An toàn thực phẩm và việc thực thi hiệp định SPS/WTO: Kinh nghiệm Quốc tế và giải pháp đối với Việt Nam
An toàn thực phẩm và việc thực thi hiệp định SPS/WTO: Kinh nghiệm Quốc tế và giải pháp đối với Việt Nam
share twitter
Giới thiệu
Tác giả
Phạm Thị Hồng Yến
Lượt xem
342
Lượt bán
0
ISBN
978-604-80-1481-0
Loại sách
Ebook
Nhà xuất bản
NXB Thông tin và Truyền thông
Giá bán
  • Mua sách
    Giới thiệu sách
    Hiệp định SPS (Hiệp định về các biện pháp vệ sinh ATTP và kiểm dịch động, thực vật) là một trong những hiệp định quan trọng của WTO. Hiệp định SPS là một văn bản thoả thuận giữa các quốc gia Thành viên của WTO để thống nhất phương pháp áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế tối đa sự lan truyền bệnh từ thực phẩm; động thực vật; sản phẩm động thực vật giữa các Quốc gia Thành viên WTO với mục đích bảo vệ sức khoẻ con người và an toàn dịch bệnh động thực vật trên nguyên tắc đánh giá nguy cơ. Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành Thành viên thứ 150 của WTO. Việc trở thành Thành viên chính thức của WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam phải đảm bảo tất cả các quy định, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá hợp chuẩn bảo vệ động thực vật được áp dụng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế tại thời điểm gia nhập. Việc thực hiện Hiệp định SPS mang lại khá nhiều cơ hội cho Việt Nam đó là: khả năng cho Việt Nam được viện dẫn cơ quan giải quyết tranh chấp WTO trong trường hợp không tuân thủ Hiệp định SPS, khả năng cho Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và xuất khẩu, được tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế. Đây là cơ hội đối với Việt Nam vì tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Tham gia thực hiện các tiêu chuẩn góp phần cụ thể hoá thông tin kỹ thuật và khoa học có giá trị liên quan đến các sản phẩm và quá trình sản xuất, do đó tạo thuận lợi cho chuyển giao kiến thức kỹ thuật và khoa học. Việc chuyển giao bí quyết sản xuất và kinh nghiệm quý có thể làm giảm chi phí tiêu chuẩn hoá. Áp dụng tiêu chuẩn còn thúc đẩy tính hiệu quả của sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng cường sự tham gia của Việt Nam vào thương mại quốc tế bằng việc giảm tính không tương thích của sản phẩm và các chi phí giao dịch. Việc áp dụng SPS còn làm tăng cường lòng tin của người tiêu dùng, qua đó tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc thực hiện Hiệp định SPS không phải không có thách thức đặt ra đối với Việt Nam. Đó là Việt Nam phải bỏ ra các khoản chi phí điều chỉnh sản xuất tuân theo các quy định khác so với quy định của thị trường trong nước; chi phí thử nghiệm sản phẩm hoặc tiến hành đánh giá hợp chuẩn; chi phí tham gia vào các tổ chức quốc tế xây dựng các tiêu chuẩn. Các biện pháp SPS là một thách thức, ảnh hưởng trực tiếp đối với các nhà sản xuất quy mô nhỏ, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản, thuỷ sản, gắn với thị trường chỉ bằng chuỗi thị trường nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, do các tiêu chuẩn SPS ở Việt Nam hầu như thấp hơn so với các tiêu chuẩn, quy định quốc tế nên mức độ bảo hộ của các biện pháp này không cao. Các biện pháp SPS được xây dựng chưa thực sự dựa trên các bằng chứng khoa học hay chứng minh kỹ thuật, vì vậy rất khó để bảo vệ quyền lợi khi tranh chấp. Do không ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện Hiệp định SPS nên các doanh nghiệp Việt Nam đã gánh chịu nhiều thiệt hại khi hàng hóa xuất khẩu vào các nước Thành viên của WTO bị ách lại, bị xử phạt thậm chí bị khởi kiện khi phát hiện có dấu hiệu nhiễm dịch bệnh. Ngoài ra, thách thức lớn đối với Việt Nam khi thực hiện Hiệp định SPS chính là khâu tổ chức thực hiện. Mặc dù việc thành lập bộ máy chuyên thực hiện Hiệp định SPS đã khá đầy đủ nhưng khâu phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khác lại vô cùng khó khăn. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề ATTP trong Hiệp định SPS và các thách thức đặt ra với Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục là vô cùng cấp thiết. Đó là lý do để tác giả cho ra mắt độc giả cuốn sách chuyên khảo “An toàn thực phẩm và việc thực thi Hiệp định SPS/WTO: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp đối với Việt Nam".
    Xem thêm more
    Rút gọn short
    Có thể bạn thích