Mối quan hệ về tôn giáo - Cơ sở để phát triển tình hữu nghị giữa Việt Nam và hai nước láng giềng Lào, Campuchia
Mối quan hệ về tôn giáo - Cơ sở để phát triển tình hữu nghị giữa Việt Nam và hai nước láng giềng Lào, Campuchia
Chọn loại sách
share twitter
Giới thiệu
Tác giả
Bộ Thông tin và Truyền thông
Lượt xem
547
Số trang
304 trang
ISBN
978-604-80-7442-5
Loại sách
Ebook
Nhà xuất bản
NXB Thông tin và Truyền thông
Giới thiệu sách

Mảnh đất Đông Dương chứng kiến biết bao lần hợp - tan của các vùng đất theo sự đổi thay cương vực của lãnh thổ bao quanh vương quyền và cũng là nơi lắng đọng những tầng phù sa tư tưởng của những dòng chảy tôn giáo qua đây mà lan tỏa đến những vùng đất mới. Những biểu tượng của tín ngưỡng bản địa như những đá hòn, đá tảng vững vàng trên dòng suối nguồn các tôn giáo nối nhau cuộn chảy từ trung tâm của lục địa Á Âu sang tới vùng hải đảo của Đông Nam Á: Bà-la-môn giáo mở đường cho Phật giáo, Hồi giáo dấn bước để kế tiếp là Thiên chúa giáo theo cùng, Lão giáo cho tầng lớp tinh tuyển cơ sở tri thức để hiểu được sự cải cách của Tin lành... Mỗi một đợt phù sa mới lại mang đến thêm nhiều hạt giống tư tưởng gieo vào trên nền đá gốc đang lắng đọng những màu mỡ của tinh hoa nhân loại, để từ đây, gạn lại những gì sống động nhất, những tôn giáo của nhân loại vươn mình đơm hoa kết trái trên mảnh đất ven bờ Thái Bình Dương, căn đều hai bên sống dãy Trường Sơn.
Bước sang thế kỷ XXI, Campuchia, Lào, Việt Nam đã trải qua hàng trăm năm dung hòa tín ngưỡng bản địa với tôn giáo ngoại lai; giữa niềm tin vào chính con người đến những sản phẩm (dù cụ thể hay siêu hình) mà con người tạo tác nên... Ba quốc gia đều đã tiếp biến và tái sáng tạo, đều đã loại bỏ những yếu tố siêu hình để mỗi yếu tố của tôn giáo mới du nhập trở thành căn cốt thực tiễn trong đời sống tinh thần của nhân dân nơi đây. Và đây cũng là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển tình hữu nghị giữa Việt Nam và hai nước láng giềng Lào, Campuchia.

Xem thêm more
Rút gọn short
Có thể bạn thích