốn thành công, phải biết yêu cuộc sống, yêu con người và luôn khát khao mong muốn cuộc sống và những con người quanh ta - trong đó có ta, ngày một hoàn thiện. Người thành thị méo mó là tuyển tập các truyện cười được tác giả ghi lại ở cuộc sống đời thường nơi thành thị...
678 lượt xem