Tiếng Việt
Chọn ngôn ngữ
Tiếng Việt
English
Nhằm khuyến khích toàn dân nâng cao nhận thức và đưa mục tiêu phát triển chuyển đổi số vào cuộc sống, theo đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông, được sự đồng thuận của tác giả David L Rodgers, Trường Doanh nhân PACE đã phối hợp với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông tổ chức xuất bản cuốn sách “Tóm lược Chuyển đổi số - Chiến lược & Lộ trình” nhằm cung cấp một phiên bản tinh gọn từ 02 cuốn sách giá trị trên, phù hợp cho cả hai đối tượng độc giả: những người quan tâm đến chuyển đổi số ở tầm chiến lược và những người thực thi chuyển đổi số.
5G (5th Generation) hay được gọi là thế hệ thứ 5 của mạng di động với nhiều cải tiến hơn so với 4G. 5G được thiết kế để tăng tốc độ và khả năng phản hồi nhanh chóng của mạng không dây. 5G được ra đời để kế thừa 4G, nhờ đó mà tốc độ tải xuống nhanh hơn, truyền phát dữ liệu mượt mà hơn. 5G không chỉ cải tiến về tốc độ mà nó sẽ mở ra những ứng dụng hoàn toàn mới và tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong những năm tiếp theo. Ngoài các ứng dụng với con người là trung tâm ngày càng rộng khắp, chẳng hạn thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường, phát luồng video 4k, các mạng 5G còn hỗ trợ các nhu cầu truyền thông các ứng dụng thông tin máy - máy (machine to machine), máy - người (machine to human) để làm cho cuộc sống của chúng ta an toàn và tiện lợi hơn.
Mặc dù các hệ thống truyền thông 5G sẽ cung cấp các cải thiện đáng kể so với các hệ thống trước nó, nhưng chúng không thể thực hiện các yêu cầu của các hệ thống tự động và thông minh tương lai sẽ xuất hiện sau 10 năm nữa. Các mạng 5G sẽ không có đủ dung lượng cho một mạng hoàn toàn tự động và thông minh để cung cấp mọi thứ như là một dịch vụ và trải nghiệm thực tế ảo. Sự phát triển nhanh của các hệ thống tự động đặt trọng tâm vào số liệu có thể vượt quá các khả năng của các hệ thống 5G. Một số thiết bị như các thiết bị thực tế ảo sẽ vượt quá khả năng của sau 5G (B5G: Beyond 5G) vì chúng đòi hỏi tốc độ số liệu tối thiểu 10Gbit/s.
Để khắc phục các hạn chế của 5G nhằm hỗ trợ các yêu cầu mới, cần phát triển một hệ thống không dây thế hệ 6 (6G) với các tính năng hấp dẫn mới. Các động lực chính của 6G sẽ là sự hội tụ của tất cả các tính năng cũ như mật độ mạng cao, thông lượng cao, độ tin cậy cao, tiêu thụ công suất thấp và kết nối số đông. 6G cũng sẽ tiếp tục xu thế của các thế hệ trước như đưa ra các dịch vụ mới cùng với các công nghệ bổ sung mới. Các dịch vụ mới bao gồm AI, các thiết bị đeo thông minh, các thiết bị cấy trên người, giao thông tự động, các thiết bị thực tế ảo, cảm biến và lập bản đồ 3D. Yêu cầu quan trọng nhất đối với các mạng 6G là khả năng xử lý khối lượng lớn số liệu và kết nối tốc độ số liệu cao trên một thiết bị.
"Sáng tạo sản phẩm số - Ai cũng dùng AI - Ứng dụng Power BI Service và AutoML trong lĩnh vực dầu khí" là cuốn sách đầu tiên trong loạt sách "Ai cũng dùng AI" của Viện Dầu khí Việt Nam. Đây là một cuốn sách cung cấp giá trị kiến thức và nguồn cảm hứng cho những ai muốn tiến xa hơn trong thế giới số.
Mục tiêu của nhóm tác giả khi viết cuốn sách này không chỉ là truyền đạt kiến thức, mà còn là khơi dậy niềm đam mê sáng tạo. Chúng tôi muốn quý vị, những nhà nghiên cứu, những người làm việc trong ngành dầu khí, sẽ thấy được tiềm năng to lớn của công nghệ số trong việc cải thiện công việc của mình.
Đặc biệt, cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ AI, Power BI Service và AutoML - những công nghệ đang thay đổi cách chúng ta làm việc, học hỏi và tạo ra giá trị. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ số trong ngành dầu khí. Trong suốt hơn 60 năm qua, ngành Dầu khí Việt Nam đã cung cấp nguồn năng lượng cho đất nước, thúc đẩy sự phát triển không chỉ về kinh tế mà còn đối với nhiều lĩnh vực khác. Những người làm việc trong ngành Dầu khí đã cống hiến, đã chịu trách nhiệm với sứ mệnh lớn lao này. Bây giờ, hãy tưởng tượng rằng, nếu bạn có thêm một người đồng hành không biết mệt mỏi, luôn sẵn sàng hỗ trợ, có khả năng học hỏi nhanh chóng và giúp cải thiện hiệu suất công việc. Đó chính là AI, công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Đến với "Sáng tạo sản phẩm số - Ai cũng dùng AI - Ứng dụng Power BI Service và AutoML trong lĩnh vực dầu khí", bạn sẽ thấy rõ hơn về sức mạnh của Power BI Service và AutoML - những công cụ giúp bạn nhanh chóng tổ chức, biểu diễn và chia sẻ dữ liệu cũng như sản phẩm của mình. Đây là những công cụ tiện lợi, như một bước đệm để bạn tiếp cận và ứng dụng công nghệ AI vào công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Công nghệ AI không còn xa lạ nữa khi chúng ta có ChatGPT và những công cụ AI khác dựa trên ngôn ngữ tự nhiên, giúp bạn tạo ra các tri thức mới, đồng thời hỗ trợ cho phương pháp làm việc truyền thống trong ngành dầu khí. Điều thú vị nhất là, đây chỉ mới là khởi đầu. "Ai cũng dùng AI" sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn những công cụ và kiến thức cao cấp hơn thông qua ngôn ngữ lập trình Python, cùng với sự áp dụng của các mô hình vật lý - địa chất từ các chuyên gia của Viện Dầu khí Việt Nam.
Với cuốn sách này, Viện Dầu khí Việt Nam mong muốn bạn không chỉ học hỏi kiến thức mới mà còn tìm thấy niềm đam mê, sức mạnh sáng tạo từ bên trong, để cùng chúng tôi khám phá và tạo ra những giá trị mới cho ngành dầu khí và đất nước. Với AI, tất cả các cán bộ làm việc trong ngành dầu khí, từ thượng nguồn tới hạ nguồn, từ kỹ thuật tới kinh tế, quản lý, đều có thể tận dụng những công cụ mới mạnh mẽ này để tối ưu hóa công việc, tạo ra các giải pháp mới và tiếp tục sứ mệnh tìm kiếm, khai thác nguồn năng lượng cho đất nước.
Chúng ta đang ở trên con đường mới mà AI sẽ giúp chúng ta đi nhanh hơn, xa hơn. "Sáng tạo sản phẩm số - Ai cũng dùng AI - Ứng dụng Power BI Service và AutoML trong lĩnh vực dầu khí" chính là bước khởi đầu, là cầu nối giữa con người, dầu khí và thế giới của AI. Với sự hỗ trợ của AI, chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục sứ mệnh cao cả, đảm bảo nguồn năng lượng cho sự phát triển bền vững của đất nước
Nhằm cung cấp cho bạn đọc những nhận thức về hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng với những thách thức thời đại đối với lợi ích quốc gia, các cuộc khủng bố và tấn công mạng; một số quy định của pháp luật về bảo vệ hệ thống thông tin trọng yếu của một số quốc gia tiêu biểu về không gian mạng và chiến tranh không gian mạng; về bảo đảm an ninh mạng đối với hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia Việt Nam; Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã kết hợp cùng các chuyên gia về an toàn thông tin xuất bản cuốn sách “Hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia - Thách thức toàn cầu và giải pháp”.
Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng định hướng cho việc thực hiện chuyển đổi số như Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”, Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” làm định hướng cho việc phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số là thành tố nền tảng pháp lý quan trọng đảm bảo an toàn, xác thực, toàn vẹn, chống chối bỏ cho các giao
dịch điện tử của tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong môi trường số.
Báo cáo tình hình phát triển và ứng dụng chữ ký số tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022 thể hiện sự sẵn sàng ứng dụng chữ ký số trong các hoạt động của các bộ, ngành, doanh nghiệp dựa trên cơ sở thông tin và số liệu cung cấp của 30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ban Cơ yếu Chính phủ; Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Kho bạc Nhà nước; Cục Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức.
On behalf of the Ministry of Information and Communications, I would like to introduce to readers the White Book of Viet Nam Information and Communications Technology (White Book) 2022. After 12 years of publication and renewal, the White Book has been highly appreciated by domestic and foreign agencies and organizations. The Book also practically meet the needs of looking up information and data on the information and communication sector.
In 2021, the Covid-19 pandemic developed complicatedly, seriously affecting all socio-economic activities on a global scale. In Vietnam, thanks to the close direction of the Government and the drastic participation of ministries and localities, the country’s socio-economic status had remained stable and grown well. GDP growth of 2.58% over the same period in 2020 was a great success of our country in disease prevention and maintenance of production and business.
Also in 2021, the 13th National Congress of the Communist Party of Viet Nam has identified digital transformation as the driving force for economic development; the aspiration for Viet Nam to be strong, prosperous and happy, will create the spiritual strength for Viet Nam to break through and rise to a high-income developed country. The “wings” for Viet Nam to soar are technology and development aspirations. This is the new mission for the information and communication technology sector.
In that context, with the spirit of self-reliance - “Make in Viet Nam”, the ICT sector of Viet Nam has made great efforts to overcome difficulties and achieved outstanding results. The postal sector has gradually become an important infrastructure of the digital economy, of e -commerce, ensuring the flow of material besides the flow of data. Telecommunications infrastructure has been transformed into digital infrastructure, playing the role of the “lifeblood” of the digital economy and digital society. The national digital transformation, pioneered by the Information and Communication sector, has spread widely across the country, contributing to making steady progress in the socio-economic development of the country. Information security has created confidence so that people, enterprises and the Government are ready to move to the digital environment.
The information technology industry sector grew strongly in both revenue and number of companies; for the first time, the export of hardware and electronics surpassed the 100 billion USD threshold; several Vietnamese enterprises have actively researched and developed products and equipment based on emerging technologies such as 5G, artificial intelligence, and blockchain technology. The press and media made a great contribution to information and extensive propaganda about the 13th National Congress of the Communist Party of Viet Nam and the election of deputies to the 15th National Assembly and People’s Councils at all levels for the 2021 - 2026 tenure; continued to perform well the mission of honest reflection the social flow, propagandize the lines and policies of the Party and the State, creating consensus, solidarity and social trust to successfully overcome the pandemic.
The White Book provides information and figures for 2021 of all fields managed by the Ministry of Information and Communications according to Decree No. 48/2022/ND-CP, including: post, telecommunication, digital transformation, information security, information technology, digital industry, press and communications. Compared to the previous editions, the 2022 White Book has added introductions on each field, and new indicators in telecommunications, digital transformation and the information technology industry, digital technology, and digital enterprise development.
The Ministry of Information and Communications would like to express its gratitude to ministries, sectors, provinces and related agencies, units, associations, enterprises and training institutions in information and communication technology across the country, especially the General Statistics Office, the Foreign Investment Agency and the Business Registration Authority under the Ministry of Planning and Investment, the General Department of Customs and the General Department of Taxation under the Ministry of Finance, the General Department of Vocational Training under the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs, the Ministry of Education and Training; organizations and individuals that have supported, provided information, data and contributed to the development of the 2022 White Book.