Chuyện đời làm báo
Chuyện đời làm báo
share twitter
Giới thiệu
Tác giả
Minh Đức
Lượt xem
797
Lượt bán
0
ISBN
978-604-80-2785-8
Loại sách
Ebook
Nhà xuất bản
NXB Thông tin và Truyền thông
Giá bán
  • Mua sách
    Giới thiệu sách
    Khi Mỹ bắt đầu leo thang chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam, máy bay Mỹ ném bom, bắn phá các cơ sở kinh tế, các khu dân cư khiến tất cả các trường học ở Hà Nội và ở các thành phố lớn phải sơ tán về nông thôn. Cũng giống như các bạn cùng trang lứa, tôi đã phải một mình về làng Đại Từ - huyện Thanh Trì - Hà Nội để tiếp tục được đi học. Người dân vùng nông thôn đã mở vòng tay đón và cho chúng tôi ở nhờ ngay trong nhà họ. Một lần tôi được nhà báo có bút danh là “Bút Thép” phỏng vấn. Nội dung câu hỏi xoay quanh vấn đề “Cuộc sống ở nông thôn”, tôi đã rất thật thà “tâm sự” cùng ông (theo cách nhìn của một trẻ thơ) về những khó khăn trong đó có cả việc phải dùng nước ao tù làm nước sinh hoạt. “Tâm sự” của tôi được đăng tải trên báo Thiếu niên tiền phong. Thế là một cuộc “búa rìu dư luận” của những người bạn cùng lứa đã “nhắm” vào tôi. Thậm chí có những “cô bạn” đã “chụp mũ” và “quy chụp” tôi thuộc tầng lớp “tiểu tư sản”!!! Nỗi oan xuất phát từ việc “nói thật” - đã để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí tôi. Điều nực cười là việc mà nhà báo “Bút Thép” hướng dẫn dư luận chỉ trích tôi thì chỉ hơn 10 năm sau khi Việt Nam thống nhất đã trở thành tiêu chí phấn đấu của nhà nước - phấn đấu để người dân được dùng nước sạch. Nỗi oan này khiến tôi, khi trở thành nhà báo đã định hướng cho mình trong công việc phải có “cái tâm” trong sáng; phải “nói thẳng - nói thật”. Suốt chặng đường làm báo, tôi đã được gặp nhiều người từ những người dân gặp nạn khi quyết tâm chống lại những người “móc túi” nhà nước như kỹ sư Hứa Thúy Lan, như những người dân ở Quảng Ninh bị những người nhân danh các cơ quan công quyền “bớt xén” tiền đền bù khi phải nhường đất để mở rộng quốc lộ 18A và quốc lộ 10 v.v… đến những nhân vật đã trở thành những nhân chứng lịch sử như Đại tá Bùi Tùng, người thảo lời đầu hàng cho Đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống Việt Nam Cộng hòa, trong ngày 30/4/1975; chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người thuộc “lực lượng thứ 3” khi miền Nam chưa được giải phóng, 4 chiến sĩ trên chiếc xe tăng 390, chiếc xe đầu tiên đâm đổ cửa Dinh Độc Lập ở Sài Gòn trong ngày 30/4/1975; Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, tác giả của Dinh Độc Lập; rồi viên tướng Gomit, người Xê-nê-gan nhưng có tâm hồn Việt Nam và hát rất hay… Tôi cũng đã thấy, đã biết được những mảng tối của cuộc sống, biết được sự tráo trở của một số người lợi dụng chức quyền hành dân; biết được nỗi khổ của người dân và cũng gặp được những con người chân chính. Như tôi đã phát biểu tại Hội thảo toàn quốc “Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo trong đấu tranh chống tiêu cực” được tổ chức tại Hà Nội cuối năm 2002: “Những bài chống tiêu cực không chỉ là những bài chứa đựng những con số trái ngược nhau để từ đó tìm ra những khuất tất trong xây dựng cơ bản, trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) mà các phóng sự đó phải mang tính nhân văn thông qua việc giải quyết tốt vấn đề đặt ra đối với số phận của những người chống tiêu cực”. Để có được một phóng sự điều tra chống tiêu cực là cả một quá trình khó khăn, vất vả mà chỉ những ai từng tham gia mới ý thức được.
    Xem thêm more
    Rút gọn short
    Có thể bạn thích