Định vị văn chương Việt
Định vị văn chương Việt
share twitter
Giới thiệu
Tác giả
GS. Phong Lê
Lượt xem
964
Lượt bán
0
ISBN
978-604-80-2054-5
Loại sách
Ebook
Nhà xuất bản
NXB Thông tin và Truyền thông
Giá bán
  • Mua sách
    Giới thiệu sách
    Tác giả Phong Lê là một nhà nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, có thể nói ông là một chuyên gia hàng đầu bền bỉ nghiên cứu sâu về văn học Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua. Thành tựu nghiên cứu của ông không chỉ là hàng trăm bài phê bình trên các báo, tạp chí chuyên ngành mà còn là hơn 20 tác phẩm có giá trị nghiên cứu về văn học, mà “Định vị văn chương Việt” là một trong những tác phẩm như vậy. Định vị - là một thao tác cần thiết cho việc phân tích, bình giá một tác phẩm, tác giả, một trào lưu, một trường phái, một giai đoạn, trong và cho cả một nền văn học. Theo Phong Lê, định vị nền văn học Việt Nam từ trong chiều dọc và chiều sâu lịch sử, đó là sự định vị giá trị của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn trong xen cài và gắn bó với nhau qua những đỉnh cao như Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu Phong Lê, trước năm 1945 xuất hiện ba trào lưu văn học: đó là trào lưu văn học cách mạng, trào lưu văn học hiện thực và trào lưu văn học lãng mạn. Thành tựu lớn của văn chương Việt được kết tinh qua rất nhiều chân dung tiêu biểu, trong đó ở vị trí đỉnh cao tương ứng với ba dòng văn học là Hồ Chí Minh, Nam Cao và Nguyễn Tuân... Theo Phong Lê, để định vị văn học hiện đại theo chiều đồng đại cần tìm đến yêu cầu hiện đại hóa đặt ra chung cho khu vực phương Đông; và ở đây cần một so sánh Việt Nam với các nước thuộc khu vực Đông Á là nơi những nước “đồng văn” tuy có cùng khởi điểm nhưng lại đi theo những con đường khác nhau để có gương mặt riêng trong thế kỷ XX. Với Việt Nam, thế kỷ XX - đó là con đường đi tới Cách mạng tháng Tám - 1945; để từ đây văn học Việt Nam hướng theo con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hơn 30 năm chiến tranh. Nếu như cuộc cách mạng văn hóa trong những năm này là lấy trọng tâm là dân tộc hóa và đại chúng hóa, thì từ thập niên 90, văn hóa đã đóng vai trò là mục tiêu và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của đời sống dân tộc; và do vậy việc định vị vai trò của văn học trong bối cảnh văn hóa cần thực hiện trên hai phương diện: chọn lọc và phát huy giá trị truyền thống cùng với tiếp cận và tiếp nhận tinh hoa văn hóa nước ngoài. Dưới cây bút Phong Lê, những định vị giữa các khu vực, các bộ phận trong văn học, văn hóa dân tộc trên hành trình một thế kỷ XX, với gương mặt hiện đại của nó, qua một cái nhìn bên trong – là những nét chính được thể hiện trong Định vị Văn chương Việt của ông.
    Xem thêm more
    Rút gọn short
    Có thể bạn thích