Để đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều quan điểm, đường lối, chính sách nhằm tăng cường giao lưu dân sự, thương mại quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ... Điều này làm nảy sinh ngày càng nhiều các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, tố tụng dân sự giữa cá nhân, tổ chức Việt Nam với cá nhân, tổ chức nước ngoài. Khi Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2015 và một loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết, thì sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư, công nghệ cũng như người lao động trở nên mạnh mẽ hơn.
Các quy phạm cấu thành tư phá p quốc tế (TPQT) của Việt Nam hiện nay quá rải rác. Ngoài các nguyên tắc chung trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013, các quy định pháp luật trong nước hiện hành mang tính nền tảng điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nướ c ngoài được thể hiện tại Bộ luật Dân sự (BLDS) và Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS). Các quy định này tuy đã được sửa đổi năm 2015, nhưng vẫn còn một số bất cập, đặc biệt các quy định về xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam và các quy định về công nhậ n và cho thi hành bả n á n, quyết đị nh dân sự của tò a á á n nướ c ngoài và phá n quyết của trọng tài nướ c ngoài1. Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh QHDS có YTNN, như Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014, Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Nuôi con nuôi năm 2010, Bộ luật Hàng hải năm 2015, Luật Hàng không dân dụng năm 2014, Luật Thương mại năm 2005, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006… Cấu thành các quy định của TPQT Việt Nam còn có các văn bản dưới luật, như Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng
3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế (sửa đổi, bổ sung năm 2013)… Hiện nay có ít nhất 30 văn bản luật và pháp lệnh của Việt Nam chứa đựng các quy phạm điều chỉnh QHDS có YTNN1. Thực trạng này đã gây tâm lý e ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Không những thế, các văn bản này còn thường xuyên thay đổi, làm cho việc tiếp cận tổng thể các văn bản đã khó, việc hiểu và áp dụng các quy định trong các văn bản này còn khó hơn. Thực tế đã cho thấy việc không có một đạo luật về TPQT là một trở ngại cho công cuộc hội nhập quốc tế của nước ta.