Văn học - Nghệ thuật
Nước non vạn dặm - Lênh đênh bốn biển - Tập 2
Nguyễn Thế Kỷ

Khi đọc xong bản thảo Lênh đênh bốn biển, tập 2 trong bộ tiểu thuyết về con người vĩ đại Hồ Chí Minh có tên Nước non vạn dặm, tôi nhận thấy rằng nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã dựng lên được con đường mà một vĩ nhân của dân tộc đã đi. Cũng chính lẽ đó mà nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã đi qua được chặng đường quan trọng nhất của bộ tiểu thuyết Nước non vạn dặm. Khi đọc đến trang cuối cùng của tập 2 Lênh đênh bốn biển, trong tôi vang lên bài thơ của nhà thơ danh tiếng Ko Un, người Hàn Quốc:
Con đường ra đi là con đường trở thành nhà sư
Con đường trở về mới là con đường để trở thành Đức Phật
Nhưng người chỉ có thể trở về khi đích thực ra đi. Và trong hai tập 1 và 2 của bộ tiểu thuyết Nước non vạn dặm, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã dựng lên con đường ra đi và con đường trở về của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Con đường ra đi của Người chính là con đường yêu nước mang tên Nguyễn Tất Thành và con đường trở về đã biến người thanh niên ấy thành một con người mang tên Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, thành một thời đại mang tên thời đại Hồ Chí Minh.

59 lượt xem
Nước non vạn dặm - Lênh đênh bốn biển - Tập 1
Nguyễn Thế Kỷ

Tập I- Nợ nước non là tập vô cùng quan trọng hay có thể nói là tập quan trọng nhất của bộ tiểu thuyết này. Đấy là chặng đường quan trọng nhất để hình thành một con người, đặc biệt là một vĩ nhân với những yếu tố vô cùng quan trọng: gia đình, hoàn cảnh lịch sử đất nước, thế giới, điều kiện sống, giáo dục, tư chất, những vẻ đẹp tâm hồn, sự quan sát đời sống, chặng đường nhận thức của nhân vật...Đây cũng là tập mà nếu nhà văn không thuyết phục được bạn đọc, không tạo ra sự đợi chờ của bạn đọc cho những tập tiếp theo thì nghĩa là bộ tiểu thuyết đã kết thúc với bạn đọc cho dù nhà văn đang tiếp tục viết. Và tôi, một bạn đọc đầy cảm hứng để đọc bộ tiếu thuyết này với nhiều lo lắng cho chính tác giả. Nhưng giờ đây, tôi đã đọc xong Nợ nước non và bắt đầu đợi những tập tiếp theo.

53 lượt xem
Thơ biển, đảo và tình yêu người lính
Bùi Văn Đồng
Biển đảo là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam, của nhân dân Việt Nam. Từng tấc đất, từng "thỏi vàng xanh" cha ông ta tự bao đời đã được những người lính, những người chiến sĩ âm thầm canh giữ, bảo vệ. Trên mặt trận bút nghiên, những nhà thơ cũng gửi gắm tình yêu và quyết tâm giữ gìn biển đảo qua những vần thơ, con chữ. "Thơ biển, đảo và tình yêu người lính" của Đại tá, Nhà báo, Nhà văn Bùi Văn Bồng gồm 38 bài thơ đặc sắc. Mỗi bài thơ là một cung điệu trong bản nhạc "hồn thiêng non nước" cùng tấu lên sự rung cảm, tấm lòng yêu của những người con đất Việt hướng về nơi đầu sóng ngọn gió. Tình đồng chí, đồng đội của người lính hải quân, tình yêu mênh mông sóng vỗ dạt dào hòa vào tình yêu đất nước. Dưới ngòi bút giàu xúc cảm của một người lính nhiều trải nghiệm, hình ảnh về cuộc sống và con người nơi biển, đảo hiện lên sống động, gần gũi, thân quen. Những khuôn mặt rám nắng, mặn mòi nắng biển, gió biển, những rung động con tim nơi đất liền cùng dòng máu, cùng nhịp đập "cứ ngân vang Tiếng nói Việt Nam"... Thơ Bùi Văn Bồng đẹp, giản dị, sâu sắc, "trải hết lòng cùng mênh mông biển biếc/ nhạc và thơ tha thiết biển quê hương…". Hôm nay, ngày mai và cả tận sau này tình yêu về biển, đảo và những người lính biển sẽ không bao giờ tắt mà như một ngọn đuốc vẫn bùng cháy mãnh liệt ngày đêm. Những câu chuyện cổ tích lại sẽ mở ra, tiếp nối và sâu đậm trong màu xanh lam của biển, trong những vần điệu "Thơ biển, đảo và tình yêu người lính" mãi mãi yêu thương…
667 lượt xem
Nam Cao - Sự nghiệp và chân dung
GS. Phong Lê
Viết về Nam Cao, soạn một cuốn sách về Nam Cao, ở thời điểm kỷ niệm 100 năm năm sinh (1915-2015), tác giả nghĩ đến cái hậu của một đời người và một đời văn đã được lưu lại nơi phần mộ cùng ngôi Nhà tưởng niệm Nam Cao trên đất quê Đại Hoàng đã được khánh thành cách đây hơn 10 năm và khu Vườn hiện thực Nam Cao đã từng khơi gợi rất nhiều hứng thú sáng tạo cho giới họa sĩ vào đầu năm 2006 ở Hà Nội. Thuộc trong số những người yêu mến và ngưỡng mộ Nam Cao, tác giả rất cảm động vì sự tôn vinh xứng đáng đó; và đồng thời cũng là một sự bù đắp - bởi sự hy sinh quá sớm của Nam Cao ở tuổi 36, với tư cách một nhà văn - liệt sĩ, trong chuyến về công tác ở vùng địch hậu Liên khu Ba, vào ngày 30/11/1951; và còn phải chờ tiếp hơn 46 năm sau đó, cho đến ngày 18/1/1998 thì di hài của ông mới đưa được về quê nhà cho một cuộc yên nghỉ vĩnh viễn. Đề tài về Nam Cao là đề tài tác giả theo đuổi từ hơn nửa thế kỷ qua nếu tính từ những bài viết đầu tiên về Nam Cao. Nhưng phải đến năm 1997, tác giả mới công bố cuốn sách mang tên Nam Cao - phác thảo sự nghiệp và chân dung. Gọi là “phác thảo” bởi tác giả vẫn chỉ muốn xem đây như là sự chuẩn bị trên con đường thâm nhập vào sự nghiệp sáng tạo của một nhà văn lớn thế kỷ XX mà tác giả là một bạn đọc rất mực yêu mến và chuyên cần. Nhân chuẩn bị kỷ niệm 100 năm năm sinh Nam Cao, tác giả tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cuốn “phác thảo” cũ, nhằm mở rộng và đi sâu hơn vào di sản quý giá của Nam Cao, mà tác gả tin còn chưa hoặc sẽ không bao giờ khép lại trong tầm đón nhận của nhiều thế hệ bạn đọc.
831 lượt xem
Văn học Việt Nam (1930-1945) - Quyển 1
GS. Hà Minh Đức (Chủ biên)

Từ đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam bước vào thời kỳ hiện đại. Quá trình hiện đại hóa diễn ra với nhiều cấp độ và
qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nếu đứng về góc độ phân kỳ văn học mà xét thì mốc lớn 1945 chấm dứt gần một trăm năm nô lệ dưới chế độ thực dân Pháp, khai sinh ra nhà nước dân chủ cộng hòa do nhân dân làm chủ được xem là chuyển động lịch sử lớn nhất của thế kỷ và cũng là của mọi hoạt động sáng tạo tinh thần trong đó có văn học. Từ 1945 cho đến hết thế kỷ XX, hơn nửa thế kỷ có hai giai đoạn lớn: thời kỳ 1945-1975 diễn ra hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống thực dân Pháp và chống Mỹ xâm lược. Từ 1975 cho đến năm 2000 là thời kỳ đổi mới của đất nước và cũng là của văn chương bao gồm hai giai đoạn nhỏ: tiền đổi mới 1975-1986 và đổi mới toàn diện 1986-2000. Trở lại với gần nửa thế kỷ đầu của văn học cũng có thể chia thành hai giai đoạn 1900-1930 và 1930-1945. Ba mươi năm đầu thế kỷ là thời kỳ hệ tư tưởng phong kiến suy thoái và được thay thế bằng những tư tưởng dân chủ tiến bộ. Ảnh hưởng của phương Tây, nhất là những tư tưởng của cách mạng tư sản Pháp về bình đẳng, bác ái, tự do đã tác động đến tầng lớp tri thức và văn nghệ sĩ. Văn học Pháp ảnh hưởng trực tiếp đến văn học Việt Nam và góp phần hình thành nhiều thể loại và tạo thêm nhiều cái mới cho văn học.

83 lượt xem
Thơ Thăng Long - Hà Nội qua Hà thành thi sao
Đỗ Thị Hảo

Các tác phẩm nghệ thuật được sáng tác bằng chữ Hán Nôm - sản phẩm tinh thần của nhiều thế hệ đi trước là di sản tư liệu quý giá, tái hiện lại những giá trị, bản sắc văn hóa, văn hiến của dân tộc qua nhiều chặng đường lịch sử. Khôi phục lại nguồn tư liệu này là việc làm cần thiết để thế hệ bạn đọc ngày nay có cơ hội hiểu hơn về những giá trị truyền thống. Đó là mục tiêu của rất nhiều ấn phẩm trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, trong đó có công trình Thơ Thăng Long - Hà Nội qua “Hà thành thi sao” do PGS.TS. Đỗ Thị Hảo chủ biên. Hà thành thi sao - cuốn sách sao chép lại những thi phẩm viết về Thăng Long - Hà Nội - là một trong những công trình tinh tuyển đặc sắc nhất trong dòng thơ ca Hán Nôm viết về Thăng Long - Hà Nội từ trước đến nay. Công trình được nhà Hán học Nhàn Vân Đình Trần Duy Vôn dày công biên soạn và sao chép lại từ năm 1975. Ở tập sách này, ngoài những tác giả có đôi bài thơ về Thăng Long Hà Nội được trích từ Hoàng Việt thi tuyển, Truyền kỳ lục, Thăng Long cổ tích khảo tịnh hội đồ, v.v... thì còn có tới 7 thi phẩm riêng về Thăng Long - Hà Nội được sao chép lại, đó là: La thành cổ tích vịnh, Thăng Long tam thập vịnh, Thăng Long thập cửu vịnh, Thăng Long hoài cổ thập tứ thủ, Long Biên bách nhị vịnh, Long Biên ái hoa hội, An Nam kinh đô bát cảnh.

1157 lượt xem
Văn học dân gian - Quyển 1
GS. TS. Nguyễn Xuân Kính, PGS. TS. Nguyễn Thị Huế

Bộ Lịch sử văn học Việt Nam được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về văn học Việt Nam của đông đảo bạn đọc và các nhà chuyên môn. Tổng Chủ biên là Giáo sư - Nhà giáo nhân dân Hà Minh Đức, cùng với sự tham gia cộng tác của rất nhiều nhà khoa học trong giới văn học ở các viện nghiên cứu chuyên ngành và các trường Đại học trong cả nước.
Dựa trên kết quả phân kỳ lịch sử văn học, bộ Lịch sử văn học Việt Nam dự kiến gồm 10 tập. Tùy dung lượng, có tập sẽ chia thành nhiều quyển. Với mục tiêu tổng kết thực tiễn lịch sử văn học Việt Nam, bộ sách là công trình khoa học có chất lượng, có tính hệ thống và quan điểm khoa học hiện đại, góp phần khẳng định vị thế, vai trò của văn học Việt Nam với tư cách một lĩnh vực khoa học chuyên ngành và trong tương quan liên ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung.
Trong đó tập trung nhận thức, đánh giá và định giá các hiện tượng văn học, các giai đoạn văn học một cách khách quan, thỏa đáng đặt trong bối cảnh dân tộc, khu vực và quốc tế. Công trình là bức tranh đa dạng và phong phú với những đường nét riêng chung, mang tính tổng kết mười thế kỷ văn học với giá trị khoa học và thực tiễn lớn, hỗ trợ cho việc nghiên cứu lịch sử văn học dân tộc ở các viện nghiên cứu và cho việc giảng dạy văn học sử Việt Nam ở các trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, các trường đại học sư phạm và trung học, đồng thời đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của đông đảo bạn đọc.
Bộ Lịch sử văn học Việt Nam lần này được sắp xếp theo các thời kỳ lịch sử của văn học, từ văn học dân gian đến văn học thành văn ở các giai đoạn thuộc thời kỳ trung đại, cận đại, hiện đại với những đỉnh cao của các phong cách sáng tạo. Sách có cấu trúc như sau:
Tập I: Lịch sử văn học Việt Nam: Văn học dân gian
Tập II: Lịch sử văn học Việt Nam (từ thế kỷ X - hết thế kỷ XIV)
Tập III: Lịch sử văn học Việt Nam (thế kỷ XV)
Tập IV: Lịch sử văn học Việt Nam (từ thế kỷ XVI - thế kỷ XVII)
Tập V: Lịch sử văn học Việt Nam (từ thế kỷ XVIII - nửa đầu thế
kỷ XIX)
Tập VI: Lịch sử văn học Việt Nam (nửa sau thế kỷ XIX)
Tập VII: Lịch sử văn học Việt Nam (1900-1930)
Tập VIII: Lịch sử văn học Việt Nam (1930-1945)
Tập IX: Lịch sử văn học Việt Nam (1945-1975)
Tập X: Lịch sử văn học Việt Nam (1976-2000)
Mỗi một tập trong bộ Lịch sử văn học Việt Nam có một hoặc đồng tác giả chủ biên, được biên soạn theo phương châm cập nhật, chất lượng và cố gắng bám sát tiến trình các giai đoạn phát triển của Lịch sử văn học Việt Nam. Mỗi tập do một tập thể biên soạn là các nhà nghiên cứu có uy tín trong giới văn học trong nước cũng như trên trường quốc tế.

84 lượt xem
Kiến trúc Thăng Long - Hà Nội
Lê Văn Lân

Tiếp cận cuốn sách bạn đọc có những hình dung về bức tranh kiến trúc Thăng Long - Hà Nội, hiểu được quá trình hình thành diện mạo kiến trúc Thăng Long từ những tụ cư bên sông Hồng tới Đại La, định đô Thăng Long và diện mạo ban đầu, Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ, Thăng Long thời Lê - Mạc - Tây Sơn, Thăng Long - Hà Nội thời Nguyễn; những xây dựng đầu tiên của Pháp ở Hà Nội, chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, cấu trúc không gian đô thị thời Pháp thuộc. Bên cạnh đó là diện mạo kiến trúc Hà Nội từ hoà bình trở lại đến những năm đổi mới, những hình ảnh quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội năm 2011 và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Vùng Thủ đô; kiến trúc Hà Nội thời kỳ mới hội nhập, thời kỳ của kỹ thuật công nghệ mới và biến động của kinh tế - xã hội, kiến trúc Hà Nội nhìn về phía trước.

1193 lượt xem
Việt Nam - 9 bản hùng văn
Hà Duy Biển
Lịch sử hào hùng hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra biết bao những áng văn thơ trác tuyệt. Có những bản anh hùng ca ngất ngây men chiến thắng, có những khúc bi - tráng ca thấu động tâm can… Những áng văn đó, tự bản thân tồn tại, đã trở thành một phần lịch sử, một phần văn hóa Việt Nam. Trong số đó, có những tác phẩm không chỉ mang giá trị văn học mà còn mang cả tầm vóc của lịch sử. Việt Nam – 9 bản Hùng văn là công trình được tuyển chọn từ kho tàng văn hóa – lịch sử nước nhà giới thiệu về 9 tác phẩm văn học mang tầm vóc lịch sử. Chín áng văn này được gọi là “hùng văn” với ý nghĩa hào tráng của bản thân tác phẩm, trong bối cảnh lịch sử - văn hóa tạo tác nên chúng và chính những tác động, dấu ấn mà các áng văn đó để lại trong lịch sử và văn hóa Việt Nam, đó là : - Nam quốc sơn hà viết khoảng thế kỷ X - XI - Phạt Tống lộ bố văn (tức Bài văn tuyên bố về việc đánh Tống) của Lý Thường Kiệt, viết năm 1075 - 1076 - Dụ chư tỳ tướng hịch văn (tức Hịch tướng sĩ) của Trần Quốc Tuấn, viết năm 1285 - Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, viết năm 1427 - Thư chiêu dụ các tướng sĩ Mạc của Lê Bá Ly, viết năm 1551 - Xuất sư hịch (tức Hịch ra quân) của Nguyễn Hữu Chỉnh, viết năm 1786 - Tế Cần Giuộc sĩ dân trận vong văn (tức Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) của Nguyễn Đình Chiểu, viết năm 1861 - Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, viết năm 1945 - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh, viết năm 1946. Như một tuyển tập, 9 áng văn này bao gồm nhiều thể loại văn học và phương tiện ngôn ngữ trao chuyển giá trị lịch sử - văn hóa Việt Nam trải dài từ buổi đầu độc lập tự chủ (thế kỷ X - XI) đến thế kỷ XX. Do sự phức tạp, đa chiều của lịch sử - văn hóa Việt Nam, các tác giả chủ trương phục dựng lịch sử văn bản từng tác phẩm ở những mức độ khác nhau, mỗi tác phẩm được trình bày thành một chỉnh thể, gồm ba bộ phận: Bối cảnh lịch sử; tác giả và tác phẩm; Văn bản tác phẩm.
852 lượt xem
Tổng thư mục Ngô Tất Tố
NGÔ THỊ THANH LỊCH, Cao Đắc Điểm
Ba phần tư thế kỷ vừa qua, nhiều tác phẩm báo chí và văn học của tác giả Ngô Tất Tố đã trở nên quen biết, gần gũi với công chúng nước ta, đã thu hút sự quan tâm khảo cứu, bình luận của nhiều thế hệ bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình. Đến cuối thế kỷ trước, việc giới thiệu sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố hầu như được khép lại. Nhưng quả là bất ngờ: trong những năm gần đây mới tìm thêm được hơn 1350 di tác của tác giả đã “bị quên lãng” từ mấy chục năm nay. Tổng thư mục Ngô Tất Tố là kết quả tổng hợp đầy đủ danh mục tác phẩm đã đăng báo, đã in thành sách của tác giả bao gồm cả những tư liệu mới phát hiện được cùng hơn 300 danh mục các lời bình, các công trình nghiên cứu về tác giả. Tổng thư mục Ngô Tất Tố giới thiệu khái quát các danh mục về tài năng báo chí của một nhà báo lớn trong làng báo nước ta, về sức sáng tạo văn học của nhà văn hàng đầu sáng lập dòng văn học mới - văn học hiện thực của nước nhà, về bút lực đáng nể trọng viết lịch sử, khảo dịch, phê bình của tác giả, đồng thời nêu lên danh mục các chủ đề về muôn mặt cuộc sống của dân tộc ta khi đất nước chuyển bước sang thế kỷ 20 và cùng các tiêu đề về những “thông điệp” của tác giả gửi tới bạn đọc.
534 lượt xem
Người đàn ông mưu cầu hạnh phúc
Gounelle
Một tác phẩm tuyệt vời, điển hình, hấp dẫn và đầy lý thú. Một cuốn tiểu thuyết nhưng giống như một cuốn cẩm nang sống với những tình tiết hết sức đời thường như hàng ngày chúng ta vẫn gặp nhưng bỏ qua rồi lại than rằng cuộc sống thật chán chường và vô nghĩa. Với cuốn Người đàn ông mưu cầu hạnh phúc bạn sẽ chứng kiến một thế giới mới được mở ra với mọi khả năng có thể. Tác giả Laurent Gounelle đã hiến tặng cho chúng ta một câu chuyện lý thú, qua đó, ta khám phá ra điều đã ngăn cản chúng ta sống hạnh phúc, thoải mái một cách thực sự. Cuốn sách mang hơi hướng triết học nhưng nhẹ nhàng, có chất tôn giáo của đạo Phật đánh thức tâm linh hướng thiện và lòng tin của con người. Cuốn sách Người đàn ông mưu cầu hạnh phúc đã được dịch ra 24 thứ tiếng và đã phát hành đến 800.000 bản tại Pháp.
486 lượt xem
Văn học Việt Nam (1900-1930)
GS. Phong Lê (Chủ biên)

Tập này trình bày lịch sử văn học Việt Nam từ 1900 đến 1930. Đây là thời kỳ xã hội Việt Nam, sau khi thực dân Pháp dẹp xong phong trào Cần vương, đã chuyển sang chế độ bán phong kiến thuộc địa. Trong bối cảnh mới của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội là sự hình thành một nền văn học mới, trong chuyển động gấp rút từ trung đại sang hiện đại.
Cuốn sách được viết bởi các tác giả: GS. Nguyễn Huệ Chi, GS. Nguyễn Đình Chú, PGS. Nguyễn Văn Hoàn, GS. Phong Lê, PGS.TS. Trần Nho Thìn, PGS.TS. Phan Trọng Thưởng, PGS.TS. Trần Ngọc Vương. GS. Phong Lê chịu trách nhiệm Chủ biên. PGS.TS. Lưu Khánh Thơ phụ trách Thư ký công trình. Cấu trúc tập sách gồm 2 Phần, 18 Chương (không kể Chương Mở đầu và Kết luận), với quy ước về số trang - do Chủ biên khởi thảo và đã được các tác giả đồng thuận. Nhưng do nhiều người viết, và mỗi tác giả chịu trách nhiệm chính về phần viết của mình ở tư cách chuyên gia, nên một sự nhất trí về quan niệm và ý tưởng chung cho toàn bộ chỉ là tương đối (thậm chí có thể có sự khác nhau trong quan niệm, cách hiểu và sự đánh giá về một số hiện tượng nào đó); và sự chặt chẽ về cấu trúc và nội dung là khó thực hiện được như yêu cầu của công trình, và mong muốn của các tác giả

48 lượt xem
Diện mạo văn học cận hiện đại Lào - Tập 2
Trần Thúc Việt

Bộ sách chia làm 2 tập: Tập 1: Diện mạo văn học cận hiện đại Lào (GS,TS Nguyễn Đức Ninh - Viện nghiên cứu Đông Nam Á-Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam viết). Tập 2: Nhận diện văn xuôi Lào hiện đại - quá trình hình thành và đặc điểm phát triển của thể loại (GVC Trần Thúc Việt - Khoa Văn học - Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội viết). Ngoài ra, trong mỗi tập sách cũng được các tác giả tuyển chọn, giới thiệu một số tác phẩm thơ ca, truyện ký, tiểu thuyết tiêu biểu của nền văn học cận hiện đại Lào. Hy vọng, đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc trong và ngoài nước cũng như các bậc đào tạo nghiên cứu của Việt Nam về một thời đại văn học mới ở Lào. Trân trọng giới thiệu Bộ sách cùng bạn đọc!

1156 lượt xem
Diện mạo văn học cận hiện đại Lào - Tập 1
Nguyễn Đức Ninh

Bộ sách chia làm 2 tập: Tập 1: Diện mạo văn học cận hiện đại Lào (GS,TS Nguyễn Đức Ninh - Viện nghiên cứu Đông Nam Á-Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam viết). Tập 2: Nhận diện văn xuôi Lào hiện đại - quá trình hình thành và đặc điểm phát triển của thể loại (GVC Trần Thúc Việt - Khoa Văn học - Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội viết). Ngoài ra, trong mỗi tập sách cũng được các tác giả tuyển chọn, giới thiệu một số tác phẩm thơ ca, truyện ký, tiểu thuyết tiêu biểu của nền văn học cận hiện đại Lào. Hy vọng, đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc trong và ngoài nước cũng như các bậc đào tạo nghiên cứu của Việt Nam về một thời đại văn học mới ở Lào. Trân trọng giới thiệu Bộ sách cùng bạn đọc!

489 lượt xem
Những bước tiến trong tiến trình văn học để khẳng định độc lập dân tộc của Lào và Việt Nam
Tạ Hồng Hạnh, Đặng Quang Phúc, TS Nguyễn Phương Liên

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông, có quan hệ gắn kết keo sơn trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển. Trong hơn bảy thập niên qua, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo sau này của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân dày công vun đắp, trở thành tài sản chung vô giá của hai dân tộc. Nhân kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2017) và 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (05/9/1962 - 05/9/2017)Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với các chuyên gia tổ chức biên soạn, xuất bản bộ sách về mối quan hệ gắn bó giữa Việt Nam - Lào Bộ sách gồm 11 cuốn giới thiệu những thông tin cơ bản về đất nước và con người Lào, về những đặc trưng của đất nước Triệu Voi thông qua các lĩnh vực lịch sử - quân sự, chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội,... cùng song hành trong thế tương quan so sánh với những đặc trưng về đất nước và con người Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ sách còn đi sâu phân tích mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và những triển vọng kết nối trên tất cả lĩnh vực. Qua đó giúp cho việc triển khai hiệu quả kế hoạch hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới và cũng là nhằm hiện thực hóa đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước nói chung, đặc biệt là với đất nước Lào; nhằm không ngừng củng cố, tăng cường và phát triển hơn nữa mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào, đúng như mong muốn và lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt - Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.

729 lượt xem
Biên niên sử phong trào thơ mới Hà Nội (1932-1945) - tập 2
Nguyễn Hữu Sơn

Cuốn sách sưu tầm, tổng hợp, thống kê các nguồn tài liệu trên sách báo, ấn phẩm xuất bản trước năm 1945 nhằm đưa đến một cái nhìn hệ thống, toàn cảnh về tất cả các vấn đề, sự kiện, hiện tượng liên quan đến phong trào Thơ mới Hà Nội. Với định hướng đó, đúng như tên gọi, cuốn sách lựa chọn cách trình bày tư liệu theo thể thức biên niên với 14 mục tương ứng với 14 năm - quãng thời gian Thơ mới xuất hiện và thoái trào, từ 1932 đến 1945. Trong mỗi năm, sự kiện sẽ được sắp xếp, trình bày theo cấp độ từng tháng, từng ngày theo đúng trật tự xuất hiện là thời điểm được xuất bản trên các ấn phẩm.

455 lượt xem