ASEAN: 55 năm hình thành và phát triển (1967 - 2022)
ASEAN: 55 năm hình thành và phát triển (1967 - 2022)
share twitter
Giới thiệu
Tác giả
Trần Xuân Hiệp Trương Công Vĩnh Khanh
Lượt xem
2,329
Số trang
354 trang
ISBN
978-604-80-7265-0
Loại sách
Ebook
Nhà xuất bản
NXB Thông tin và Truyền thông
Giới thiệu sách

Sau những thể nghiệm đầu tiên về việc thành lập một tổ chức khu vực với sự tham gia của tất cả các quốc gia Đông Nam Á từ những năm 1960, cuối cùng một tổ chức chính thức đã ra đời vào ngày 08/8/1967, mang tên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trải qua những thăng trầm lịch sử, sự tồn tại và phát triển của ASEAN là minh chứng cho tình đoàn kết chặt chẽ của các nước Đông Nam Á. Từ khi thành lập với ASEAN-6, từng bước kết nạp thêm các thành viên mới để trở thành ASEAN-10, và đến năm 2015, Cộng đồng ASEAN (AC) đã được xây dựng, củng cố trên ba trụ cột: Cộng đồng An ninh - Chính trị (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC), Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC).
Sau 55 năm xây dựng và trưởng thành (1967 - 2022), ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trước hết, ASEAN đã tạo cho mình một vị thế mới, với vai trò là trung tâm trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, ủng hộ như EAS, ARF, ASEAN+1, ASEAN+3, RCEP, ADMM+ nhìn chung đều được các cường quốc và đối tác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đón nhận. Ở cấp độ quốc gia, một số thành viên của ASEAN đã và đang tận dụng tốt sự cạnh tranh chiến lược, vị thế địa chính trị và các lợi thế riêng khác của mình để đóng vai trò lớn hơn trong xây dựng cấu trúc hợp tác khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, ASEAN đã gặt hái được những thành công ấn tượng về kinh tế, trở thành nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản. Hơn nữa, tiến trình hội nhập của ASEAN đánh dấu một cột mốc, giai đoạn quan trọng mới với việc tuyên bố thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, mở ra một trang mới trong tiến trình liên kết kinh tế gắn chặt hơn. Về văn hóa - xã hội, ASEAN cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, thu hút sự tham gia của người dân và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân: thu hút sự tham gia của các nhóm, giới và các tiến trình của ASEAN; tăng quyền cho người dân và tăng cường các thể chế đảm bảo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được rất đáng khâm phục, ASEAN hiện nay vẫn đứng trước muôn vàn khó khăn, thách thức. Khu vực Đông Nam Á được xác định là trung tâm của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và cũng là điểm mấu chốt của sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn, Đông Nam Á trở thành “đấu trường” can dự, lôi kéo, tập hợp lực lượng nhằm kiềm chế, ngăn chặn lẫn nhau. Ngoài ra, xuất phát từ lợi ích chiến lược, nội bộ ASEAN cũng có những vấn đề gây cản trở cho sự thống nhất cần có của một cộng đồng, chưa thật sự đoàn kết và đôi khi là những bất đồng giữa các nước thành viên về các nội dung liên quan. Điều này khiến cho sức mạnh chung của khu vực bị ảnh hưởng, có phần giảm sút khi đối diện với các vấn đề quốc tế cần tiếng nói của tập thể.
Với tầm quan trọng về vị trí địa chiến lược, địa kinh tế, địa văn hóa, ASEAN đã, đang và sẽ là nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực Đông Nam Á cũng như Ấn Độ - Thái Bình Dương, đồng thời là nhân tố trung tâm của nhiều định chế hợp tác trong khu vực. Cuốn sách “Cộng đồng ASEAN: 55 năm hình thành và phát triển (1967 - 2022)” ra đời trong thời điểm ASEAN hướng đến kỷ niệm 55 năm ngày thành lập sẽ tạo thêm nhiều động lực cho chúng ta cùng chung tay xây dựng hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN ngày một phát triển. Dù biết rằng các tác giả đã hết sức cố gắng, nhưng để nghiên cứu về ASEAN là việc không hề dễ dàng, vì thế, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót, bất cập. Hy vọng rằng, cuốn sách này sẽ góp phần cung cấp thông tin và kiến thức cho bạn đọc về quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trong giai đoạn hiện nay.

Xem thêm more
Rút gọn short
Có thể bạn thích