Giáo trình xã hội học y tế
Giáo trình xã hội học y tế
share twitter
Giới thiệu
Tác giả
Dương Thị Thu Hương
Lượt xem
1,040
Lượt bán
0
ISBN
978-604-80-7335-0
Loại sách
Ebook
Nhà xuất bản
NXB Thông tin và Truyền thông
Giá bán
  • Mua sách
    Giới thiệu sách

    Trong Quyết định số 1092/QĐ-TTg 2018 phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam, sức khoẻ được xem là “vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội, là mục tiêu của phát triển bền vững đồng thời cũng là nhân tố quyết định để đạt được sự phát triển bền vững ở Việt Nam”. Vấn đề y tế, sức khoẻ không đơn thuần là vấn đề cá nhân mà là mối quan tâm chung của cả xã hội, là chỉ báo phản ánh chất lượng sống của cộng đồng, trình độ phát triển của quốc gia, đồng thời, là chỉ báo đánh giá sự tiến bộ xã hội. Để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ, đạt được tình trạng khoẻ mạnh cả về thể chất, tinh thần và xã hội (chứ không đơn thuần là không có bệnh tật hay không đau ốm) như Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo (WHO 1946) đòi hỏi
    sự nỗ lực không chỉ của ngành y tế mà cần sự quan tâm, nghiên cứu và tìm giải pháp tiếp cận đa chiều cạnh, trong đó có hướng nghiên cứu xã hội học y tế.
    Nghiên cứu các vấn đề y tế, sức khoẻ từ tiếp cận xã hội học không còn là mới mẻ trên thế giới. Từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã có nhiều nghiên cứu đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần khẳng định vai trò quan trọng của xã hội học y tế cũng như các giải pháp cải thiện sức khoẻ cộng đồng, xã hội đưa ra từ tiếp cận, phân tích xã hội học. Đặc biệt, một số các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy những phát minh y học hay can thiệp, điều trị y tế không phải là phương pháp duy nhất nâng cao sức khoẻ, kiểm soát bệnh tật cho con người. Từ góc nhìn văn hoá, cấu trúc, lịch sử, bối cảnh xã hội, các nhà xã hội học y tế đã khám phá ra những mối liên hệ giữa điều kiện xã hội, môi trường xã hội và những nguy cơ bệnh tật, tình trạng sức khoẻ thể chất và tinh thần. Những giải pháp từ tiếp cận xã hội học đã cùng góp phần kiểm soát bệnh tật, cải thiện tình trạng sức khoẻ thông qua những giải pháp xã hội, trong đó, tập trung vào thay đổi những chính sách xã hội nhằm phân bố nguồn lực y tế và xã hội hợp lý, cải thiện môi trường xã hội bình đẳng, tạo cơ hội để các nhóm xã hội tiếp cận với nguồn lực y tế và xã hội hay giải pháp từ nâng cao nhận thức, cơ hội tiếp cận thông tin sức khoẻ cho các nhóm xã hội yếu thế. Do vậy, nếu giải pháp từ hướng tiếp cận xã hội học phát huy hiệu quả sẽ góp phần nâng cao sức khoẻ, giảm nguy cơ bệnh tật cho các nhóm xã hội, thậm chí cho cả cộng đồng chứ không riêng các bệnh nhân đơn lẻ.
    Những năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới liên tục đối mặt với các dịch bệnh mới chưa có thuốc đặc hiệu hay vắc xin phòng bệnh đã cho thấy tầm quan trọng của việc tìm hiểu vấn đề y tế, sức khoẻ, bệnh tật trong bối cảnh văn hoá, lịch sử, xã hội cụ thể cũng như tìm giải pháp từ góc độ xã hội học là hữu ích, góp phần nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi, cách thức tổ chức cuộc sống và ứng xử với các vấn đề liên quan đến sức khoẻ, bệnh tật cũng như cải thiện hệ thống y tế, cách thức phân phối nguồn lực y tế trong xã hội hiệu quả.
    Cuốn sách “Giáo trình xã hội học y tế” là kết quả của hơn 10 năm nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Xã hội học Y tế cho bậc cử nhân và sau đại học của tác giả tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng như một số cơ sở đào tạo khác. Đây là chuyên ngành được giảng dạy chính thức cho sinh viên Xã hội học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đồng thời, cũng là chuyên ngành được đưa vào giảng dạy tại nhiều khoa đào tạo chuyên ngành Xã hội học bậc cử nhân và sau đại học tại trường như: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội; Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG Tp Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công đoàn hay giảng dạy đối với một số sinh viên chuyên ngành khác như: Y tế công cộng, công tác xã hội...
    Nội dung cuốn sách gồm 7 chương, trong đó 3 chương đầu trình bày về đối tượng, lịch sử nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và lý thuyết xã hội học tiếp cận nghiên cứu y tế, sức khoẻ, bệnh tật cả ở cấp độ vi mô và vĩ mô. 3 chương tiếp theo (chương 4, chương 5, chương 6) trình bày các phân tích mối quan hệ của y tế, sức khoẻ, bệnh tật với các vấn đề xã hội như: kinh tế, văn hoá, giáo dục, truyền thông, gia đình hay phân tích vấn đề sức khoẻ từ góc độ giới. Các vấn đề được xem xét phân tích cả ở góc độ vĩ mô và vi mô, cả cơ sở lý thuyết và các minh hoạ số liệu thực tiễn, các nghiên cứu, bằng chứng thực tiễn tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Chương 7 trình bày hệ thống y tế tại Việt Nam và quá trình xã hội hoá y tế, hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân trong bối cảnh Việt Nam.

    Xem thêm more
    Rút gọn short
    Có thể bạn thích