Tiểu vùng văn hóa xứ Đông
Tiểu vùng văn hóa xứ Đông
share twitter
Giới thiệu
Tác giả
Hà Nguyễn Ha Nguyen
Lượt xem
750
Lượt bán
2
ISBN
978-604-80-1485-8
Loại sách
Ebook
Nhà xuất bản
NXB Thông tin và Truyền thông
Giá bán
  • Mua sách
    Giới thiệu sách
    Xứ Đông, hay xứ Hải Đông, là tên gọi dân gian để chỉ tiểu vùng văn hóa nằm ở mạn phía đông của vùng đồng bằng sông Hồng, chủ yếu bao gồm tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng hiện nay. Lấy Thăng Long - Kẻ Chợ làm trung tâm, có thể chia 4 phần còn lại của đồng bằng Bắc Bộ - tam giác châu sông Hồng và sông Thái Bình thành “tứ trấn” (tứ chiếng): Hải Đông trấn (lộ, xứ) tức xứ Đông; Sơn Tây trấn (xứ) tức xứ Đoài; Sơn Nam trấn (xứ) tức xứ Nam; Kinh Bắc trấn (xứ) tức xứ Bắc. Còn miền núi phía Bắc và từ Thanh, Nghệ trở vào Nam thì đều là vùng ngoại vi đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Với cách phân chia như vậy, xứ Đông gần như nằm trọn trong lưu vực sông Thái Bình. Hệ thống sông Thái Bình bị chi phối mạnh bởi chế độ thủy triều nên đất đai ở xứ Đông không màu mỡ như ở xứ Nam. Nguồn sống chính của cư dân nơi đây chủ yếu dựa vào đánh bắt thủy hải sản kết hợp với sản xuất nông nghiệp. Thủ công nghiệp trong vùng cũng khá phát triển, đặc biệt tập trung quanh các khu vực kế cận thành phố Hải Dương, thành phố Hải Phòng với số lượng ngành nghề đa dạng, phong phú, như nghề làm vật dụng (chiếu, nón, lược, mũ, giầy dép), nề, mộc, chạm khắc, đan mây tre, chế biến lương thực thực phẩm, khắc ván in sách... Xứ Đông có vị chí chiến lược quan trọng. Từ Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) có 6 đường thủy bộ đi ra biển và tiến vào đất liền, kết nối với Thăng Long - Hà Nội. Cũng chính vì lý do đó nên hoạt động thương mại ở nơi đây diễn ra từ rất sớm. Buôn bán, trao đổi hàng hóa phát triển suốt một dải ven biển Hải Phòng và mở rộng ra khu vực lân cận, tạo thành những đầu mối giao thương không chỉ của thương nhân khắp mọi miền đất nước Việt Nam mà còn của khách buôn ngoại quốc đến từ Trung Quốc, Cao Ly (Triều Tiên), Ấn Độ... Văn hóa xứ Đông có sự hội tụ, hỗn dung giữa văn hóa nông nghiệp (đồng bằng) và văn hoá biển (vùng duyên hải, hải đảo). Quá trình đô thị hoá (nhất là từ thời Pháp thuộc với các trung tâm công nghiệp, khai mỏ...) làm phong phú, đa dạng hơn văn hóa nơi đây nhờ sự tiếp nhận những yếu tố mới ảnh hưởng từ bên ngoài. Cư dân xứ Đông khá phức tạp. Cộng đồng cư dân nơi đây là kết quả của nhiều đợt di cư trong lịch sử. Vào khoảng đầu thiên niên kỷ I, chính quyền đô hộ Đông Hán chuyển một bộ phận người dân từ miền trung du xuống ven biển làm muối và khai thác hải sản. Theo sách Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề (dòng họ Vũ “tổ tiến sĩ” ở Mộ Trạch, Bình Giang, Hải Dương) thì Hải Đông là quê hương nguyên thủy của nhà Trần thuở hàn vi lưu lạc, sau mới dời về Tức Mặc - Thiên Trường (Nam Định). Tiếp đó, dân cư từ các vùng khác cũng đến khẩn hoang, lập làng. Cũng có trường hợp những người vượt biển từ phía bắc xuống, phía nam lên. Từ muôn nẻo, các nhóm cư dân kẻ trước người sau cùng tới mảnh đất này, cộng cư lâu dài, tạo thành một cộng đồng cư dân mới trong vùng.
    Xem thêm more
    Rút gọn short
    Có thể bạn thích