Quản trị Kinh doanh
Nghiên cứu phục dựng một số lễ hội truyền thống của dân tộc Jrai tại tỉnh Gia Lai
TS. Trung Thị Thu Thủy
Cùng với xu thế chung, các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Gia Lai thời gian qua đã tiến hành phục dựng một số lễ hội truyền thống của các dân tộc tại chỗ như: lễ đâm trâu mừng chiến thắng, lễ cầu mưa, lễ dựng nhà Rông mới, lễ mừng năm mới… Tuy nhiên việc phục dựng lễ hội ở tỉnh Gia Lai còn dừng lại ở quy mô nhỏ, đơn lẻ của từng lễ hội, từng huyện với nguồn kinh phí đầu tư tổ chức còn khiêm tốn; Chưa tiến hành nghiên cứu và phục dựng mang tính hệ thống các lễ hội truyền thống của tộc người tại chỗ trên địa bàn tỉnh, trong đó có tộc người Jrai; Chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu phục dựng lễ hội nhằm cung cấp, xây dựng những luận cứ khoa học cho việc bảo tồn, phục dựng lễ hội của người Jrai trong bối cảnh hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó, cuốn sách “Nghiên cứu phục dựng một số lễ hội truyền thống của dân tộc Jrai tại tỉnh Gia Lai” được xuất bản lần này là việc làm hữu ích trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, với mong muốn tái hiện lại diện mạo lễ hội đồng thời qua đó giúp người dân hiểu, trân trọng văn hóa cộng đồng, đồng thời cũng tăng cường sinh lực cho chính cộng đồng trong việc nhìn nhận bảo tồn văn hóa trước những xu thế mới.
1068 lượt xem
Phát triển công chúng thị trường báo chí như thế nào?
Nguyễn Thị Bích Yến
Trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, việc nghiên cứu công chúng là bộ phận rất quan trọng, mang tính then chốt cho sự tồn tại của một sản phẩm truyền thông. Vì thế, các nước phát triển trên thế giới đã thực hiện công việc này một cách thường xuyên và chuyên nghiệp. Các chuyên gia chú trọng việc nghiên cứu công chúng từ góc độ kinh tế học, báo chí học, xã hội học, về thái độ, hành vi, nhu cầu, điều kiện tiếp cận… của công chúng đối với các sản phẩm truyền thông đại chúng. Đặc biệt, thời đại toàn cầu hoá thông tin đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trong hoạt động truyền thông nói chung và truyền thông đại chúng nói riêng. Đây chính là lý do quan thiết khiến các nhà nghiên cứu quan tâm hơn đến việc nghiên cứu công chúng báo chí từ góc độ kinh tế hay còn gọi là nghiên cứu công chúng thị trường báo chí. Mặc dù, công chúng truyền thông giữa các quốc gia có sự khác biệt về địa tầng văn hoá xã hội, kinh tế, chính trị... song trong xu thế toàn cầu hóa thông tin đã khiến họ dần không còn “biên giới cứng” trong tiếp nhận thông tin. Vì thế, quan niệm về công chúng truyền thông, công chúng thị trường báo chí giữa các nước phát triển và Việt Nam có một số điểm xích lại gần nhau”. Hiện tại, Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu công chúng báo chí từ góc độ xã hội học, báo chí học nhưng việc nghiên cứu công chúng thị trường báo chí từ góc độ kinh tế là hướng nghiên cứu còn mới mẻ. Hơn nữa, chưa có một công trình toàn diện nào nghiên cứu về những giải pháp phát triển công chúng thị trường của một tờ báo nước ngoài cụ thể. Để giúp cho bạn đọc có cái nhìn sâu hơn về công chúng thị trường, cũng như có cơ hội được tìm hiểu về bí quyết thành công của một tờ báo in lâu đời nhất thế giới còn hoạt động (1703), tác giả đã phối hợp với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn sách “Phát triển công chúng thị trường báo chí như thế nào? Kinh nghiệm của báo Wiener Zeitung (Áo)”. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho báo chí Việt Nam nói chung, các nhà nghiên cứu báo chí truyền thông, các sinh viên, học viên… khi nghiên cứu công chúng báo chí từ góc độ kinh tế; các độc giả muốn tìm hiểu bí quyết thành công của tờ báo nổi tiếng này. Nội dung cuốn sách gồm 3 chương: Chương 1: Khái niệm công chúng truyền thông, thị trường báo chí, công chúng thị trường báo chí Chương 2: Kinh nghiệm phát triển công chúng thị trường của báo Wiener Zeitung (Áo) Chương 3: Phát triển công chúng thị trường của của báo Wiener Zeitung, một số gợi ý cho báo chí Việt Nam
1125 lượt xem
Một số góc nhìn về triết lý giáo dục
PGS. TS. Đặng Quốc Bảo, PGS. TS. Phạm Minh Giản, ThS. Phạm Minh Xuân, ThS. Đặng Thị Thu Liễu
Các tác giả Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Giản, Phạm Minh Xuân, Đặng Thị Thu Liễu thừa kế ý tưởng của các vị thầy và bằng hữu đã biên soạn cuốn sách: “Một số góc nhìn về triết lý giáo dục”. Vì “Triết lý” và “Giáo dục” là hai lĩnh vực phong phú của quá trình nhận thức và quá trình phát triển nên những nội dung nêu ra ở cuốn sách này mới chỉ là thu hoạch bước đầu. Dẫu sao đây là những cố gắng đáng trân trọng cho việc đi tìm kiến giải mới cho “Đổi mới tư duy giáo dục”. Chúng tôi vui mừng giới thiệu cuốn sách này tới những người quan tâm và mong được sự góp ý để nhóm tác giả hoàn thiện việc nghiên cứu.
1044 lượt xem
Hệ thống các văn bản pháp luật về Viễn thông và Internet
Bộ Thông tin và Truyền thông

Những năm gần đây, hệ thống pháp luật chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đã không ngừng được bổ sung và hoàn thiện. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đã được ban hành để phù hợp và thống nhất với yêu cầu công tác quản lý, phù hợp với hệ thống pháp luật chung của Nhà nước cũng như đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước như: Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử, Luật Xuất bản; các Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các Thông tư hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Với hơn 300 văn bản quy phạm pháp luật về Thông tin và Truyền thông còn hiệu lực đã tạo hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác giám sát, thực thi và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông. Theo chương trình xây dựng và ban hành Luật, Pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, được sự phân công của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai tích cực việc xây dựng đề án Luật An toàn thông tin, Đề án Luật Báo chí (sửa đổi) và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp Thông tin và Truyền thông hoạt động thuận lợi, bảo đảm hài hòa lợi ích người sử dụng, doanh nghiệp và Nhà nước, phát huy nội lực trong nước và mở rộng ra phạm vi quốc tế. Hệ thống hóa các văn bản pháp luật theo các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông được xuất bản dưới dạng cả sách in và sách điện tử sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và phục vụ tốt hơn cho quản lý nhà nước của Bộ. Đây là bộ tài liệu hữu ích và thiết thực không chỉ đối với cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông; mà còn là tài liệu tham khảo cho các Bộ, Ngành, địa phương cũng như các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực Thông tin và Truyền thông tại Việt Nam. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

993 lượt xem
Hồ Chí Minh - người đi thức tỉnh tâm hồn
Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Giản
Cuộc đổi mới giáo dục hiện nay theo Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI và Chương trình giáo dục phổ thông mới sau năm 2020 có mục đích cao cả là hiện thực được mong ước của Bác Hồ làm cho “Non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp, dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu…” (Thư Bác Hồ gửi học sinh khai giảng năm học 1945-1946). Nhà giáo Đặng Quốc Bảo và Phạm Minh Giản kế thừa kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đã biên soạn cuốn sách “Hồ Chí Minh: Người đi thức tỉnh tâm hồn” theo năm nội dung: 1. Tâm nguyện/ huấn đức giáo dục của Bác Hồ. 2. “Tất Thành - Ái Quốc - Chí Minh/ Nếp nhà - Lập chí - Thân dân” (năm thời kỳ trong hành trình cuộc đời). 3. “Từ Nguyễn Ái Quốc” tỏa ra một nền văn hóa… có lẽ “nền văn hóa tương lai” (dân tộc - bằng hữu trên thế giới nói về Bác Hồ). 4. Tinh thần “dục thành đại sự nghiệp” trong một số tứ thơ của Bác Hồ. 5. Các câu chuyện và hồi niệm về Bác.
2213 lượt xem
Hệ thống các văn bản pháp luật về An toàn thông tin, chứng thực chữ ký số
Bộ Thông tin và Truyền thông

Những năm gần đây, hệ thống pháp luật chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đã không ngừng được bổ sung và hoàn thiện. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đã được ban hành để phù hợp và thống nhất với yêu cầu công tác quản lý, phù hợp với hệ thống pháp luật chung của Nhà nước cũng như đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước như: Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử, Luật Xuất bản; các Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các Thông tư hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Với hơn 300 văn bản quy phạm pháp luật về Thông tin và Truyền thông còn hiệu lực đã tạo hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác giám sát, thực thi và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông. Theo chương trình xây dựng và ban hành Luật, Pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, được sự phân công của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai tích cực việc xây dựng đề án Luật An toàn thông tin, Đề án Luật Báo chí (sửa đổi) và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp Thông tin và Truyền thông hoạt động thuận lợi, bảo đảm hài hòa lợi ích người sử dụng, doanh nghiệp và Nhà nước, phát huy nội lực trong nước và mở rộng ra phạm vi quốc tế. Hệ thống hóa các văn bản pháp luật theo các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông được xuất bản dưới dạng cả sách in và sách điện tử sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và phục vụ tốt hơn cho quản lý nhà nước của Bộ. Đây là bộ tài liệu hữu ích và thiết thực không chỉ đối với cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông; mà còn là tài liệu tham khảo cho các Bộ, Ngành, địa phương cũng như các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực Thông tin và Truyền thông tại Việt Nam. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

1406 lượt xem
Tư duy sinh thái và tương lai học
Võ Văn Minh
Tất cả các quốc gia cần phải có bài học vỡ lòng rằng “là con người thì phải biết quý trọng Mẹ trái đất”. Từ tư duy đó mà thiết lập trật tự thế giới bằng các nguyên lí căn bản của Sinh thái học: “Tôn trọng tự nhiên - Tôn trọng loài người”. Đừng cố hành động theo bản năng để tranh giành, cướp giật, bất chấp mọi thứ như một loài hoang dã. Mục đích của những ngày “cách li xã hội” là cắt đứt các mối quan hệ tạm thời để virus corona không còn cơ hội lây lan. Hi vọng sau một thời gian sẽ dứt dịch. Song, điều quan trọng là nếu hệ sinh thái toàn cầu vẫn mất cân bằng nghiêm trọng thì sớm hay muộn vẫn còn đó nhiều trận đại dịch khác ở tương lai. Để tương lai được an toàn với loài người và Trái đất được vẹn toàn, thì những “người anh em” trên quả đất này cần phải đoàn kết, thương yêu, cùng nhau bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên từ tư duy của mỗi người như chính ứng xử với người mẹ yêu quý của mình. Hi vọng tư duy sinh thái sẽ là “chủng virus” hữu ích “lây nhiễm” nhanh chóng trong cộng đồng để thiết lập cân bằng sinh thái trên toàn cầu. Để thế giới an bình và mọi nhà hạnh phúc!
880 lượt xem