Điện tử - Viễn thông - CNTT
Sáng tạo sản phẩm số - Ai cũng dùng AI - Ứng dụng Power BI Service và AutoML trong lĩnh vực dầu khí
Viện Dầu khí Việt Nam

"Sáng tạo sản phẩm số - Ai cũng dùng AI - Ứng dụng Power BI Service và AutoML trong lĩnh vực dầu khí" là cuốn sách đầu tiên trong loạt sách "Ai cũng dùng AI" của Viện Dầu khí Việt Nam. Đây là một cuốn sách cung cấp giá trị kiến thức và nguồn cảm hứng cho những ai muốn tiến xa hơn trong thế giới số.
Mục tiêu của nhóm tác giả khi viết cuốn sách này không chỉ là truyền đạt kiến thức, mà còn là khơi dậy niềm đam mê sáng tạo. Chúng tôi muốn quý vị, những nhà nghiên cứu, những người làm việc trong ngành dầu khí, sẽ thấy được tiềm năng to lớn của công nghệ số trong việc cải thiện công việc của mình.
Đặc biệt, cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ AI, Power BI Service và AutoML - những công nghệ đang thay đổi cách chúng ta làm việc, học hỏi và tạo ra giá trị. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ số trong ngành dầu khí. Trong suốt hơn 60 năm qua, ngành Dầu khí Việt Nam đã cung cấp nguồn năng lượng cho đất nước, thúc đẩy sự phát triển không chỉ về kinh tế mà còn đối với nhiều lĩnh vực khác. Những người làm việc trong ngành Dầu khí đã cống hiến, đã chịu trách nhiệm với sứ mệnh lớn lao này. Bây giờ, hãy tưởng tượng rằng, nếu bạn có thêm một người đồng hành không biết mệt mỏi, luôn sẵn sàng hỗ trợ, có khả năng học hỏi nhanh chóng và giúp cải thiện hiệu suất công việc. Đó chính là AI, công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Đến với "Sáng tạo sản phẩm số - Ai cũng dùng AI - Ứng dụng Power BI Service và AutoML trong lĩnh vực dầu khí", bạn sẽ thấy rõ hơn về sức mạnh của Power BI Service và AutoML - những công cụ giúp bạn nhanh chóng tổ chức, biểu diễn và chia sẻ dữ liệu cũng như sản phẩm của mình. Đây là những công cụ tiện lợi, như một bước đệm để bạn tiếp cận và ứng dụng công nghệ AI vào công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Công nghệ AI không còn xa lạ nữa khi chúng ta có ChatGPT và những công cụ AI khác dựa trên ngôn ngữ tự nhiên, giúp bạn tạo ra các tri thức mới, đồng thời hỗ trợ cho phương pháp làm việc truyền thống trong ngành dầu khí. Điều thú vị nhất là, đây chỉ mới là khởi đầu. "Ai cũng dùng AI" sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn những công cụ và kiến thức cao cấp hơn thông qua ngôn ngữ lập trình Python, cùng với sự áp dụng của các mô hình vật lý - địa chất từ các chuyên gia của Viện Dầu khí Việt Nam.
Với cuốn sách này, Viện Dầu khí Việt Nam mong muốn bạn không chỉ học hỏi kiến thức mới mà còn tìm thấy niềm đam mê, sức mạnh sáng tạo từ bên trong, để cùng chúng tôi khám phá và tạo ra những giá trị mới cho ngành dầu khí và đất nước. Với AI, tất cả các cán bộ làm việc trong ngành dầu khí, từ thượng nguồn tới hạ nguồn, từ kỹ thuật tới kinh tế, quản lý, đều có thể tận dụng những công cụ mới mạnh mẽ này để tối ưu hóa công việc, tạo ra các giải pháp mới và tiếp tục sứ mệnh tìm kiếm, khai thác nguồn năng lượng cho đất nước.
Chúng ta đang ở trên con đường mới mà AI sẽ giúp chúng ta đi nhanh hơn, xa hơn. "Sáng tạo sản phẩm số - Ai cũng dùng AI - Ứng dụng Power BI Service và AutoML trong lĩnh vực dầu khí" chính là bước khởi đầu, là cầu nối giữa con người, dầu khí và thế giới của AI. Với sự hỗ trợ của AI, chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục sứ mệnh cao cả, đảm bảo nguồn năng lượng cho sự phát triển bền vững của đất nước

3420 lượt xem
Thế giới diệu kỳ của sóng vô tuyến
Cục Tần số Vô tuyến điện

Cuốn sách kể câu chuyện về sóng vô tuyến điện, vai trò của sóng vô tuyến đối với đời sống xã hội và vai trò của quản lý tần số…

326 lượt xem
Ẩn giấu thông tin
TS. Nguyễn Đức Tuấn
Trao đổi thông tin là một thuộc tính đặc trưng cho sự sống của muôn loài, từ những sinh vật đơn giản nhất cho đến con người. Đặc biệt, đối với quá trình tiến hóa và phát triển của con người và xã hội loài người, thông tin luôn là một tài sản rất có giá trị. Vì vậy đã từ rất lâu, con người luôn tìm mọi cách để có thể truyền đi các thông tin quan trọng một cách an toàn. Nội dung cuốn sách giới thiệu về sự xuất hiện và ứng dụng của việc ẩn giấu thông tin trong lịch sử đồng thời trình bày các khái niệm cơ bản về ẩn giấu thông tin; các kỹ thuật ẩn giấu thông tin; các khái niệm cơ bản về viết phủ và các ứng dụng của kỹ thuật này trong việc truyền các thông tin cần bảo mật; cách thức truyền tin một cách bí mật bằng cách sử dụng các mạng xã hội đang rất phổ biến hiện nay. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ẨN GIẤU THÔNG TIN Chương 2: VIẾT PHỦ Chương 3: VIẾT PHỦ VỚI ẢNH SỐ Chương 4: VIẾT PHỦ TRONG CÁC TỆP ÂM THANH Chương 5: ẨN GIẤU DỮ LIỆU TRONG CÁC BỘ PHIM Chương 6: TRUYỀN THÔNG TIN MẬT VỚI MẠNG XÃ HỘI
632 lượt xem
Hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia - Thách thức toàn cầu và Giải pháp
TS. Nguyễn Ngọc Cương

Nhằm cung cấp cho bạn đọc những nhận thức về hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng với những thách thức thời đại đối với lợi ích quốc gia, các cuộc khủng bố và tấn công mạng; một số quy định của pháp luật về bảo vệ hệ thống thông tin trọng yếu của một số quốc gia tiêu biểu về không gian mạng và chiến tranh không gian mạng; về bảo đảm an ninh mạng đối với hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia Việt Nam; Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã kết hợp cùng các chuyên gia về an toàn thông tin xuất bản cuốn sách Hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia - Thách thức toàn cầu và giải pháp.

Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

185 lượt xem
Báo cáo An toàn thông tin Việt Nam 2014
Cục An toàn Thông tin
Internet nói riêng và mạng thông tin nói chung đang giữ vai trò ngày càng quan trọng trong chính trị, kinh tế, văn hóa và đời sống xã hội của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn thông tin đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ và các Bộ, Ban Ngành và các doanh nghiệp trong cả nước. “Báo cáo An toàn thông tin Việt Nam 2014” - Đây là bản báo cáo đầu tiên và sẽ trở thành một Báo cáo thường niên - nhằm cung cấp tài liệu tham khảo để các bộ, ngành, các doanh nghiệp và bạn đọc quan tâm tìm hiểu về tình hình và xu thế phát triển của an toàn thông tin nước nhà. Số liệu sử dụng trong Báo cáo được tổng hợp từ nguồn số liệu của các đơn vị chức năng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, các hãng bảo mật uy tín trong nước và nước ngoài. “Báo cáo An toàn thông tin Việt Nam 2014” tập trung phác họa một số nội dung chính như các sự kiện nổi bật về an toàn thông tin; một số sự cố đáng chú ý, các nguy cơ, thách thức; diễn tập, điều phối ứng cứu sự cố; về nguồn nhân lực Việt Nam cũng như sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt tiêu biểu; chỉ số an toàn thông tin Việt Nam năm 2014; dự báo xu hướng năm 2015 và một số văn bản ban hành năm 2014 của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông về công tác an toàn thông tin. Chúng tôi tin rằng, qua việc nghiên cứu, phân tích bức tranh toàn cảnh về tình hình an toàn thông tin của Việt Nam năm 2014, sẽ giúp ích cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có được thêm kinh nghiệm đối phó với các nguy cơ mất an toàn thông tin và từ đó xây dựng được chiến lược bảo vệ an toàn thông tin trong tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp của mình.
4126 lượt xem
Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2011
Bộ Thông tin và Truyền thông
Trong mười năm qua, công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời là hạ tầng kỹ thuật, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Chính phủ Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm và dành nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển lĩnh vực này. Sách trắng CNTT-TT Việt Nam 2011 đã cung cấp bức tranh toàn cảnh và sát thực nhất về hiện trạng phát triển của ngành CNTT-TT Việt Nam năm 2011. Sách trắng CNTT-TT được bổ sung thêm các nội dung đánh giá tổng kết sự phát triển của CNTT-TT trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 và giới thiệu về Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010. Đề án được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển CNTT-TT trong giai đoạn tới. Ngoài ra, Sách trắng CNTT-TT 2011 còn có các báo cáo phân tích, đánh giá tình hình phát triển của từng lĩnh vực cụ thể về công nghiệp CNTT, bưu chính, ứng dụng CNTT, nguồn nhân lực CNTT, Hợp tác quốc tế và các văn bản pháp luật về CNTT-TT. Hy vọng những thông tin này sẽ là nền tảng để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu xây dựng chính sách, và là tài liệu tham khảo quan trọng cho các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạch định chiến lược kinh doanh, tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác trong lĩnh vực CNTT-TT tại Việt Nam.
398 lượt xem
Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2014
Bộ Thông tin và Truyền thông
Trong 5 năm xây dựng và phát hành, Sách Trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông đã trở thành tài liệu uy tín thường niên của Bộ Thông tin và Truyền thông, đã và đang được cộng đồng CNTT-TT trong và ngoài nước đánh giá cao và thường xuyên sử dụng. Năm 2013, ngành CNTT-TT đạt được những bước tăng trưởng ổn định trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có tín hiệu hồi phục trở lại. Ngày 16/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2013/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm tiếp tục tăng cường vai trò quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành, đồng thời phục vụ doanh nghiệp và người dân tốt hơn. Đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin. Đặc biệt, ngày 01/7/2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Điều này khẳng định một lần nữa quyết tâm của Đảng và Chính phủ trong việc đẩy mạnh sự nghiệp ứng dụng và phát triển CNTT, tạo đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội. So với những năm trước, Sách Trắng 2014 được biên soạn theo kết cấu mới với từng lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành CNTT-TT song vẫn phù hợp với thông lệ quốc tế để thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng. Ngoài ra, Sách Trắng 2014 bổ sung thêm nhiều thông tin hữu ích như: cơ cấu xuất nhập khẩu sản phẩm phần cứng, điện tử, các kênh phát thanh - truyền hình, trang thông tin điện tử, trò chơi trực tuyến và mạng xã hội, nghiên cứu - phát triển ngành CNTT-TT. Hy vọng sách Trắng 2014 sẽ tiếp tục đáp ứng tốt hơn nhu cầu cập nhật thông tin về ngành CNTT-TT đối với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
508 lượt xem
Các mô hình cơ bản trong phân tích và thiết kế hướng đối tượng
TS. Lê Văn Phùng
Ngày nay cách tiếp cận hướng đối tượng đã ngày càng trở nên phổ biến. Trong các dự án phát triển hệ thống lớn, ngôn ngữ mô hình hóa hợp nhất – UML (Unified Modeling Language) đã được ưu tiên cho quá trình phân tích thiết kế hệ thống, nó được coi là một chuẩn quốc tế được tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO chấp nhận. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản về mô hình, quá trình mô hình hóa, các kỹ thuật xây dựng mô hình là những yêu cầu bắt buộc cho bất cứ ai muốn phân tích và thiết kế một hệ thống lớn theo hướng đối tượng. Nhằm giúp sinh viên, nghiên cứu sinh và các lập trình viên có thêm tài liệu về phân tích và thiết kế hệ thống theo hướng đối tượng, TS. Lê Văn Phùng (Viện Công nghệ thông tin - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã biên soạn cuốn sách “Các mô hình cơ bản trong phân tích và thiết kế hướng đối tượng". Nội dung cuốn sách gồm 10 chương: Chương 1: Tổng quan về mô hình hóa phần mềm Chương 2: Các khái niệm cơ bản trong phân tích và thiết kế hướng đối tượng Chương 3: Yêu cầu hệ thống và mô hình nghiệp vụ Chương 4: Mô hình phân tích đối tượng Chương 5: Các mô hình phân tích động thái Chương 6: Các mô hình thiết kế tương tác Chương 7: Mô hình kiến trúc logic Chương 8: Mô hình kiến trúc vật lý Chương 9: Mô hình phân tích và thiết kế một ca sử dụng Chương 10: Mô hình thiết kế đối tượng Hy vọng các bạn đọc yêu công nghệ thông tin, ham mê phân tích thiết kế một hệ thống thông tin, giảng viên, sinh viên đại học, cao đẳng và học viên cao học chuyên ngành công nghệ phần mềm hoặc hệ thống thông tin sẽ tìm thấy những kiến thức mới mẻ trong cuốn sách này.
478 lượt xem
Công nghệ 4G LTE và chiến lược, lộ trình phát triển ở Việt Nam
PGS.TS Trần Minh Tuấn
Thông tin di động ngày nay đã trở thành một trong những dịch vụ viễn thông phát triển rất nhanh và mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp viễn thông, mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của thị trường viễn thông di động đã thúc đẩy mạnh mẽ việc nghiên cứu và triển khai các hệ thống thông tin di động mới trong tương lai. Hệ thống di động thế hệ thứ hai với GSM và CDMA là những ví dụ điển hình đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, tuy nhiên thị trường viễn thông ngày càng mở rộng càng thể hiện rõ những hạn chế về dung lượng và băng thông của các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai. Sự ra đời của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba với các công nghệ tiêu biểu như WCDMA hay HSPA là một tất yếu để có thể đáp ứng được nhu cầu truy cập dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, xem phim… với tốc độ cao. Hiện nay, mặc dù các hệ thống thông tin di động thế hệ 2,5G hay 3G vẫn đang phát triển không ngừng nhưng các nhà khai thác viễn thông lớn trên thế giới đã triển khai một chuẩn di động thế hệ mới có rất nhiều tiềm năng và sẽ trở thành chuẩn di động 4G trong thời gian tới, đó là LTE (Long Term Evolution - Sự phát triển dài hạn). Thực tế triển khai công nghệ LTE vừa qua tại nhiều nước đã chứng tỏ khả năng vượt trội của LTE cả trên phương diện công nghệ lẫn khả năng thương mại. Trước đây, muốn truy cập dữ liệu lớn, bạn phải cần có một đường dây cố định để kết nối. Với LTE, chúng ta có thể truy cập tất cả các dịch vụ mọi lúc mọi nơi trong khi vẫn di chuyển như: xem phim chất lượng cao HDTV, điện thoại có hình, chơi game, nghe nhạc trực tuyến, tải cơ sở dữ liệu… với một tốc độ “siêu tốc”. Đó chính là sự khác biệt giữa mạng di động thế hệ thứ 3 (3G) và mạng di động thế hệ thứ tư (4G). Tuy vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng mạng di động băng rộng 4G đang được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều thay đổi khác biệt so với những mạng di động hiện nay. Bộ Thông tin và Truyền thông rất coi trọng việc phát triển thông tin di động băng rộng các thế hệ tiếp theo để có hạ tầng viễn thông hiện đại, làm nền tảng cho phát triển kinh tế số, góp phần thay đổi cơ cấu tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phục vụ cộng đồng như giám sát và bảo vệ môi trường, xây dựng ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh, chăm sóc sức khỏe… Mạng và dịch vụ di động băng rộng công nghệ 4G mở ra cơ hội to lớn cho việc đạt được mục tiêu này.
1198 lượt xem
Câu chuyện Chuyển đổi số 2021
Bộ Thông tin và Truyền thông

Cuốn sách giới thiệu những câu chuyện về chuyển đổi số của Việt Nam, bao gồm các câu chuyện thành công được thực tiễn kiểm chứng là hiệu quả, có thể tham khảo nhân rộng và các câu chuyện sưu tầm có những ý tưởng, giải pháp tiềm năng

857 lượt xem
Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã
Bộ Thông tin và Truyền thông

Năm 1948, trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, mục đích của thi đua là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. Ngày nay, khi giặc ngoại xâm đã được đánh đuổi thì giặc đói và giặc dốt là hai mục tiêu chính, xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Diệt giặc đói chính là xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất của người dân; diệt giặc dốt là giảm nghèo thông tin, nâng cao hiểu biết góp phần nâng cao đời sống tinh thần.
Ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025”, mục tiêu của Chương trình là giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, trong đó có giảm nghèo về thông tin. Trên cơ sở đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 hướng dẫn thực hiện dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Thực hiện nhiệm vụ Lãnh đạo Bộ giao, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền - Nguyễn Thị Thanh Thủy - Nguyễn Thị Lý - Lê Thị Hồng Nhung biên soạn và xuất bản cuốn sách “Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã”.
Hợp tác xã với vai trò là thành phần kinh tế tập thể trong nền kinh tế, đang từng bước Chuyển đổi số nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh và tiếp cận thị trường trong xu hướng phát triển của nền kinh tế số hiện nay. Chuyển đổi số trong hợp tác xã ở Việt Nam có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển nền kinh tế quốc gia trong tiến trình phát triển và hội nhập.
Nội dung cuốn sách trên cơ sở phân tích thực trạng chuyển đổi số của các hợp tác xã và nhìn nhận những vấn đề đặt ra với vấn đề chuyển đổi số của các hợp tác xã, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong hợp tác xã hiện nay.

198 lượt xem
Sáng tạo trong thuật toán và lập trình - Tuyển tập các bài toán tin nâng cao cho học sinh và sinh viên giỏi (Tập 3)
Nguyễn Xuân Huy
Khi ta vừa đọc nội dung của một bài toán tin, một thuật giải lập tức nảy sinh trong đầu; thuật giải đó thường được gọi là thuật giải tự nhiên. Kết quả là ta thu được kết quả sai hoặc là lỗi giải thu được sẽ kém hữu hiệu theo nghĩa chương trình đòi hỏi quá nhiều bộ nhớ hoặc/và chạy quá lâu. Tất nhiên, khái niệm này chỉ là tương đối. Nếu bạn đã nắm vững nhiều dạng thuật giải và đã từng thử sức với nhiều bài toàn khó thì đến một lúc nào đó các thuật giải tự nhiên của bạn sẽ đáng tin cậy. Với mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản về lập trình trong Pascal và C++ cho các bạn học sinh, sinh viên và những bạn đọc muốn tự hoàn thiện tri thức trong lĩnh vực giải thuật và lập trình; Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông trân trọng giới thiệu bộ sách “Sáng tạo trong thuật toán và lập trình” (03 tập) do PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Huy biên soạn. Các kĩ thuật lập trình được minh họa qua những bài toán cụ thể tương đương với trình độ nâng cao của học sinh và sinh viên. Các kĩ thuật lập trình và phương pháp xây dựng thuật giải cho những bài toán thường được dùng rộng rãi trong quá trình thiết kế và cài đặt các phần mềm ứng dụng trong thực tiễn, cho nên việc sớm làm chủ các tri thức này mới thật sự là cần thiết. Bộ sách gồm 3 tập, cả 3 tập cung cấp các chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal, C# và C++ để bạn đọc tiện so sánh với lời giải của mình. Tập 1 gồm 8 chương: Chương 1 trình bày sơ đồ chung để giải một bài toán tin. Các bài tập ở chương này hầu hết thuộc loại dễ giải. Chương 2 giới thiệu các kĩ thuật sinh dữ liệu một cách tự động nhằm phục vụ cho việc kiểm thử (test) chương trình. Chương 3 trình bày các kĩ thuật quản lí bàn phím và màn hình. Chương 4 đề cập đến cách thức tổ chức dữ liệu cho một bài toán tin. Ba chương tiếp theo giới thiệu ba trong số các phương pháp khá phổ biến thường được vận dụng trong thiết kế thuật giải đó là phương pháp tham lam, phương pháp quay lui và quy hoạch động. Riêng chương 8 giới thiệu một số bài toán tin để bạn đọc tự tìm phương pháp giải. Tập 2 gồm 4 chương: Chương 1 và chương 2 trình bày các bài toán về đoạn thẳng và các hàm Next, chương 3 giới thiệu các trò chơi là tập hợp các bài toán khó nhưng khá lý thú như bốc sỏi, cờ bảng…, chương 4 là các thuật toán sắp đặt. Tập 3 gồm 5 chương: Chương 1 đề cập đến các thuật toán trên String, chương 2 và chương 3 giới thiệu xử lí dãy lệnh và biểu thức, cặp ghép, chương 4 trình bày các phép lật và chuyển vị, chương 5 tập trung vào luyện tập từ các đề thi. Nhiều bài toán tin (và bài giải) được sử dụng trong cuốn sách này được dựa trên các cuộc thi Olimpic của các trường Đại học Bách Khoa, Duy Tân... và tin học quốc tế.
966 lượt xem
Digital Signature Development in Viet Nam 2017 - 2022
Bộ Thông tin và Truyền thông

Recently, several important documents have been enacted by the Government, such as Decision No. 749/QD-TTg of the Prime Minister dated June 3rd, 2020 approving “the National Digital Transformation Program to 2025 and toward 2030”, Decision No. 942/QD-TTg of the Prime Minister dated June 15th, 2021 approving “E-government Development Strategy toward Digital Government for the period 2021 - 2025, oriented to 2030”, Decision No. 411/QD-TTg of the Prime Minister dated March 31st, 2022 approving “National Strategy on Digital Economic and Social Development to 2025 and toward 2030”. Those documents serve as direction for deploying digital transformation, developing digital government, digital economy, and digital society in Viet Nam, in which electronic identity, electronic authentication, and particularly digital signature certification services play important groundworks to ensure legitimacy, safety, and security of all electronic transaction performed by organizations, businesses, and inhabitants in the digital environment.

Digital Signature Development in Viet Nam 2017 - 2022 reflects the current status and readiness of digital signature applications in various ministries, ministerial-level agencies,  nd businesses based on data and information provided by 30 ministries and ministerial-level agencies; 63 provincial administrations; Viet Nam Government Information Security Committee (VGISC); General Department of Taxation; General Department of Viet Nam Customs; Viet Nam Social Security; State Securities Committee; the State Treasury; Department of Bidding (Ministry of Planning and Investment); public Certification Authorities and private Certification Authorities. 

227 lượt xem
Hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn dành cho người dân
Bộ Thông tin và Truyền thông

Những năm gần đây, mạng xã hội đã có bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến đời sống xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mạng xã hội đã trở thành một thuật ngữ phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Không thể phủ nhận vai trò tích cực của mạng xã hội, song cũng phải nhận thấy mạng xã hội cũng tồn tại không ít những yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xã hội, lợi ích cộng đồng và an ninh trật tự.
Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều các mạng xã hội, một số các mạng xã hội tiêu biểu hay được sử dụng như: Facebook, Zalo, Twitter, YouTube,… Số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam ngày càng gia tăng ở tất cả các lứa tuổi và điều đó đặt ra những vấn đề, thách thức về mặt an toàn, bảo mật thông tin riêng tư của người dùng. Nhất là trong bối cảnh có hàng trăm vụ lộ lọt thông tin người dùng, hàng triệu vụ tấn công lừa đảo người dùng được thực hiện thông qua mạng xã hội được báo cáo hàng năm.
Nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất về mạng xã hội, đặc biệt là những nguy cơ, vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng mạng xã hội, đồng thời sẽ giúp bạn đọc hình thành những kỹ năng cơ bản để đảm bảo an toàn cho bản thân khi sử dụng mạng xã hội, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã kết hợp cùng các chuyên gia về An toàn thông tin xuất bản cuốn sách “Hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn dành cho người dân”.
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Mạng xã hội và sử dụng mạng xã hội an toàn
Chương 2: Nguy cơ gây mất an toàn khi sử dụng mạng xã hội và giải pháp phòng ngừa
Chương 3: Xử lý, khắc phục sự cố mất an toàn khi sử dụng mạng xã hội

241 lượt xem
Bài tập lập trình với ngôn ngữ C++ từ cơ bản đến nâng cao (tập 2)
Trần Thông Quế
Khi bắt đầu học lập trình, có rất nhiều ngôn ngữ lập trình để lựa chọn trong đó C++ là một ngôn ngữ lập trình lâu đời, có tốc độ nhanh, các kiểu dữ liệu rõ ràng. Nếu như làm chủ được ngôn ngữ nền tảng như C++ thì việc tiếp cận các ngôn ngữ khác trở nên dế dagnf hơn. Học lập trình C++ có rất nhiều ứng dụng và mở ra cho bạn đọc nhiều cơ hội việc làm trong các công ty/ tập đoàn lớn. Tuy nhiên, nhiều bạn sinh viên hay nhiều người học trong những năm đầu khi tiếp xúc với C++ thường khá bỡ ngỡ với ngôn ngữ này. Tập 2 gồm 6 chương: Chương 1 - Bài tập về cấu trúc dữ liệu kiểu trừu tượng; Chương 2 - Bài tập về sắp xếp ngoài; Chương 3 - Bài tập về bảng băm; Chương 4 - Bài tập về cấu trúc cây; Chương 5 - Bài tập về lý thuyết đồ thị Chương 6 - Bài tập về đồ họa
850 lượt xem
Báo cáo tình hình phát triển và ứng dựng chữ ký số tại Việt Nam 2017-2022
Bộ Thông tin và Truyền thông

Thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng định hướng cho việc thực hiện chuyển đổi số như Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”, Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” làm định hướng cho việc phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số là thành tố nền tảng pháp lý quan trọng đảm bảo an toàn, xác thực, toàn vẹn, chống chối bỏ cho các giao
dịch điện tử của tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong môi trường số.

Báo cáo tình hình phát triển và ứng dụng chữ ký số tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022 thể hiện sự sẵn sàng ứng dụng chữ ký số trong các hoạt động của các bộ, ngành, doanh nghiệp dựa trên cơ sở thông tin và số liệu cung cấp của 30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ban Cơ yếu Chính phủ; Tổng  cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Kho bạc Nhà nước; Cục Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các tổ chức  cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức. 

234 lượt xem