Tích hợp dữ liệu trong nghiên cứu thực nghiệm kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam
Tích hợp dữ liệu trong nghiên cứu thực nghiệm kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam
share twitter
Giới thiệu
Tác giả
PGS. TS. Đào Ngọc Tiến TS. Nguyễn Quỳnh Hương
Lượt xem
887
ISBN
978-604-80-2175-3
Loại sách
Ebook
Nhà xuất bản
NXB Thông tin và Truyền thông
Quyền phát hành
Trường Đại học Ngoại Thương
Giới thiệu sách

Ở bất kỳ một quốc gia nào, dữ liệu tốt là điều kiện tiên quyết để có được một nghiên cứu tốt, từ đó đóng góp các đề xuất về mặt chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, khó khăn mà các nhà nghiên cứu thường xuyên gặp phải là làm thế nào để có được dữ liệu đáp ứng được yêu cầu của mình. Trong nhiều trường hợp, người nghiên cứu phải sử dụng nhiều bộ dữ liệu khác nhau, kết nối lại để có được đầy đủ các dữ liệu cần thiết, mà đây lại không phải là một công việc dễ dàng.

Cuốn sách này nhằm mục đích chia sẻ một số thông tin về việc quản lý số liệu kinh tế, thương mại quốc tế của Việt Nam và phương pháp nối với các bộ số liệu. Chúng tôi cũng mong muốn giới thiệu cuốn sách này tới nhiều độc giả, bao gồm các bạn sinh viên, các nhà nghiên cứu, các giảng viên cũng như những người yêu thích xử lý số liệu và các nghiên cứu thực nghiệm. Nội dung của cuốn sách được viết bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh nhằm đáp ứng nhu cầu của độc giả Việt Nam cũng như quốc tế.

Chúng tôi bày tỏ sự biết ơn đối với những góp ý của các chuyên gia làm việc tại Tổng cục Thống kê của Việt Nam (GSO), tại Tổ chức Thương mại thế giới WTO và OECD, Trường Đại học Ngoại thương (Việt Nam), Trường Đại học Bern (Thụy Sỹ) cũng như các chuyên gia về số liệu và các nhà nghiên cứu khác trong quá trình chuẩn bị tài liệu để viết cuốn sách này. Chúng tôi ghi nhận các góp ý rất có giá trị của ThS. Nguyễn Huy Minh (GSO) cho ba chương của cuốn sách và của ThS. Đoàn Quang Hưng (FTU) cho chương 2 của cuốn sách, cũng như những hỗ trợ trong việc dịch tiếng Việt chương 1 và 3) của ThS. Phạm Nguyên Hạnh (Trường Đại học Exeter).

Chúng tôi ghi nhận sự hỗ trợ để viết và xuất bản cuốn sách này từ Chính phủ Australia thông qua Quỹ hỗ trợ nhỏ dành cho các cựu sinh viên (the Alumni Small Grants Fund). Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo và đồng nghiệp của chúng tôi tại Trường Đại học Ngoại thương. Nếu không có sự hỗ trợ kiên trì và chuyên nghiệp của họ, chúng tôi sẽ không thể hoàn thiện được cuốn sách này.

Chúng tôi hy vọng đây là những đóng góp tuy nhỏ bé nhưng là đầu tiên đối với việc tích hợp dữ liệu về kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam. Chúng tôi mong muốn sẽ nhận được ý kiến phản hồi từ độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn. Độc giả có thể liên hệ với chúng tôi qua email:

PGS. TS. Đào Ngọc Tiến: tiendn@ftu.edu.vn

TS. Nguyễn Quỳnh Hương: nguyenquynhhuong@hotmail.com hoặc huongng@ftu.edu.vn

TS. Vũ Thị Hạnh: hanhvt@ftu.edu.vn

TS. Đoàn Thị Thanh Hà: doan.ha@eria.org

Cuốn sách bao gồm ba chương:

Chương 1: Dữ liệu doanh nghiệp Việt Nam: quản trị dữ liệu bảng và tích hợp dữ liệu trong nghiên cứu kinh tế thực nghiệm của Việt Nam

Biên soạn: PGS. TS. Đào Ngọc Tiến và TS. Nguyễn Quỳnh Hương

Chương 2: Dữ liệu doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: hướng dẫn chi tiết về xử lý số liệu, tạo biến và chạy mô hình hồi quy

Biên soạn: TS. Vũ Thị Hạnh

Chương 3: Biên soạn dữ liệu trong nghiên cứu thực nghiệm về thương mại quốc tế của Việt Nam

Biên soạn: PGS. TS. Đào Ngọc Tiến, TS. Nguyễn Quỳnh Hương, TS. Đoàn Thị Thanh Hà

Nội dung cuốn sách trình bày những vấn đề sau:

- Tổng hợp các nghiên cứu sử dụng số liệu ở cấp độ doanh nghiệp của Việt Nam và các số liệu của các tổ chức quốc tế về vấn đề kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam.

- Cung cấp những hướng dẫn nhanh và thân thiện trong việc quản lý số liệu cấp độ doanh nghiệp của Việt Nam phục vụ cho việc nghiên cứu (Khảo sát doanh nghiệp Việt Nam – VES và khảo sát các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam – SME).

- Hướng dẫn tích hợp các bộ số liệu khác nhau phục vụ cho mục đích nghiên cứu kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam, ví dụ bảng inter-country input-output (từ OECD) và số liệu thương mại (từ WITS).

- Cung cấp các ví dụ sử dụng số liệu cập nhật của dữ liệu VES giai đoạn từ 2011 đến 2015 và số liệu doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn từ 2005 đến 2015.

- Đề xuất các hướng nghiên cứu thực nghiệm mới.

Xem thêm more
Rút gọn short
Có thể bạn thích