Di sản Văn hóa phi vật thể các dân tộc tỉnh Lào Cai - Intangible cultural heritages of the ethnic minorities in Lào Cai province
Di sản Văn hóa phi vật thể các dân tộc tỉnh Lào Cai - Intangible cultural heritages of the ethnic minorities in Lào Cai province
share twitter
Giới thiệu
Tác giả
Sở Văn hóa và Thể thao Tỉnh Lào Cai Hà Văn Thắng (Chủ biên)
Lượt xem
54
Số trang
208 trang
ISBN
978-604-70-3953-1
Loại sách
Ebook
Nhà xuất bản
NXB Văn hóa Dân tộc
Giới thiệu sách

Được coi là vùng đất cổ, là cửa ngõ thông thương với vùng Tây Nam của Trung Quốc, Lào Cai độc đáo với cảnh quan tươi đẹp, núi non hùng vĩ, là nơi cư trú của nhiều dân tộc với 25 nhóm, ngành khác nhau, như: Mông, Dao, Tày, Giáy, Phù Lá, Hà Nhì, Kinh… Trải qua hàng ngàn năm lịch sử hình thành và phát triển, bằng tài năng sáng tạo của con người cùng với sự đa dạng về các thành phần dân tộc, Lào Cai đã có một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú về loại hình, độc đáo về bản sắc tộc người, với một hệ thống: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; tri thức dân gian… 

Từ khi được tái lập năm 1991, với bộn bề những khó khăn trong công cuộc tái thiết nền kinh tế, xã hội còn  lạc hậu của một tỉnh miền núi nhưng các cấp, các ngành của tỉnh Lào Cai đã sớm chú trọng đến nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống các dân tộc. 

Thực hiện Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2011 - 2015; Ðề án số 13 của Tỉnh ủy về phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 28/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015; 

Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 28/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015; Ðề án số 8 của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển văn hóa, thể thao tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoàn thành chương trình kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của 25 nhóm, ngành dân tộc cư trú ở 500 thôn bản trên toàn tỉnh; lựa chọn và lập hồ sơ khoa học được 26 di sản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trong đó 02 di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là: Nghi lễ và trò chơi kéo co Tày, GiáyNghi lễ Then của người Tày trong hồ sơ “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái”. 

Bảo tồn và phát huy tốt giá trị di sản văn hóa phi vật thể là cơ sở hình thành và tạo nên giá trị cốt lõi để phát triển các sản phẩm du lịch nhân văn độc đáo, góp phần đưa Lào Cai trở thành một địa phương được đông đảo bạn bè trong nước và ngoài nước biết đến, thu hút đông đảo du khách đến với Lào Cai. 

Trong những năm qua, Lào Cai luôn dẫn đầu các tỉnh phía Tây Bắc về số lượng khách du lịch. Năm 2019, lượng khách đến Lào Cai đạt gần 5 triệu lượt, doanh thu từ du lịch đạt 19.800 tỷ đồng, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. 

Có thể nói, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc của tỉnh Lào Cai trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ðể có được những kết quả này, ngoài sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp thực hiện chặt chẽ của các sở, ngành, còn có sự chung tay của cộng đồng các dân tộc, của các nghệ nhân dân gian, những người am hiểu sâu sắc về vốn văn hóa truyền thống của dân tộc. Di sản văn hóa sẽ mãi tồn tại và phát triển, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ hội nhập.

Xem thêm more
Rút gọn short
Có thể bạn thích