Tiếng Việt
Chọn ngôn ngữ
Tiếng Việt
English
Hà Nội dường như là thủ đô thiên nhiên của châu thổ sông Nhị, của miền Bắc Việt Nam. Các mạch núi Tây Bắc đều dồn về đây, các dòng sông cũng dồn về đây rồi toả ra thế “chúng thuỷ triều Đông”. Và có lẽ bởi vậy mà vùng“đất lành chim đậu” này cũng trở thành nơi hội tụ của các anh tài, các nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước. Từ mùa thu năm Canh Tuất (1010) đất kinh thành được phục hưng và bừng nở với Long phượng thành, với 61 rồi 36 phố phường, với thập tam trại và nhiều chợ búa ở cửa ô. Trí thức, thương nhân, thợ thủ công tụ hội về đây chen đua, cọ sát trí năng thủ xảo, tâm linh để dần dần kết tinh thành văn hiến, văn vật, thành tài hoa đất kinh kỳ. Nếu nhà văn Tô Hoài cho rằng Hồ Gươm - Kẻ Chợ tạo ra tiếng Hà Nội, do trăm nhà trăm vùng đua tiếng rồi dung hợp lại mà thành, không giống bất cứ một phương ngữ tiếng Việt nào thì “tài khéo đất rồng” là kết quả hội tụ và kết tinh cái sành sỏi, cái tế vi của người Hà Nội. Xung quanh Thăng Long - Đông Kinh - Kẻ Chợ mọc dần lên các làng chuyên doanh đặc sản: các làng nghề như gốm sứ Bát Tràng, vàng quỳ Kiêu Kỵ, làng nghề giấy vùng Bưởi, làng hoa Ngọc Hà, quất Nghi Tàm... Làng nghề trồng trọt, làng nghề thủ công cứ thế mà nổi danh cùng năm tháng. Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, nhiều nghề, làng nghề Hà Nội vẫn tồn tại, phát triển và để lại dấu ấn khó quên trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Thăng Long - Hà Nội ngày càng bộc lộ một diện mạo phong phú, một tiềm năng không nhỏ, một truyền thống nghề không thể để mai một với thời gian. Hà Nội có tiềm năng lớn về du lịch các làng nghề. Khách đến với Hà Nội không chỉ được chiêm ngưỡng các danh thắng, di tích lịch sử và các lễ hội mà còn được thưởng thức, ngắm nhìn cả một bảo tàng sống động về các sản phẩm đặc sắc, phong phú và đa dạng của các làng nghề đã được hình thành và tồn tại hàng ngàn năm lịch sử.
Cuốn sách kể câu chuyện về sóng vô tuyến điện, vai trò của sóng vô tuyến đối với đời sống xã hội và vai trò của quản lý tần số…
Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) khởi xướng và tổ chức Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần đầu tiên vào năm 1971 dành cho các em thanh thiếu niên từ 10 - 15 tuổi với mục đích nhằm phát triển khả năng viết văn của thanh thiếu niên, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về bưu chính và vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển kinh tế, xã hội.
Mỗi năm UPU chọn ra một chủ đề của Cuộc thi gắn với các hoạt động mang tính văn hóa, kinh tế xã hội nổi bật chung của Liên hợp quốc hoặc các vấn đề lớn mang tính toàn cầu và cấp thiết. Thông qua các chủ đề này, các em học sinh không chỉ có dịp để phát triển tư duy và khả năng sáng tạo mà còn là dịp bày tỏ quan điểm và ý kiến của mình khi giải quyết các vấn đề liên quan tới chủ đề của cuộc thi. Nhiều em đã có những bức thư làm sửng sốt người đọc vì tư duy và tình cảm sâu sắc vượt trên lứa tuổi của mình, mang tính nhân văn sâu sắc.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU (1971 - 2021), Văn phòng Quốc tế UPU đã phát hành ấn phẩm tập hợp 53 bức thư đạt giải Nhất Quốc tế tại các Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU và bình chọn ra bức thư hay nhất trong số đó (Best of The Best). Bức thư đạt giải Nhất Quốc tế Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 7 (năm 1978) với chủ đề “Bác bưu tá, người bạn tốt của tôi - The postman, my best friend” đã được lựa chọn là bức thư hay nhất. Chủ nhân của bức thư đó là Mi-kyong Ryu, bé gái 11 tuổi đến từ Hàn Quốc vào năm 1978. Chủ đề và nội dung bức thư gắn tới hình ảnh thân quen về người bưu tá, gợi cho chúng ta nhớ tới hình ảnh các nhân viên Bưu điện Việt Nam - một trong những lực lượng tuyến đầu miệt mài chuyển phát thư, bưu kiện, hàng hoá tới tận tay người dân trong bối cảnh đại dịch Covid ảnh hưởng tới toàn xã hội. Để tạo cơ hội cho các Nhà trường và các em học sinh trên cả nước tiếp cận phiên bản bức thư hay nhất (Best of The Best) của UPU, Bộ Thông tin và Truyền thông đã liên hệ được bản quyền, và giao Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông tổ chức biên dịch, biên tập, xuất bản và phát hành cuốn sách “Các bức thư hay nhất thế giới” sang tiếng Việt. Cuốn sách hữu ích này không chỉ giới thiệu nguyên tác 53 bức thư như những viên ngọc sáng lấp lánh sắc màu mà còn đem đến cho người đọc những ý tưởng, cảm xúc chân thật, các chi tiết ấn tượng nhất của mỗi bức thư. Đọc những bức thư sinh động và lay động lòng người trong ấn phẩm nêu trên cũng là lúc chúng ta lắng lại để suy ngẫm, cảm nhận và liên tưởng về cuộc sống xoay quanh mỗi chủ đề của cuộc thi. Hy vọng, các em học sinh sẽ tìm thấy trong cuốn sách của mình những gợi mở, những liên hệ thú vị để hình thành cách thể hiện riêng, ghi dấu ấn riêng và sẽ có những bức thư hay khi tham gia những cuộc thi tới.
Cuốn sách Những dấu ấn lịch sử về Hồ Chí Minh và Đảng do Người sáng lập trình bày một cách có hệ thống về toàn bộ quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, người sáng lập Nhà nước cách mạng Việt Nam; những tên chữ, bút danh, bí danh của Người gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng đầy sóng gió của Người; về các tổ chức tiền thân của Đảng; về Hội nghị thành lập Đảng và toàn bộ quá trình hoạt động của Đảng trải qua 12 Đại hội đại biểu toàn quốc.