Người Ấn Độ thích tranh luận
Người Ấn Độ thích tranh luận
share twitter
Giới thiệu
Tác giả
Amartya Sen
Lượt xem
1,195
ISBN
978-604-80-2523-6
Loại sách
Ebook
Nhà xuất bản
NXB Thông tin và Truyền thông
Giới thiệu sách
Ấn Độ là một đất nước vô cùng đa dạng với nhiều khác biệt, nhiều niềm tin tôn giáo rất khác nhau, phong tục khác nhau và thực sự là nơi giao hòa của các quan điểm. Bất kỳ nỗ lực nào thảo luận về văn hoá Ấn Độ hay lịch sử và chính trị đương thời của Ấn Độ đều cần phải được chọn lọc kỹ càng. Bởi vậy, tôi không cần nhắc lại điều đã giải thích là việc tập trung vào truyền thống tranh luận trong cuốn sách này cũng là kết quả của sự lựa chọn. Nguồn gốc sự hoài nghi ở Ấn Độ đã có từ rất lâu, và khó có thể hiểu được lịch sử văn hóa Ấn Độ nếu loại bỏ những hoài nghi này. Thật vậy, có thể cảm nhận được sức sống kiên cường của truyền thống biện chứng trong suốt lịch sử Ấn Độ, ngay cả khi xảy ra những cuộc xung đột và chiến tranh đã gây ra rất nhiều bạo lực. Do những cuộc tranh cãi về phép biện chứng diễn ra đồng thời với những trận chiến đẫm máu trong lịch sử Ấn Độ, nên xu hướng chỉ tập trung chú ý vào các trận chiến sẽ bỏ lỡ một vấn đề thực sự có ý nghĩa. Bản chất và sức mạnh của truyền thống đối thoại ở Ấn Độ đôi khi bị bỏ qua vì đa số đều bênh vực quan điểm cho rằng, Ấn Độ là miền đất của các tôn giáo, đất nước của những tín ngưỡng chấp nhận không phê phán và cách hành đạo không bị chất vấn. Bốn tiểu luận trong Phần I nhấn mạnh bản chất, cách tiếp cận và mối liên quan của truyền thống tranh luận tại Ấn Độ. Phần này bao gồm, như được thảo luận chi tiết trong Tiểu luận 1 và 2, khẳng định rằng đa nguyên và truyền thống đối thoại đóng vai trò hỗ trợ nền dân chủ, chủ nghĩa thế tục, nghiên cứu toán học và khoa học, và áp dụng phép biện chứng trong việc tìm kiếm công bằng xã hội, chống những rào cản về giai cấp, đẳng cấp, cộng đồng và giới tính. Tiểu luận 3 thảo luận về tầm quan trọng của sự hiểu biết sâu rộng về một Ấn Độ rộng lớn và không chính thống, trái ngược với cách nhìn thiển cận về đất nước này, cách nhìn vốn hấp dẫn được một số nhà hoạt động tôn giáo, những người có sự hiểu biết rất hạn chế về đạo Hindu[4]. Những cuộc thảo luận này đóng vai trò quan trọng, như được thảo luận trong Tiểu luận 4, đối với việc tìm hiểu bản sắc Ấn Độ, và những vấn đề phân tích có ý nghĩa không chỉ đối với người Ấn Độ ở trong nước mà còn đối với phần lớn cộng đồng Ấn kiều (ít nhất là 20 triệu người) trên khắp thế giới. Các bài luận trong phần II đề cập đến vai trò của truyền thông trong việc phát triển và truyền bá kiến thức về các nền văn hóa. Phần thảo luận trong Tiểu luận 5 và 6 được phát triển dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về chủ đề này, vốn nổi lên từ các tác phẩm của nhà thơ - nhà văn có tầm nhìn xa trông rộng, Rabindranath Tagore, và nhà đạo diễn phim nổi tiếng, Satyajit Ray. Tiểu luận 7 thảo luận những phiên bản khác nhau về “hình ảnh Ấn Độ” theo các quan niệm phương Tây, cùng với tác động của những quan niệm sai lầm này đối với cách mà người Ấn Độ nhìn nhận bản thân mình trong thời kỳ thuộc địa hoặc hậu thuộc địa. Tiểu luận 8 tập trung phân tích mối quan hệ trí tuệ chặt chẽ và sâu rộng (bao gồm khoa học, toán học, kỹ thuật, văn học, âm nhạc, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và chính quyền) mà Trung Quốc và Ấn Độ đã có cùng với các tôn giáo và thương mại trong một nghìn năm, bắt đầu từ giai đoạn đầu của thiên niên kỷ đầu tiên, và những bài học cho Trung Quốc và Ấn Độ đương đại. Phần III đề cập tới quan điểm chính trị về sự nghèo đói (đói nghèo, giai cấp và sự phân chia đẳng cấp, bất bình đẳng giới) và những bất ổn về an ninh cá nhân ở tiểu lục địa Ấn Độ - kết quả của sự phát triển vũ khí hạt nhân ở Ấn Độ và Pakistan. Tiểu luận 9 - 12 nghiên cứu những sự kiện đã và đang xảy ra, cũng như những vấn đề cần được đưa ra phân tích một cách nghiêm túc và hợp lý. Vai trò của tranh luận đối trong việc xác định bản sắc Ấn Độ là nội dung phần IV của cuốn sách, được bắt đầu bằng một tiểu luận về phạm vi tranh luận, bao gồm cả việc bác bỏ quan điểm thường được tuyên truyền rằng, tranh luận và phê bình có phân tích là tinh túy của “phương Tây” hoặc truyền thống của “châu Âu”. Sự đóng góp của phương pháp đánh giá với sự lý giải đối với thế giới bất an của chúng ta cũng được thảo luận. Tiểu luận 14 thảo luận về các chủ đề như chủ nghĩa thế tục và tư duy phản biện, và vai trò của những vấn đề này đối với cách người Ấn Độ nhìn nhận bản thân mình trong một Ấn Độ đa tôn giáo và đa văn hóa. Lịch sử đa văn hóa của Ấn Độ được thể hiện tuyệt vời ở sự đa dạng về các loại lịch được phác họa và phát triển tốt, và có thời gian tồn tại lâu dài trong lịch sử. Đây là chủ đề của Tiểu luận 15. Tiểu luận này cũng thảo luận cách các loại lịch khác nhau này đã cho phép đạt được thỏa thuận về một “kinh tuyến cơ bản” cho Ấn Độ được cố định tại thành phố Ujjain (thuộc bang Madhya Pradesh, miền Trung Ấn Độ) từ thế kỷ V trở đi, và hiện vẫn được coi là cơ sở để xác định “thời gian tiêu chuẩn ở Ấn Độ” sớm hơn 5 giờ 30 phút so với giờ quốc tế Greenwich Mean Time (mặc dù nó đã được ấn định trước khi có giờ GMT). Tiểu luận cuối cùng dựa trên các bài giảng Tata dorab của tôi vào năm 2001 về bản sắc Ấn Độ và điểm lại những vấn đề chung được đề cập trong phần đầu cuốn sách này.
Xem thêm more
Rút gọn short
Có thể bạn thích