Từ điển - Ngoại Văn
TỪ ĐIỂN HOÁ HỌC ANH - VIỆT. DICTIONARY OF CHEMISTRY ENGLISH - VIETNAMESE. Tập 2 (Xuất bản lần thứ hai)
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hoá sinh biển, PGS.TS. Đinh Thị Mai Thanh, PGS.TS. Nguyễn Xuân Nhiệm, TS. Nguyễn Thị Minh Hằng, TS. Bùi Hữu Tài, GS.TS. Nguyễn Văn Hùng, Hiệu đính: GS.TSKH. Đặng Vũ Minh

Tập 2 tập trung cho chuyên ngành: Hóa hữu cơ (Organic Chemistry).

Các đầu mục từ được chia thành 2 loại:

Loại 1: Các đầu mục từ chỉ các khái niệm cơ bản, các phương pháp nghiên cứu, các định luật, các quy tắc,… sử dụng trong hóa học được dịch nghĩa như các từ điển Hóa học Anh - Việt đã được biên soạn.

Ví dụ:

Ab initio computation [PHYS CHEM] /'æb ɪ'nɪʃɪәʊ kɒmpjʊ'teɪʃn/ phép tính toán khởi đầu ab.        

–  Phép tính toán dạng hình học của một phân tử chỉ dựa trên kiến thức về thành phần và cấu trúc phân tử của nó khi suy ra từ nghiệm của phương trình Schrodinger cho phân tử đã cho.

Loại 2: Các đầu mục từ là tên các hợp chất hóa học

Nghĩa thứ nhất: tên các hợp chất hóa học được lặp lại, không bỏ nguyên âm “e” ở cuối các đầu mục từ để đảm bảo phát âm đúng như trong tiếng Anh. 

Nghĩa thứ hai: tên các nguyên tố theo tên thường dùng trong tiếng Việt để người đọc, dễ nhớ, ví dụ:

argentic oxide [INORG CHEM] /a:'ʤɛntɪk 'ɒksaɪd/ argentic oxide, bạc oxide

arsenite [INORG CHEM] /'a:sәnaɪt/ arsenite       

– Một số đầu mục từ được dịch từ các danh động từ (gerund) chỉ một quá trình xảy ra trong hóa học như chlorifying (chlorification), oxidying (oxidation) được đọc liền như một danh động từ ghép trong tiếng Việt nên được đề xuất viết liền như: chlorhóa, oxyhoá,…          

700 lượt xem
TỪ ĐIỂN HOÁ HỌC ANH - VIỆT. DICTIONARY OF CHEMISTRY ENGLISH - VIETNAMESE. Tập 1 (Xuất bản lần thứ hai)
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hoá sinh biển, PGS.TS. Đinh Thị Mai Thanh, PGS.TS. Nguyễn Xuân Nhiệm, TS. Nguyễn Thị Minh Hằng, TS. Bùi Hữu Tài, GS.TS. Nguyễn Văn Hùng, Hiệu đính: GS.TSKH. Đặng Vũ Minh

Tập 1 bao gồm các chuyên ngành:

–  Hóa học đại cương (General Chemistry).

–  Hóa vô cơ (Inorganic Chemistry).

–  Hóa lý (Physical Chemistry).

–  Hóa phân tích (Analytical Chemistry).

–  Quang phổ (Spectrometry).

Các đầu mục từ được chia thành 2 loại:

Loại 1: Các đầu mục từ chỉ các khái niệm cơ bản, các phương pháp nghiên cứu, các định luật, các quy tắc,… sử dụng trong hóa học được dịch nghĩa như các từ điển Hóa học Anh - Việt đã được biên soạn.

Ví dụ:

Ab initio computation [PHYS CHEM] /'æb ɪ'nɪʃɪәʊ kɒmpjʊ'teɪʃn/ phép tính toán khởi đầu ab.        

–  Phép tính toán dạng hình học của một phân tử chỉ dựa trên kiến thức về thành phần và cấu trúc phân tử của nó khi suy ra từ nghiệm của phương trình Schrodinger cho phân tử đã cho.

Loại 2: Các đầu mục từ là tên các hợp chất hóa học

Nghĩa thứ nhất: tên các hợp chất hóa học được lặp lại, không bỏ nguyên âm “e” ở cuối các đầu mục từ để đảm bảo phát âm đúng như trong tiếng Anh. 

Nghĩa thứ hai: tên các nguyên tố theo tên thường dùng trong tiếng Việt để người đọc, dễ nhớ, ví dụ:

argentic oxide [INORG CHEM] /a:'ʤɛntɪk 'ɒksaɪd/ argentic oxide, bạc oxide

arsenite [INORG CHEM] /'a:sәnaɪt/ arsenite       

– Một số đầu mục từ được dịch từ các danh động từ (gerund) chỉ một quá trình xảy ra trong hóa học như chlorifying (chlorification), oxidying (oxidation) được đọc liền như một danh động từ ghép trong tiếng Việt nên được đề xuất viết liền như: chlorhóa, oxyhoá,…          

716 lượt xem
Giáo trình tiếng Nhật giao dịch thương mại
TS. Nguyễn Thị Thanh An, TS. Nguyễn Thị Bích Huệ

Nhận thức được tầm quan trọng của môn học này, khi xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành Tiếng Nhật thương mại và chương trình đào tạo chất lượng cao ngành ngôn ngữ Nhật, chuyên ngành Tiếng Nhật thương mại, Khoa Tiếng Nhật trường Đại học Ngoại thương, đã xây dựng môn học Giao dịch Thương mại Quốc tế vào hệ thống các môn học.

Với mong muốn mang đến cho người học những thuật ngữ chuyên môn mới nhất bằng tiếng Nhật trong lĩnh vực giao dịch thương mại quốc tế, những cách thức và tập quán giao dịch thương mại quốc tế của người Nhật trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, nhóm tác giả đã dành tâm huyết, nghiên cứu và biên soạn cuốn Giáo trình Tiếng Nhật Giao dịch Thương mại này. Cuốn sách gồm 6 chương với 20 bài được trình bày theo các chủ đề. Các chủ đề được trình bày theo các bước tiến hành giao dịch thương mại quốc tế để người học dễ hiểu, dễ nhớ. Ngoài ra, Giáo trình còn có phần tra từ theo vần, danh mục tài liệu tham khảo và đáp án gợi ý cho phần bài tập. Nhóm tác giả mong rằng cuốn giáo trình này sẽ góp phần vào sự thành công của người học trong các công việc giao dịch thương mại với các doanh nghiệp Nhật Bản sau này. 

1336 lượt xem