Sách chuyên khảo/ tham khảo
Tác động xã hội, ứng phó và vượt qua đại dịch Covid-19 ở Việt Nam
PGS.TS. Trần Thị Lan Hương

Cuốn sách phác họa lại bức tranh Đại dịch Covid-19 tác động đến xã hội Việt Nam trong các lĩnh vực: (1) sức khỏe và chăm sóc sức khỏe; (2) việc làm, thu nhập và tình trạng nghèo khổ; (3) Giáo dục; (4) Bảo trợ xã hội; (5) Gia đình và cộng đồng; (6) Văn hóa; (7) Tôn giáo và tín ngưỡng. Các tác động xã hội của Đại dịch Covid-19 được phản ánh trong 4 nội dung chính: (1) Tác động cơ bản; (2) Phản ứng chính sách của chính phủ, bộ ngành và các chính quyền địa phương; (3) Những vấn đề đặt ra; (4) Triển vọng vượt qua đại dịch và phát triển.

948 lượt xem
Researching Tourist Behavior in the Context of Smart Applications and the Technology Acceptance Model
Nguyễn Phúc Hùng

This book is divided in to 4 chapters. The chapters are arranged logically so that readers can visualize the research process from the formation of the theoretical research framework to the activities of experimental data analysis and the ultimate research results. The aim of the book is to provide research data to individuals or organizations engaged in the tourism and travel industry who have research needs related to the topic. The content of the book is suitable for audiences at various levels such as university, college, research institutes, etc.

356 lượt xem
Thế giới trong đại dịch Covid-19: Tác động, những thay đổi cơ bản và bài học cho Việt Nam
PGS.TS. Trần Thị Lan Hương

Cuốn sách được kết cấu thành 03 chương, phân tích, đánh giá các tác động của Đại dịch Covid-19 đến sức khỏe và tính mạng con người, tăng trưởng và kinh tế vĩ mô, các ngành kinh tế, thương mại - đầu tư, việc làm, thất nghiệp, nghèo khổ, đời sống gia đình - văn hóa, bất bình đẳng xã hội và nhiều vấn đề khác. Qua kết quả đạt được từ phản ứng chính sách của các nước trong ứng phó với đại dịch và phục hồi kinh tế - xã hội, cuốn sách gợi mở cho người đọc những thay đổi lớn của thế giới mới trong phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ, quan hệ quốc tế và trật tự thế giới hậu Covid-19.

775 lượt xem
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới - Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam (sách chuyên khảo)
TS. Nguyễn Ngọc Hà

Nội dung sách sách chuyên khảo được chia thành bốn phần, với 10 chương. Cụ thể:

Phần 1: Tổng quan về hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (chương 1 và chương 2);

Phần 2: Kinh nghiệm quốc tế về tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (chương 3 đến chương 5);

Phần 3: Một số vấn đề pháp lý về việc tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam (chương 6 đến chương 8);

Phần 4: Định hướng và một số giải pháp tăng cường sự tham gia của Việt Nam vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (chương 9 và chương 10).

Sách chuyên khảo có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và học tập cho sinh viên, học viên các chương trình đào tạo cử nhân và sau đại học nhiều chuyên ngành của Trường Đại học Ngoại Thương (như chương trình cử nhân Luật Thương mại quốc tế; chương trình cử nhân Thương mại quốc tế; chương trình cử nhân Kinh tế đối ngoại; chương trình cử nhân Kinh tế quốc tế; chương trình thạc sỹ Luật kinh tế; chương trình thạc sỹ Chính sách và Luật thương mại quốc tế; chương trình thạc sỹ Kinh doanh – Thương mại…). Đặc biệt, cuốn sách ra đời sẽ giúp ích rất nhiều cho các học viên cao học chương trình thạc sỹ Luật Kinh tế khi học tập, nghiên cứu môn học Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Ngoài ra, cuốn sách cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các môn học về thương mại quốc tế, luật thương mại quốc tế… của các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo về kinh tế và luật của Việt Nam.

Sách chuyên khảo này được hình thành từ những nghiên cứu chuyên sâu của GS. TS. Nguyễn Thị Mơ (Viện Chính sách công và Pháp luật, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Thương); PGS. TS. Trần Thị Thùy Dương (Phó Tổng biên tập Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam); PGS. TS. Doãn Hồng Nhung (Giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội); TS. Hà Công Anh Bảo (Phó Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại Thương); TS. Vũ Kim Ngân (Giảng viên Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại Thương); ThS. Phùng Thị Yến (Giảng viên Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại Thương) và ThS. Phùng Thị Phương (Giảng viên Khoa Kiến thức cơ bản, Trường Đại học Thể dục thể thao). Xin chân thành cảm ơn các tác giả đã dành nhiều tâm huyết, thời gian, công sức để hoàn thành các phần viết với những phân tích, nhận định giàu tính lý luận, có tính thực tiễn và có giá trị tham khảo cao.

558 lượt xem
Examining the Relationships of Destination Brand Equity  and Destination Familiarity on Travel Intention
Nguyễn Minh Huân

This monograph book initially reviewed the existing literature related to destination brand equity. Review on theories, such as brand equity theory and customer-based brand equity were presented along with relevant research variables. Based on these extensive literature reviews, this dissertation proposed 14 research hypotheses. This study then conducted two studies to empirically validate the research hypotheses and the research model. First, the study one with meta-analysis was adopted, in which 31 studies were obtained in order to evaluate their average effect size and standard deviation for each research hypothesis. The aims of this meta-analysis are firstly to evaluate the results of previous studies related to the constructs of this study, and then to reconfirm the viability of the research hypotheses are developed in this study. Second, the study two conducted a questionnaire survey to test the research hypotheses based on the opinions of the consumers.

426 lượt xem
Kinh tế Việt Nam: Con đường phục hồi  và phát triển sau đại dịch Covid-19
PGS.TS. Trần Thị Lan Hương

Cuốn sách phác họa lại bức tranh Đại dịch Covid-19 tác động đến kinh tế Việt Nam trong ba lĩnh vực (kinh tế vĩ mô, ngành, doanh nghiệp), bốn nội dung (tác động của Đại dịch Covid-19, phản ứng chính sách, các vấn đề đặt ra và triển vọng phục hồi), ba vùng kinh tế (vùng phía Bắc quanh Hà Nội, Bắc Ninh), miền Trung quanh Đà Nẵng, miền Nam quanh Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang và Kiên Giang. Đồng thời, cuốn sách tập trung phân tích các tác động (tích cực, tiêu cực) và khả năng phục hồi của một số lĩnh vực kinh tế cụ thể: thương mại, đầu tư, tài chính tiền tệ, các loại hình doanh nghiệp (DN) và quy mô doanh nghiệp (FDI, DN nhà nước, DN tư nhân, DN lớn, vừa, nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh doanh), một số ngành kinh tế trọng điểm thâm dụng nhiều lao động nhưng khó khăn về cung ứng lao động và đứt gãy chuỗi cung ứng (dệt may, thủy sản) và một số ngành kinh tế mũi nhọn chịu ảnh hưởng bởi giãn cách, cách ly, đóng cửa biên giới (du lịch, hàng không, thương mại điện tử).

907 lượt xem