Chính trị - Pháp luật
Biển đảo và văn hóa biển đảo Việt Nam
TS Võ Văn Thành, PGS.TS Phan Huy Xu

Một nghiên cứu thú vị về biển đảo văn hóa biển

100 lượt xem
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiện hành)
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

Nội dung gồm Lệnh số 18/2013/L-CTN, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Lệnh số 19/2013/L-CTN và Nghị quyết số 64/2013/QH13.

92 lượt xem
Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông: Các sự kiện về tranh chấp pháp lý
Trần Công Trục
Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS 1982 đã ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông. Thực chất đây không phải là vụ kiện về tranh chấp quyền thụ đắc lãnh thổ hay phân định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa. Theo đó, Tòa Trọng tài đã bác bỏ hoàn toàn cơ sở pháp lý của yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Đây là phán quyết rất chuẩn mực theo đúng tuần tự thủ tục pháp lý và rất khách quan, trung thực; là chiến thắng vang dội trên mặt trận pháp lý không chỉ của riêng Philippines mà còn là thắng lợi của cộng đồng khu vực và quốc tế với tư cách là những thành viên của UNCLOS 1982. Tuy nhiên, Trung Quốc kiên quyết không chấp nhận phán quyết và tìm mọi biện pháp, thủ đoạn để phủ nhận giá trị của phán quyết. Việc thực thi phán quyết và sử dụng nội dung phán quyết tại các diễn đàn đa phương và song phương thực sự hết sức khó khăn. Để giúp đông đảo bạn đọc hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và tác động của phán quyết đối với các tranh chấp trên Biển Đông, đặc biệt là tác động tới cuộc đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam tại các vùng biển và thềm lục địa trong Biển Đông; đồng thời giúp bạn đọc hiểu được một cách khách quan chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với TS Trần Công Trục cùng các luật sư có kinh nghiệm, am hiểu về luật pháp biên soạn và xuất bản cuốn sách “Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông - Các sự kiện và phân tích pháp lý”. Nội dung cuốn sách gồm 5 chương: Chương 1: Phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế theo các quy định của luật pháp quốc tế. Chương 2: Biển Đông và các loại tranh chấp ở Biển Đông. Chương 3: Vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông. Chương 4: Quá trình ra Phán quyết cuối cùng của Tòa Trọng tài. Chương 5: Tình hình Biển Đông hậu phán quyết. Ngoài ra, cuốn sách còn có phần Phụ lục tập hợp một số bài nghiên cứu về tình hình Biển Đông trước và sau phán quyết của Tòa Trọng tài.
429 lượt xem
Luật an toàn thông tin mạng
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Luật An toàn thông tin mạng có 8 chương 54 điều, quy định về hoạt động an toàn thông tin mạng; quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng; mật mã dân sự; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng; kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng; quản lý Nhà nước về an toàn thông tin mạng.
4656 lượt xem
Quốc hội Việt Nam: 70 năm hình thành và phát triển
Bộ Thông tin và Truyền thông
Để tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở về kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 - 06/01/2016), Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn tài liệu: Quốc hội Việt Nam - 70 năm hình thành và phát triển. Cuốn tài liệu được biên soạn nhằm tuyên truyền về quá trình 70 năm hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam gắn liền với lịch sử cách mạng dân tộc, từ Quốc dân Đại hội Tân Trào - tiền thân của Quốc hội Việt Nam và cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 bầu ra Quốc hội khóa I, đến các khóa Quốc hội tiếp theo; khẳng định vai trò quan trọng của Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cuốn tài liệu cần thiết cho các đơn vị hoạt động thông tin cơ sở, đặc biệt là những cán bộ làm công tác biên tập, phát thanh ở đài truyền thanh cơ sở trong việc tổ chức tuyên truyền sự kiện quan trọng này.
459 lượt xem
Chính luận, phản biển, phản bác: Lý thuyết, kỹ năng và thực tiễn
TS. Nguyễn Tri Thức

Từ trước đến nay, chính luận luôn là nhóm thể loại báo chí với những thể loại “đại bác”, có sức nặng, giàu tính phản biện, chiến đấu, được coi trọng trong nghề báo. Tuy nhiên, những người viết chính luận không nhiều, thành danh trong nghề không hề dễ dàng. Bởi viết chính luận đòi hỏi sự đầu tư dày công về thời gian, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong suốt quá trình từ khi hình thành ý tưởng, tổ chức thực hiện cho đến khi hoàn thiện tác phẩm và theo dõi, xử lý những phản hồi sau đó. Không chỉ vậy, thể loại chính luận còn đòi hỏi người viết có sự am hiểu chuyên môn, kiến thức sâu rộng, sự tâm huyết, say nghề và bản lĩnh vững vàng, sự nhạy cảm chính trị, đạo đức nghề nghiệp.

17 lượt xem
Tìm hiểu Luật Công nghệ thông tin và các nghị định hướng dẫn thi hành
Nhà xuất bản thông tin và Truyền thông

Ngày 12/7/2006, Luật Công nghệ thông tin đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua và Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật này. Nội dung cuốn sách được trình bày dưới dạng Hỏi - Đáp (99 câu hỏi và trả lời) về các vấn đề quan trọng của Luật Công nghệ thông tin và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ như: Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết các nội dung xử phát vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT).

392 lượt xem
Hệ thống các văn bản pháp luật về An toàn thông tin, chứng thực chữ ký số
Bộ Thông tin và Truyền thông

Những năm gần đây, hệ thống pháp luật chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đã không ngừng được bổ sung và hoàn thiện. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đã được ban hành để phù hợp và thống nhất với yêu cầu công tác quản lý, phù hợp với hệ thống pháp luật chung của Nhà nước cũng như đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước như: Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử, Luật Xuất bản; các Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các Thông tư hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Với hơn 300 văn bản quy phạm pháp luật về Thông tin và Truyền thông còn hiệu lực đã tạo hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác giám sát, thực thi và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông. Theo chương trình xây dựng và ban hành Luật, Pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, được sự phân công của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai tích cực việc xây dựng đề án Luật An toàn thông tin, Đề án Luật Báo chí (sửa đổi) và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp Thông tin và Truyền thông hoạt động thuận lợi, bảo đảm hài hòa lợi ích người sử dụng, doanh nghiệp và Nhà nước, phát huy nội lực trong nước và mở rộng ra phạm vi quốc tế. Hệ thống hóa các văn bản pháp luật theo các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông được xuất bản dưới dạng cả sách in và sách điện tử sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và phục vụ tốt hơn cho quản lý nhà nước của Bộ. Đây là bộ tài liệu hữu ích và thiết thực không chỉ đối với cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông; mà còn là tài liệu tham khảo cho các Bộ, Ngành, địa phương cũng như các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực Thông tin và Truyền thông tại Việt Nam. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

945 lượt xem
Hệ thống các văn bản pháp luật về Xuất bản, In và Phát hành
Bộ Thông tin và Truyền thông

Những năm gần đây, hệ thống pháp luật chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đã không ngừng được bổ sung và hoàn thiện. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đã được ban hành để phù hợp và thống nhất với yêu cầu công tác quản lý, phù hợp với hệ thống pháp luật chung của Nhà nước cũng như đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước như: Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử, Luật Xuất bản; các Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các Thông tư hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Với hơn 300 văn bản quy phạm pháp luật về Thông tin và Truyền thông còn hiệu lực đã tạo hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác giám sát, thực thi và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông. Theo chương trình xây dựng và ban hành Luật, Pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, được sự phân công của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai tích cực việc xây dựng đề án Luật An toàn thông tin, Đề án Luật Báo chí (sửa đổi) và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp Thông tin và Truyền thông hoạt động thuận lợi, bảo đảm hài hòa lợi ích người sử dụng, doanh nghiệp và Nhà nước, phát huy nội lực trong nước và mở rộng ra phạm vi quốc tế. Hệ thống hóa các văn bản pháp luật theo các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông được xuất bản dưới dạng cả sách in và sách điện tử sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và phục vụ tốt hơn cho quản lý nhà nước của Bộ. Đây là bộ tài liệu hữu ích và thiết thực không chỉ đối với cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông; mà còn là tài liệu tham khảo cho các Bộ, Ngành, địa phương cũng như các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực Thông tin và Truyền thông tại Việt Nam. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

1067 lượt xem
Luật Thanh niên (Có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021)
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

Bản thảo gồm: Lệnh về việc công bố Luật, Luật Thanh niên. Luật Thanh niên quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên; chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thanh niên, tổ chức khác, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân đối với thanh niên; quản lý nhà nước về thanh niên.

46 lượt xem
Hệ thống hóa văn bản Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Thông tin và Truyền thông
Bộ Thông tin và Truyền thông

Ngày 16/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 132/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông. Ngày 09/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Với tinh thần triển khai nghiêm túc và khẩn trương Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành nhiều văn bản cho những đơn vị mới thành lập cũng như thay đổi, điều chỉnh các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ... Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu và cập nhật văn bản, cũng như­ thực hiện giao dịch công tác của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn sách “Hệ thống hóa văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Thông tin và Truyền thông”. Cuốn sách là tài liệu cần thiết cho các cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực Thông tin và Truyền thông; đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích đối với giáo viên, sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, các cơ sở đào tạo chuyên ngành Thông tin và Truyền thông.

337 lượt xem
Pháp luật đất đai trong hoạt động nghề luật sư
Nguyễn Minh Hằng
Về mặt lý luận, chế định quyền sở hữu và quyền sử dụng đất cũng như một số khái niệm khác trong quan hệ pháp luật đất đai hiện nay có một số nội dung vẫn chưa thực sự rõ ràng. Đó là chưa kể đến việc còn tồn tại những quy định pháp luật chưa thực sự khả thi, một số vấn đề pháp luật còn bỏ ngỏ hoặc thiếu thống nhất với các văn bản khác. Thực trạng này cũng dẫn đến thực tiễn áp dụng giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, thiếu cơ sở pháp lý. Việc nghiên cứu áp dụng pháp luật đất đai trong thực tiễn thực sự có ý nghĩa khoa học sâu sắc đặc biệt trong bối cảnh Quốc hội đang nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và Luật Đất đai để đổi mới thể chế một cách căn bản và có tính hệ thống. Do tính chất đặc thù của quan hệ pháp luật đất đai, sự hợp pháp của nguồn gốc đất luôn là yêu cầu tiên quyết khi xem xét đến tính hiệu lực của các giao dịch chuyển nhượng. Để chứng minh tính hợp pháp này cần phải tham chiếu đến rất nhiều các quy định pháp luật khác nhau qua các thời kỳ lịch sử, bởi có những trường hợp nguồn gốc đất hợp pháp ở thời điểm này, nhưng sẽ bất hợp pháp ở thời điểm khác. Hệ thống văn bản quy phạm liên quan đến đất đai, có thể nói chiếm số lượng nhiều nhất hiện nay so với các ngành luật khác. Do vậy, việc tập hợp, vận dụng, hiểu và áp dụng đúng các quy định đất đai hiện đang là vấn đề khó khăn, phức tạp và nan giải trong cả hoạt động tư vấn và tranh tụng của luật sư. Quan hệ pháp luật đất đai được rất nhiều các chuyên ngành luật khác nhau điều chỉnh như: Bộ luật Dân sự; Luật Đất đai; Luật Thương mại; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Công chứng.... Ngoài các giao dịch liên quan đến đất và chủ sử dụng đất phải tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý hành chính nhà nước, tài nguyên môi trường, kinh doanh khai thác chế biến khoáng sản, nông lâm ngư nghiệp,… khi tài sản gắn với quyền sử dụng đất thuộc phạm vi điều chỉnh của các ngành luật này. Dưới góc độ tranh tụng, Bộ luật Tố tụng dân sự và Bộ luật Tố tụng hành chính vừa được sửa đổi và có hiệu lực, ranh giới áp dụng pháp luật đai giữa hành chính và dân sự là một vấn đề nóng hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết, cần tiếp tục được nghiên cứu chuyên sâu. Về thực tiễn áp dụng, tranh chấp đất đai là tranh chấp phổ biến nhất trong thực tiễn xét xử hiện nay, chiếm tới hơn 70% các vụ án dân sự, trong số các tranh chấp đất đai, số án hủy, sửa của Tòa án cấp phúc thẩm với cấp sơ thẩm về tranh chấp đất đai cũng chiếm tỷ lệ khá cao (án hủy 4% và sửa bản án là khoảng 8% trong tổng số các vụ án được xét xử)[1]. Trong hoạt động đào tạo nguồn luật sư nói riêng và hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp khác nói chung, việc đào tạo trang bị kiến thức pháp luật đất đai trong thực tiễn nghề nghiệp là một nội dung trọng tâm, chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn, tranh tụng dân sự, hành chính, kinh doanh bất động sản... Đề nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, tranh tụng của các luật sư về đất đai, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn sách“Pháp luật đất đai trong hoạt động nghề luật sư” do TS. Nguyễn Minh Hằng chủ biên. Cuốn sách là tập hợp trí tuệ của các chuyên gia pháp lý đầu ngành về lĩnh vực đất đai nhằm nghiên cứu, phân tích và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của những yếu tố pháp lý trong các quy định của pháp luật được triển khai áp dụng trong thực tiễn hành nghề. Nội dung cuốn sách gồm 8 chương và chia làm 3 phần chính: Phần I: Tổng quan về pháp luật đất đai trong hoạt động nghề luật sư Phần II: Kỹ năng tư vấn của luật sư trong lĩnh vực đất đai Phần III: Kỹ năng tranh tụng của luật sư trong lĩnh vực đất đai Cuốn sách cung cấp những kiến thức pháp luật và nhiều tình huống thực tiễn về pháp luật đất đai trong hoạt động hành nghề luật sư. Hy vọng rằng, cuốn sách không chỉ là tài liệu thực sự cần thiết dành cho các luật sư, các cán bộ quản lý tư pháp các cấp Trung ương, ngành, địa phương… mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành luật và những người quan tâm tìm hiểu về pháp luật đất đai.
311 lượt xem
Hệ thống các văn bản pháp luật về Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử
Bộ Thông tin và Truyền thông

Những năm gần đây, hệ thống pháp luật chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đã không ngừng được bổ sung và hoàn thiện. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đã được ban hành để phù hợp và thống nhất với yêu cầu công tác quản lý, phù hợp với hệ thống pháp luật chung của Nhà nước cũng như đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước như: Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử, Luật Xuất bản; các Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các Thông tư hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Với hơn 300 văn bản quy phạm pháp luật về Thông tin và Truyền thông còn hiệu lực đã tạo hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác giám sát, thực thi và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông. Theo chương trình xây dựng và ban hành Luật, Pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, được sự phân công của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai tích cực việc xây dựng đề án Luật An toàn thông tin, Đề án Luật Báo chí (sửa đổi) và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp Thông tin và Truyền thông hoạt động thuận lợi, bảo đảm hài hòa lợi ích người sử dụng, doanh nghiệp và Nhà nước, phát huy nội lực trong nước và mở rộng ra phạm vi quốc tế. Hệ thống hóa các văn bản pháp luật theo các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông được xuất bản dưới dạng cả sách in và sách điện tử sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và phục vụ tốt hơn cho quản lý nhà nước của Bộ. Đây là bộ tài liệu hữu ích và thiết thực không chỉ đối với cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông; mà còn là tài liệu tham khảo cho các Bộ, Ngành, địa phương cũng như các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực Thông tin và Truyền thông tại Việt Nam. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

690 lượt xem
Hệ thống các văn bản pháp luật về Viễn thông và Internet
Bộ Thông tin và Truyền thông

Những năm gần đây, hệ thống pháp luật chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đã không ngừng được bổ sung và hoàn thiện. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đã được ban hành để phù hợp và thống nhất với yêu cầu công tác quản lý, phù hợp với hệ thống pháp luật chung của Nhà nước cũng như đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước như: Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử, Luật Xuất bản; các Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các Thông tư hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Với hơn 300 văn bản quy phạm pháp luật về Thông tin và Truyền thông còn hiệu lực đã tạo hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác giám sát, thực thi và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông. Theo chương trình xây dựng và ban hành Luật, Pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, được sự phân công của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai tích cực việc xây dựng đề án Luật An toàn thông tin, Đề án Luật Báo chí (sửa đổi) và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp Thông tin và Truyền thông hoạt động thuận lợi, bảo đảm hài hòa lợi ích người sử dụng, doanh nghiệp và Nhà nước, phát huy nội lực trong nước và mở rộng ra phạm vi quốc tế. Hệ thống hóa các văn bản pháp luật theo các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông được xuất bản dưới dạng cả sách in và sách điện tử sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và phục vụ tốt hơn cho quản lý nhà nước của Bộ. Đây là bộ tài liệu hữu ích và thiết thực không chỉ đối với cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông; mà còn là tài liệu tham khảo cho các Bộ, Ngành, địa phương cũng như các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực Thông tin và Truyền thông tại Việt Nam. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

439 lượt xem
Hệ thống các văn bản pháp luật về Bưu chính
Bộ Thông tin và Truyền thông

Những năm gần đây, hệ thống pháp luật chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đã không ngừng được bổ sung và hoàn thiện. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đã được ban hành để phù hợp và thống nhất với yêu cầu công tác quản lý, phù hợp với hệ thống pháp luật chung của Nhà nước cũng như đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước như: Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử, Luật Xuất bản; các Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các Thông tư hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Với hơn 300 văn bản quy phạm pháp luật về Thông tin và Truyền thông còn hiệu lực đã tạo hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác giám sát, thực thi và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông. Theo chương trình xây dựng và ban hành Luật, Pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, được sự phân công của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai tích cực việc xây dựng đề án Luật An toàn thông tin, Đề án Luật Báo chí (sửa đổi) và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp Thông tin và Truyền thông hoạt động thuận lợi, bảo đảm hài hòa lợi ích người sử dụng, doanh nghiệp và Nhà nước, phát huy nội lực trong nước và mở rộng ra phạm vi quốc tế. Hệ thống hóa các văn bản pháp luật theo các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông được xuất bản dưới dạng cả sách in và sách điện tử sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và phục vụ tốt hơn cho quản lý nhà nước của Bộ. Đây là bộ tài liệu hữu ích và thiết thực không chỉ đối với cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông; mà còn là tài liệu tham khảo cho các Bộ, Ngành, địa phương cũng như các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực Thông tin và Truyền thông tại Việt Nam. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

551 lượt xem
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (Có hiệu lực thi hành từ 01/9/2015)
Quốc hội

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định về thành lập Hội đồng bầu cử Quốc gia, ngày bầu cử; cơ cấu, số lương người ứng cử đại biểu; nguyên tắc lập danh sách cử tri; tiêu chuẩn của người ứng cử đại biểu; hồ sơ bầu cử; danh sách bầu cử và nguyên tắc vận động bầu cử.

28 lượt xem