Lịch sử
Stories of Dien Bien Phu 1953 - 1954
TS. Nguyen Van Khoan
Dien Bien Phu Victory constitutes not only as a great event of the Vietnamese people in particular but a significant turning point to the national liberation movement in the colonial countries, putting an end to the long domination of French colonialism in Indochina. Over 60 years, since that historical triumph, there had been numerous books, articles analyzing and evaluating this great historical event. On the occasion of 60th anniversary of Dien Bien Phu triumph (1954 - 2014) The Information and Communication Publishing House had the honour to introduce the book entitled “Stories of Dien Bien Phu (1953 - 1954)”, compiled by Mr. Nguyen Van Khoan, PhD of History. The book embraces two parts: Part One - Stories on the other side of the battle line, Part Two - French press over Dien Bien Phu. The book also includes profound and witty articles about what happening on the other side of the frontline, especially those publications both Vietnamese and French with comments and observations about the great victory of our nation, thus bringing about a complete and comprehensive examination of Dien Bien Phu battle. The book of Dien Bien Phu is to comtribute to enriching the national archive of glorious triumphs such as well-known Bach Dang, Chi Lang, Dong Da.
330 lượt xem
Giáo dục đại học miền Nam Việt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn (1954-1975)
Hoàng Thị Hồng Nga

Nghiên cứu về giáo dục đại học miền Nam Việt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1954-1975.

276 lượt xem
Truyện đọc lịch sử Việt Nam - Tập 5
Bùi Tuyết Hương, Ngô Vũ Hải Hằng, GS Đinh Xuân Lâm
Bộ sách gồm 9 tập: Tập 1 mở đầu bộ sách, ra mắt bạn đọc với những truyện về giai đoạn lịch sử nước ta từ thời nguyên thuỷ đến năm 179 TCN - đánh dấu bằng sự kiện Triệu Đà chiếm được Âu Lạc và đặt ách thống trị của phong kiến phương Bắc trên đất nước ta. Tập 2 bao gồm những truyện về giai đoạn lịch sử từ năm 179 TCN đến năm 938 SCN - đánh dấu bằng sự kiện Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt ách đô hộ hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Tập 3 bao gồm những truyện về các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý. Tập 4 gồm những truyện về triều đại Trần, Hồ. Tập 5 giới thiệu các truyện thuộc triều Lê sơ (1428 - 1527). Tập 6 là các truyện về triều Lê Trung hưng, từ cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Tập 7 giới thiệu các truyện về triều đại nhà Nguyễn thời độc lập tự chủ. Tập 8 viết về các truyện từ khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta cuối thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám thành công. Tập 9 là các truyện về giai đoạn lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay. Ở đầu mỗi tập truyện đọc, chúng tôi đều giới thiệu một cách khái quát nội dung lịch sử của giai đoạn mà các truyện đọc sẽ phản ánh để bạn đọc tiện theo dõi.
620 lượt xem
Truyện đọc lịch sử - Tập 3
Bùi Tuyết Hương, Lê Quang Chắn, GS. Đinh Xuân Lâm
Để giúp các em học sinh ở các bậc học phổ thông và sinh viên các trường đại học, cao đẳng cũng như các bạn đọc xa gần muốn tìm hiểu lịch sử Việt Nam một cách dễ dàng, dễ nhớ, chúng tôi biên soạn bộ sách Truyện đọc Lịch sử Việt Nam. Các truyện đọc trong bộ sách được sưu tầm và biên soạn dựa trên nhiều nguồn tư liệu khác nhau như truyền thuyết, giai thoại, dã sử và chính sử. Bộ sách sẽ đem đến cho các em học sinh, sinh viên và bạn đọc nhiều điều thú vị và bổ ích. Nội dung các truyện đọc không chỉ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về lịch sử Việt Nam, mà còn cung cấp những câu chuyện có tính nhân văn và tính giáo dục về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, các thành tựu kinh tế, văn hoá tiêu biểu của dân tộc theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ của lịch sử dân tộc cho đến ngày nay. Bộ sách gồm 9 tập: Tập 1 mở đầu bộ sách, ra mắt bạn đọc với những truyện về giai đoạn lịch sử nước ta từ thời nguyên thuỷ đến năm 179 TCN - đánh dấu bằng sự kiện Triệu Đà chiếm được Âu Lạc và đặt ách thống trị của phong kiến phương Bắc trên đất nước ta. Tập 2 bao gồm những truyện về giai đoạn lịch sử từ năm 179 TCN đến năm 938 SCN - đánh dấu bằng sự kiện Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt ách đô hộ hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Tập 3 bao gồm những truyện về các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý. Tập 4 gồm những truyện về triều đại Trần, Hồ. Tập 5 giới thiệu các truyện thuộc triều Lê sơ (1428 – 1527). Tập 6 là các truyện về triều Lê Trung hưng, từ cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Tập 7 giới thiệu các truyện về triều đại nhà Nguyễn thời độc lập tự chủ. Tập 8 viết về các truyện từ khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta cuối thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám thành công. Tập 9 là các truyện về giai đoạn lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay. Ở đầu mỗi tập truyện đọc, chúng tôi đều giới thiệu một cách khái quát nội dung lịch sử của giai đoạn mà các truyện đọc sẽ phản ánh để bạn đọc tiện theo dõi.
471 lượt xem
Ký ức người lính tập 6 - Để tri ân và hành động nhân nghĩa nhiều hơn
Nhiều tác giả

Thân (1968 - 2018), chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc cuốn Ký ức người lính tập 6. Tập sách tiếp tục đăng tải lại những ký ức một thời oanh liệt của những người con đất Việt đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy gian khổ, mất mát, hy sinh nhưng rất đỗi tự hào. Những bài viết do những người trong cuộc tự viết ra hoặc kể lại là những câu chuyện có thật gắn với những địa danh cụ thể. Những câu chuyện sẽ để lại trong ta những suy ngẫm sâu lắng về sự hy sinh đầy quả cảm của người lính trên chiến trường, nghĩa tình quân dân, nghĩa vụ quốc tế trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc và tinh thần khắc phục khó khăn để góp phần xây dựng quê hương, đất nước sau chiến tranh. Ký ức người lính tập 6 được bố cục thành 4 phần, các bài viết xếp theo thời gian của từng cuộc kháng chiến, được xác minh và ghi nhận qua các tập sách lịch sử của các đơn vị hoặc hồi ký của các cựu chiến binh đã xuất bản. Ban Tổ chức, Ban Biên soạn đã đọc, lựa chọn những bài viết về tấm gương và những kỷ niệm sâu sắc của người lính trong chiến tranh để giới thiệu cùng bạn đọc. Chúng tôi nghĩ những câu chuyện trong tập sách này là những giọt nước trong dòng chảy lịch sử của sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Hy vọng với việc phát động cuộc thi viết về ký ức người lính, chúng tôi sẽ nhận được nhiều hơn các bài viết của bộ đội Cụ Hồ và mọi người dân ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Ban Tổ chức, Ban Biên soạn sách “Ký ức người lính” xin cảm ơn các cộng tác viên, các đơn vị đã cung cấp bài và ảnh cho sách. Chúng tôi cũng cảm ơn các đơn vị trong toàn quân và các Doanh nghiệp trong cả nước đã ủng hộ về tinh thần, tài chính giúp chúng tôi xuất bản được tập sách này.

142 lượt xem
Tiến trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2021)
PGS. TS. Ngô Đăng Tri

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đến nay đã có hơn 90 năm hoạt động. Tiến trình lịch sử đó của Đảng là tiến trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng và đổi mới của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu độc lập dân tộc thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội. Tiến trình đó trải qua nhiều thời kỳ, nhiều chặng đường hết sức oanh liệt, vẻ vang và để lại nhiều kinh nghiệm quý báu. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng lịch sử của Đảng là “một pho lịch sử bằng vàng”.
Giới thiệu tiến trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là giới thiệu tiến trình lãnh đạo cách mạng của Đảng, là kế thừa và không ngừng phát triển về nhận thức trên cơ sở quán triệt Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong đó có những mốc, những giai đoạn chuyển biến quan trọng, những bước nhảy vọt về tư duy nhận thức cũng như chỉ đạo thực tiễn trên con đường đi lên của cách mạng Việt Nam.
Thiết thực phục vụ đông đảo bạn đọc trong việc nghiên cứu, học tập lịch sử vẻ vang của Đảng, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) trân trọng giới thiệu cuốn sách “Tiến trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2021)”, do PGS. TS, GVCC, NGƯT Ngô Đăng Tri, nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội biên soạn, trên cơ sở bổ sung, chỉnh sửa cuốn “80 năm Đảng Cộng sản Việt Nam - những chặng đường lịch sử (1930 - 2010)”, “82 năm Đảng Cộng sản Việt Nam - những chặng đường lịch sử (1930 - 2012)” và “Tiến trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2016)” đã xuất bản năm 2010, năm 2012 và năm 2016.
Toàn bộ nội dung cuốn sách, tác giả chia tiến trình lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam thành 7 thời kỳ. Trong đó thời kỳ ra đời (1920 - 1930), tác giả đã trình bày về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03/02/1930.
Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945), nêu lên quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, dẫn tới thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên chế độ dân chủ cho nhân dân bằng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), giới thiệu sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến kiến quốc toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng đầy khó khăn, tới chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, giải phóng miền Bắc, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954 - 1975), trình bày quá trình Đảng lãnh đạo tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền Bắc, Nam đi tới thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, thu giang sơn về một mối.
Thời kỳ đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1975 - 1986), nêu lên sự lãnh đạo của Đảng quyết tâm đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội với nhiều thăng trầm, đã đạt được những thành tựu đáng kể trong giai đoạn 1975 - 1985.
Thời kỳ đầu đổi mới (1986 - 1996), trình bày đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo của Đảng và sự chỉ đạo đưa đường lối đổi mới vào cuộc sống, đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội với những thành tựu bước đầu quan trọng.
Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế (1996 - 2021), trình bày sự lãnh đạo của Đảng trong việc chuyển đất nước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với những thành tựu hết sức to lớn về kinh tế xã hội, nâng cao vị thế quốc tế của cách mạng và dân tộc Việt Nam.
Công trình cũng dành một phần quan trọng để tổng kết tiến trình lãnh đạo cách mạng và đổi mới của Đảng, khẳng định những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và đúc kết những bài học kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Đảng qua các thời kỳ lịch sử.
Phần phụ lục của cuốn sách tập trung giới thiệu chân dung, tiểu sử Chủ tịch Đảng, các Tổng Bí thư của Đảng và danh sách các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ ngày Đảng ra đời đến Đại hội lần thứ XIII (2021), giúp người đọc có thêm thông tin cần thiết về các lãnh tụ và đội ngũ cán bộ cấp cao đã giữ vai trò quan trọng làm nên thắng lợi của Đảng, của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

1010 lượt xem
Vòng cung lửa trên bầu trời Hà Nội
Đại tá Lê Văn Chung
Với ý đồ giành thắng lợi quân sự, gây sức ép buộc chúng ta phải đàm phán ký hiệp định hòa bình theo điều kiện của Mỹ, ngày 14-12-1972 Tổng thống Mỹ R. Nixon đã phát động cuộc tập kích bằng không quân chiến lược vào Hà Nội và Hải Phòng mang tên Linebacker II. Nhà Trắng đã huy động gần 200 máy bay B52 và gần 1.000 máy bay chiến thuật hòng đánh phá hủy diệt các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự, khu dân cư ở Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác. Chỉ trong vòng 12 ngày đêm, chúng đã ném xuống Hà Nội và các địa phương miền Bắc, khối lượng bom đạn tương đương 5 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945. Nhưng quân và dân ta đã mưu trí, dũng cảm và kiên cường đánh bại cuộc tập kích này, làm nên chiến thắng oanh liệt "Điện Biên Phủ trên không". Qua 12 ngày đêm chiến đấu (từ ngày 18 đến 30 tháng 12 năm 1972) quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ, bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B52. Chiến thắng này không chỉ đơn thuần mang tính chất quân sự, mà là chiến thắng mang tầm chiến lược toàn diện cả về quân sự lẫn chính trị đã góp phần buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Thắng lợi này là thắng lợi của sự lãnh đạo sáng suốt của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Chính phủ, tài thao lược của Quân ủy Trung ương trong quá trình thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu là "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào". Thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không là thắng lợi của tư tưởng chiến lược tiến công, tính tích cực chủ động, mưu trí sáng tạo của quân và dân ta. Lần đầu trong lịch sử 30 năm tiến hành chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc (1945 - 1975), quân và dân ta đã tiến hành một chiến dịch phòng không quy mô lớn chống lại một cuộc tập kích chiến lược bằng B52 và đây cũng là cuộc tập kích lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Bằng chiến dịch này, ta đã giáng một đòn quyết định vào ưu thế của không lực Hoa Kỳ, trong đó nòng cốt là lực lượng không quân chiến lược. 40 năm đã trôi qua, nhưng chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” vẫn còn tươi rói những bài học sâu sắc về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc cho chúng ta hôm nay và bao thế hệ mai sau. Thứ nhất, để có chiến thắng này, chúng ta đã có sự chuẩn bị chu đáo từ nhiều năm trước. Cuối năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội. Phải dự kiến mọi tình huống càng sớm càng tốt để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị. Mỹ nhất định thua nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”. Quán triệt tinh thần đó, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch tác chiến phòng không chống địch tập kích bằng B52 vào Hà Nội. Bộ Tổng tham mưu đã chỉ đạo biên soạn tài liệu cách đánh B52 để huấn luyện cho các đơn vị phòng không, không quân. Đầu tháng 9-1972, ba tháng trước khi cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ vào Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng diễn ra, kế hoạch đón đánh đánh B52 trên bầu trời Thủ đô đã được phê duyệt. Những nội dung quan trọng của kế hoạch này như: công tác chuẩn bị; điều chỉnh bố trí lực lượng; nghệ thuật tác chiến chiến dịch phòng không... về cơ bản đã được xác định. Chính vì vậy, khi cuộc tập kích chiến lược của không quân địch diễn ra, ta đã không bị bất ngờ về chiến lược, chiến dịch cũng như cả về chiến thuật. Thứ hai, cách đánh sáng tạo và hiệu quả trong chiến dịch này là kết quả được đúc rút từ nhiều năm chống chiến tranh phá hoại, đặc biệt là những kinh nghiệm được bộ đội ra-đa, tên lửa, pháo phòng không và không quân tích lũy, thậm chí được trả bằng xương máu qua những năm tháng trực tiếp chiến đấu và nghiên cứu cách đánh B52 trên chiến trường Khu 4. Để bảo đảm chắc thắng và giành thế chủ động ngay từ trận đầu, công tác nghiên cứu khoa học, bảo đảm vật chất, kỹ thuật cũng được các lực lượng vũ trang ta chuẩn bị công phu với nỗ lực rất lớn. Nhờ phán đoán đúng âm mưu của địch, hạ quyết tâm kịp thời và chính xác, triển khai công tác chuẩn bị, nghiên cứu rút kinh nghiệm một cách đồng bộ, quân và dân ta đã giành được thế chủ động ngay từ đầu và duy trì nó trong suốt quá trình chiến dịch diễn ra. Thứ ba, cũng trong chiến dịch này, ta đã xây dựng được một thế trận phòng không ba thứ quân vững chắc và duy trì được sự phối hợp hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các lực lượng. Bên cạnh các lực lượng phòng không chủ lực, tại Thủ đô Hà Nội ta đã tổ chức hàng chục trận địa tập trung pháo phòng không tầm thấp, pháo cao xạ tầm trung, nhiều trận địa được bố trí trên các tòa nhà cao tầng, gần các mục tiêu trọng điểm, đón lõng trên các đường bay của địch... Ngoài ra còn có hơn 1.000 tổ đội dân quân, tự vệ phối hợp đánh trả máy bay địch. Thứ tư, trong chiến dịch này, ta đã vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân một cách hiệu quả. Công tác thông tin - thông báo, quan sát báo động phòng tránh, sơ tán được quân và dân ta thực hiện một cách chủ động và triệt để bao trùm các mặt: tổ chức vận động nhân dân sơ tán ra khỏi các trọng điểm đánh phá; chỉ đạo củng cố và xây dựng hầm hố trú ẩn; triển khai các phương án khắc phục hậu quả; đã tổ chức đưa gần 55 vạn người sơ tán khỏi nội thành. Những nhà máy, xí nghiệp không thể sơ tán, đã được ngụy trang, bảo vệ chu đáo. Tổ chức hoàn chỉnh hệ thống cấp cứu phòng không bốn tuyến. Nhờ chủ động làm tốt công tác sơ tán phòng tránh, ta đã hạn chế được tối đa thiệt hại về người và của, nhất là tại một trung tâm đầu não như Hà Nội. Để ôn lại chiến công lẫy lừng của quân và dân ta trong những ngày tháng 12 năm 1972 lịch sử đó và góp phần giáo dục lòng tự hào dân tộc, cũng như truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau, nhắc nhở các thế hệ con cháu phát huy những chiến công oanh liệt của các thế hệ cha ông, nỗ lực học tập, nghiên cứu phấn đấu sẵn sàng đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước ta “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng tác giả - Đại tá Lê Văn Chung ấn hành cuốn sách “Vòng cung lửa trên bầu trời Hà Nội”. Cuốn sách là sự nỗ lực đáng trân trọng của tác giả trong việc sưu tầm, tập hợp các thông tin dữ liệu một cách tương đối đầy đủ, khách quan của “người trong cuộc” về chiến dịch phòng không bảo vệ Thủ đô Hà Nội tháng 12 năm 1972. Tác giả nguyên là trợ lý của Phó Tổng tham mưu trưởng Phùng Thế Tài trong những ngày khói lửa đó nên các thông tin được đưa ra rất khách quan, nhiều thông tin lần đầu được công bố từ cả hai phía (ta và Mỹ).
633 lượt xem
Ký ức người lính tập 7 - Để tri ân và hành động nhân nghĩa nhiều hơn
Nhiều tác giả

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày ký Hiệp định Paris (27/01/1973 - 27/01/2018), chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc cuốn Ký ức người lính tập 7. Đó là những ký ức một thời oanh liệt của những người con đất Việt trải qua những năm tháng chiến tranh đầy gian khổ, mất mát, hy sinh và rất đỗi tự hào trên tất cả các mặt trận. Tập sách do những người trong cuộc tự viết ra hoặc kể lại, là những câu chuyện có thật gắn với con người và địa danh cụ thể, sẽ để lại trong ta những suy ngẫm sâu lắng về sự hy sinh đầy quả cảm của người lính trên chiến trường, tình quân dân, nghĩa vụ quốc tế và cuộc đấu trí đầy cam go trên mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc cùng với tinh thần khắc phục khó khăn, xây dựng quê hương, đất nước.

Ban Tổ chức, Ban Biên soạn đã lựa chọn những bài viết về những kỷ niệm tiêu biểu của người lính trong chiến tranh để giới thiệu cùng bạn đọc. Những câu chuyện trong tập sách chỉ là những giọt nước trong dòng chảy lịch sử của sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Hy vọng, với việc phát động cuộc thi viết về ký ức người lính, chúng tôi sẽ nhận được thêm nhiều bài viết của cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân cùng mọi người dân ở trong và ngoài nước. Ban Tổ chức, Ban Biên soạn sách “Ký ức người lính” xin cảm ơn các cộng tác viên, các đơn vị đã cung cấp bài và ảnh rất quý giá. Chúng tôi cảm ơn các địa phương, các đơn vị quân đội, các doanh nghiệp đã ủng hộ về tinh thần, tài chính giúp chúng tôi xuất bản tập sách này. Trong quá trình thực hiện, Ban Biên soạn có sửa lại tên của một số bài viết cho phù hợp với nội dung, mong được sự cảm thông của tác giả và mong nhận được nhiều góp ý của bạn đọc để những tập sau sẽ hoàn thiện tốt hơn.

132 lượt xem
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 70 năm xây dựng và phát triển - Tập 1
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tiền thân là Ban Nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học, hay gọi tắt là Ban Nghiên cứu Sử, Địa, Văn, được thành lập ngày 2 tháng 12 năm 1953 theo Quyết định số 34-QN/TW của Trung ương Đảng tại khu căn cứ cách mạng Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Ra đời trong điều kiện gian khổ của chiến khu Việt Bắc, trưởng thành trong những năm tháng hào hùng của hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trải qua những khó khăn, vất vả của thời kỳ bao cấp và vươn lên mạnh mẽ cùng với quá trình Đổi mới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam luôn kiên trì, bền bỉ, nỗ lực hết sức mình đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và cho sự phát triển của nền khoa học xã hội nước nhà. Nhiều thế hệ chuyên gia, nhà nghiên cứu của Viện đã ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến tâm huyết, sức lực và trí tuệ của mình cho khoa học; nhiều cán bộ đã lên đường nhập ngũ, góp phần xương máu của mình cho độc lập, tự do của dân tộc. Nhiều công trình khoa học xuất sắc, nhiều báo cáo tư vấn có giá trị đã góp phần làm nên tên tuổi Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trong vai trò là cơ quan nghiên cứu cơ bản hàng đầu của đất nước về khoa học xã hội và nhân văn, đơn vị tham mưu chiến lược và tư vấn chính sách nòng cốt của Đảng và Nhà nước, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội, trung tâm nghiên cứu có uy tín quốc tế.

Cuốn sách này là công trình tập thể được biên soạn và xuất bản đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để dành tặng cho tất cả những người đã góp phần xây dựng đơn vị trong suốt bảy thập niên qua, để chúng ta cùng tự hào ôn lại những chặng đường lịch sử đã qua, trân trọng tri ân các thế hệ cán bộ đi trước, đồng thời cùng hướng tầm nhìn về tương lai, chung sức, đồng lòng đưa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện sứ mệnh khoa học cao cả của mình và khát vọng phát triển của dân tộc.

Về nội dung, Tập 1 của cuốn sách “Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: 70 năm xây dựng và phát triển gồm” trình bày khái quát về quá trình 70 năm xây dựng và phát triển của Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức hiện nay; một số định hướng phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; và phần Phụ lục thể hiện các quyết định là cơ sở pháp lý thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các tổ chức tiền thân (từ năm 1953 đến nay), một số hình ảnh, số liệu thống kê phản ánh các hoạt động chủ yếu trong 70 năm qua.

Xin trân trọng giới thiệu!

79 lượt xem
Đường tới Điện Biên Phủ
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Năm tháng trôi qua, chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử như một huyền thoại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong sự nghiệp vĩ đại đó hiện lên hình ảnh Hồ Chủ tịch, hùng vĩ mà giản dị, thiêng liêng mà gần gũi, rực rỡ mà thuần khiết như ánh ban mai. Dưới sự lãnh đạo của Người, dân tộc Việt Nam đã làm nên những kỳ tích có một không hai. Hướng tới kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2019), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã phối hợp cùng các chuyên gia rà soát, tuyển chọn và tái bản cuốn Hồi ức “Đường tới Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Hữu Mai thể hiện. Hồi ức được nhà văn Hữu Mai thể hiện giàu tính văn học, dưới sự vận động bề mặt sôi sục của sự kiện và là sự vận động sâu xa, trầm lắng của con người. Sự đan xen liên tục những con người lịch sử cả phía ta và phía đối phương, những gương mặt người chỉ huy và người lính, những tâm trạng lo âu, những suy tư và mưu lược của cấp lãnh đạo và những sáng tạo của quần chúng, những cuộc đấu trí giữa ta và địch đặt trong bối cảnh lịch sử trong nước và thế giới, những kỷ niệm xưa làm cho Hồi ức không chỉ là sự tái hiện sinh động một thời để nhớ mà còn là một bài thơ lớn về một tư tưởng lớn: tư tưởng Hồ Chí Minh và là một ký họa về một hình tượng thân yêu: Người lính bộ đội Cụ Hồ hiền như đất mà dũng khí thì nuốt Ngưu Đẩu. Chúng ta tự hào về lịch sử của dân tộc, tự hào vì chính trong khói lửa và nước mắt đã sản sinh ra một thế hệ mới: Thế hệ Hồ Chí Minh. Thế hệ đó đã đảm đương nhiệm vụ làm người chiến sĩ xung kích chiến đấu cho một kỷ nguyên mới của đất nước, của loài người: kỷ nguyên của độc lập, tự do của chủ nghĩa xã hội. Thế hệ hôm nay và mai sau sẽ tìm thấy trong Hồi ức một niềm tự hào và trách nhiệm lớn lao để tiếp bước cha ông.
1082 lượt xem
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 70 năm xây dựng và phát triển - Tập 2
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tiền thân là Ban Nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học, hay gọi tắt là Ban Nghiên cứu Sử, Địa, Văn, được thành lập ngày 2 tháng 12 năm 1953 theo Quyết định số 34-QN/TW của Trung ương Đảng tại khu căn cứ cách mạng Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Ra đời trong điều kiện gian khổ của chiến khu Việt Bắc, trưởng thành trong những năm tháng hào hùng của hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trải qua những khó khăn, vất vả của thời kỳ bao cấp và vươn lên mạnh mẽ cùng với quá trình Đổi mới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam luôn kiên trì, bền bỉ, nỗ lực hết sức mình đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và cho sự phát triển của nền khoa học xã hội nước nhà. Nhiều thế hệ chuyên gia, nhà nghiên cứu của Viện đã ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến tâm huyết, sức lực và trí tuệ của mình cho khoa học; nhiều cán bộ đã lên đường nhập ngũ, góp phần xương máu của mình cho độc lập, tự do của dân tộc. Nhiều công trình khoa học xuất sắc, nhiều báo cáo tư vấn có giá trị đã góp phần làm nên tên tuổi Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trong vai trò là cơ quan nghiên cứu cơ bản hàng đầu của đất nước về khoa học xã hội và nhân văn, đơn vị tham mưu chiến lược và tư vấn chính sách nòng cốt của Đảng và Nhà nước, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội, trung tâm nghiên cứu có uy tín quốc tế.

Cuốn sách này là công trình tập thể được biên soạn và xuất bản đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để dành tặng cho tất cả những người đã góp phần xây dựng đơn vị trong suốt bảy thập niên qua, để chúng ta cùng tự hào ôn lại những chặng đường lịch sử đã qua, trân trọng tri ân các thế hệ cán bộ đi trước, đồng thời cùng hướng tầm nhìn về tương lai, chung sức, đồng lòng đưa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện sứ mệnh khoa học cao cả của mình và khát vọng phát triển của dân tộc.

Về nội dung, Tập 2 của cuốn sách “Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: 70 năm xây dựng và phát triển gồm” trình bày khái quát quá trình hình thành, phát triển đến nay; những đóng góp và thành tựu chủ yếu; các hình thức khen thưởng đạt được; định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của các đơn vị trực thuộc được sắp xếp theo các khối.

192 lượt xem
100 điều nên biết về Cách mạng Tháng Tám 1945
Hà Nguyễn, Ha Nguyen
Dõi nhìn lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thực sự là một mốc son chói lọi. Cơn bão táp cách mạng ấy là kết tinh 15 năm đấu tranh kiên cường, gian khổ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản trên khắp mọi miền Tổ quốc, đã mạnh mẽ chấm dứt chế độ thực dân và chế độ quân chủ, mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên độc lập dân tộc, bình đẳng và tiến bộ xã hội. 100 điều nên biết trong cuốn sách nhỏ này chắc chắn chưa phải là tất cả những gì cần biết và nên biết về cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, cuốn sách 100 điều nên biết về Cách mạng Tháng Tám 1945 đã cố gắng giới thiệu được phần nào bức tranh toàn cảnh kỳ vĩ ấy. Hơn nữa, cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam được đặt trong bối cảnh lịch sử của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939-1945), tạo ra cách nhìn biện chứng, kết hợp tiếp cận “điểm” và “diện” của tư duy lịch sử. Lần giở qua từng trang sách, độc giả sẽ được cung cấp những kiến thức vừa tổng hợp, vừa cụ thể, vừa bao quát, vừa chi tiết, cơ bản và cập nhật trong khả năng có thể của người viết về những vấn đề mấu chốt liên quan đến cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Với mong muốn có thể làm một nhịp cầu nối liền bạn đọc về với lịch sử và văn hóa dân tộc, tác giả đã cố gắng cập nhật và chuyển soạn các kết quả nghiên cứu mới, những cách nhìn khoa học và khách quan, cụ thể và toàn diện về cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
573 lượt xem
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại hội Đảng ta
Lê Văn Yên
Sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và nhân dân ta 90 năm qua gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời hy sinh phấn đấu không mệt mỏi vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì những mục tiêu cao cả của loài người tiến bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản vô cùng phong phú, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội lần thứ VII, VIII, IX, X, XI, XII của Đảng ta đều khẳng định, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta và nhân dân ta. Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành toàn bộ tâm lực vào việc xây dựng Đảng ta, một Đảng Cộng sản kiên cường, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, gắn bó máu thịt với dân, coi đó là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Căn cứ hướng dẫn số 115-HD/BTGTW ngày 08/01/2020 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2020; đồng thời, nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2020); 45 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2020); 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), 75 năm ngày thành lập nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2020) và thiết thực chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ta, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại hội Đảng ta” do PGS. TS. Lê Văn Yên biên soạn. Cuốn sách tập hợp nhiều tư liệu quý, trình bày ngắn gọn súc tích những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các Đại hội Đảng mà Người tham dự. Cuốn sách sẽ là nguồn cung cấp tài liệu nghiên cứu, học tập có giá trị cho độc giả nhất là cán bộ, đảng viên. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
412 lượt xem
Ký ức người lính tập 5 - Để tri ân và hành động nhân nghĩa nhiều hơn
Nhiều tác giả

Ký ức người lính tập 5 ra đời là sự tri ân sâu sắc đối với các anh hùng, liệt sỹ, người có công với cách mạng và những người con đất Việt đã hy sinh xương máu trong các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, trong đó có cả những Người lính tình nguyện Việt Nam đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình để giúp nhân dân hai nước bạn Lào và Campuchia giành độc lập tự do.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “giúp bạn là mình tự giúp mình”, các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã sát cánh cùng nhân dân và lực lượng vũ trang hai nước chiến đấu chống kẻ thù chung, góp phần tô thắm thêm truyền thống đoàn kết, hữu nghị bền chặt giữa ba dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia. Những câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc giữa Bộ đội Việt Nam với đồng bào và bộ đội Pa-thét Lào, cũng như với nhân dân và lực lượng vũ trang cách mạng Khmer luôn là những bài học lịch sử có giá trị sâu sắc, là tấm  gương sáng cho thế hệ trẻ ba nước học tập, giữ gìn và vun đắp để tình hữu nghị đặc biệt thủy chung hiếm có giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân hai nước bạn mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

144 lượt xem
Nhật bản - những bài học từ lịch sử
PGS. TS. Nguyễn Tiến Lực
Nhật Bản là đất nước của nhiều điều diệu kỳ! Thời cổ đại, do sự cách biệt với đại lục châu Á, Nhật Bản còn rất lạc hậu so với các nước Đông Á khác. Ấy vậy mà trong vài thế kỷ tích cực tiếp thu văn minh Trung Hoa, Triều Tiên và các nước khác, Nhật Bản đã vươn lên đạt đến trình độ của các quốc gia văn minh nhất khu vực. Vào thời trung đại, khi đại thương thuyền phương Tây rầm rập kéo đến phương Đông buôn bán, người Nhật nhanh chóng tiếp thu thành tựu hàng hải của họ, đóng thuyền lớn, tham gia tích cực vào giao thương thế giới, tạo nên thời kỳ Mậu dịch Châu ấn thuyền nổi tiếng. Sau đó, dù tham gia vào xu thế chung của các nước phương Đông thực thi chính sách đóng cửa nhưng Nhật Bản cũng tạo được sự khác biệt với các nước láng giềng bởi chính sách sakoku (đóng cửa nhưng không khép kín) đặc sắc của mình. Chính chính sách này làm cho Nhật Bản không bị lạc hậu thông tin về thế giới như các nước láng giềng, để rồi lựa chọn con đường đi riêng trong đối sách với các nước phương Tây: mở cửa, duy tân, làm nên điều kỳ diệu trong thời Minh Trị. Vào thời Minh Trị, Nhật Bản tạo ra những bài học quý giá, có giá trị đến tận ngày nay thông qua các chính sách cử phái đoàn đi thị sát các nước văn minh, cử người đi nước ngoài học, mời chuyên gia nước ngoài đến Nhật làm việc để học cái hay nhất, cái tốt nhất của nhân loại, áp dụng ngay vào công cuộc duy tân và mang đến thành công rực rỡ. Những sai lầm nghiêm trọng của Nhật Bản khi phát động cuộc chiến tranh Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản đã phải chịu thất bại thảm hại. Ra khỏi chiến tranh với tư cách là nước bại trận, bị quân đội Đồng minh chiếm đóng, đất nước hoang tàn, người dân khủng hoảng niềm tin... Nhưng cũng từ đống tro tàn ấy, người Nhật vươn dậy làm nên những điều thần kỳ khác. Sau 2 thập kỷ phát triển với tốc độ kinh dị, Nhật Bản đã vươn lên thành một quốc gia giàu có, văn minh, được toàn thế giới khâm phục, ngưỡng mộ. Nhật Bản là quốc gia chịu nhiều thảm họa núi lửa, động đất và sóng thần. Song cứ mỗi lần chịu thảm họa bất khả kháng đó, người Nhật lại chứng tỏ cho thế giới những giá trị cao quý của mình: bình tĩnh ứng xử với thảm họa, ý thức kỷ luật cao và khả năng phục hồi sau thảm họa kỳ diệu. Sau một thời gian dài nghiên cứu về Nhật Bản, PGS.TS Nguyễn Tiến Lực đã công bố nhiều bài viết về Nhật Bản và tập hợp biên soạn thành cuốn sách Nhật Bản – Những bài học từ lịch sử”. Bạn đọc sẽ tìm thấy những kiến thức về lịch sử Nhật Bản, suy ngẫm về những việc người Nhật đã làm cho đất nước họ và tự rút ra những bài học cho riêng mình, hoặc nhân đó liên tưởng, suy ngẫm về những vấn đề của đất nước chúng ta trong quá khứ cũng như hiện tại. Hy vọng cuốn sách có thể góp phần nhỏ bé vào việc tăng cường sự hiểu biết của người Việt Nam đối với lịch sử, văn hóa Nhật Bản và qua đó, yêu mến nhiều hơn đất nước Mặt trời mọc.
326 lượt xem
D72 - 50 năm nhớ lại một chặng đường
Ban liên lạc Bạn chiến đấu Tiểu đoàn 72 tên lửa phòng không anh hùng

Kỷ niệm 50 năm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không và sự kiện Tiểu đoàn 72 (D72) tên lửa phòng không anh hùng bắn rơi tại chỗ máy bay B52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội, Ban Liên lạc Bạn chiến đấu D72 quyết định biên soạn cuốn sách để làm món quà gửi tới các đồng chí trong đơn vị.
Mới đầu ý định cuốn sách như một cuốn kỷ yếu về thời kỳ chiến tranh, nhưng do các đồng chí gửi ảnh và tư liệu quá ít nên không thực hiện được. Ban Liên lạc thay đổi nội dung cuốn sách, lấy tên là “10 năm D72 chiến đấu và trưởng thành” và như thế sẽ là cuốn lịch sử 10 năm của đơn vị, yêu cầu độ chính xác phải cao và khó đăng được các bài viết của các đồng chí gửi về. Để kỷ niệm 50 năm sau chiến thắng B52, Ban biên tập quyết định lấy tên cuốn sách là “D72 - 50 năm nhớ lại một chặng đường”, vừa nói lên được chặng đường chiến đấu và trưởng thành của Tiểu đoàn, vừa lưu lại hồi ức của các đồng chí trong những ngày tháng chiến đấu. Đây sẽ là một giai đoạn lịch sử của Tiểu đoàn, trong đó có những chiến công của mỗi cán bộ chiến sĩ đã góp phần cùng đơn vị lập nên những chiến công để giành thắng lợi trọn vẹn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

203 lượt xem