An toàn vệ sinh lao động
Hướng dẫn các tình huống thoát nạn, thoát hiểm, sơ cấp cứu trong phòng, chống cháy nổ
Nguyễn Ngọc Quang

Cháy, nổ có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Trong cuộc sống, nhiều lúc chỉ cần một phút lơ là, bất cẩn là cháy, nổ có thể xảy ra, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Nguyên nhân có nhiều, song vấn đề mấu chốt vẫn là ý thức, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy của các cá nhân, đơn vị còn thiếu và yếu. Bên cạnh đó là việc chúng ta chưa thực hiện tốt các công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thiếu các trang thiết bị đủ tiêu chuẩn để phòng cháy, chữa cháy.
Nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn, thoát hiểm và sơ cấp cứu cho đông đảo đối tượng độc giả, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các tác giả công tác tại Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy biên soạn và xuất bản cuốn sách “Hướng dẫn các tình huống thoát nạn, thoát hiểm, sơ cấp cứu trong phòng, chống cháy nổ”.
Nội dung cuốn sách gồm 4 chương, cụ thể:
Chương 1. Một số kiến thức cơ bản
Chương 2. Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cách thoát nạn, thoát hiểm tại một số địa điểm, phương tiện dễ cháy
Chương 3. Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cách thoát nạn, thoát hiểm khi gặp sự cố cháy, nổ
Chương 4. Hướng dẫn sơ cấp cứu người bị nạn và xử lý một số tình huống thường gặp
Cuốn sách tập trung đi sâu vào những kiến thức thiết thực về công tác phòng cháy, chữa cháy, tác hại do cháy gây ra, các kỹ năng xử lý khi gặp tình huống đám cháy; hướng dẫn thoát nạn, cứu nạn, sơ cấp cứu ban đầu người bị nạn và tham gia chữa cháy. Những nội dung này đã được nghiên cứu để phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện của nước ta hiện nay và các nước trên thế giới. Hy vọng cuốn sách sẽ hỗ trợ đắc lực cho đông đảo đối tượng độc giả gồm các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân; giúp mọi người tự tin khi phải đối mặt với các tình huống khẩn cấp khi xảy ra cháy tại gia đình, nhà trường và nơi công cộng.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, biên tập xuất bản sách, song cuốn sách sẽ khó tránh khỏi thiếu sót. Nhà xuất bản rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau.

160 lượt xem
Sơ cấp cứu tai nạn trước khi có y tế
BS.Nguyễn Đức Đãn
Cấp cứu ban đầu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính, mục đích là để cứu sống nạn nhân, hoặc làm hạn chế những nguy hiểm đe dọa người bệnh, hoặc ngăn không cho tình trạng xấu đi, thúc đẩy quá trình hồi phục. Theo Tổ chức Lao động Thế giới, nếu được cấp cứu kịp thời, đúng phương pháp sẽ cứu được 81% nạn nhân qua cơn hiểm nghèo. Chính vì vậy, sơ cấp cứu tai nạn trước khi có y tế đã trở thành vấn đề cấp bách và quan trọng, được cả xã hội quan tâm tìm hiểu. Những kiến thức cơ bản cùng với những thao tác đơn giản nhất mà bất kỳ ai cũng làm được để cứu giúp nạn nhân, đã được thầy thuốc Ưu tú, bác sỹ Nguyễn Đức Đãn cung cấp trong cuốn sách “Sơ cấp cứu tai nạn trước khi có y tế”. Cuốn sách không chỉ là cẩm nang cuộc sống cho mỗi người dân, mà các thầy thuốc cũng rất quan tâm, sử dụng làm tài liệu huấn luyện cho các cơ sở y tế. Trong 5 năm gần đây, số lượng bản cứng đã được phát hành lên đến hơn 30.000 bản. Cứu người là hành động nhân đạo song cần phải biết cứu người đúng cách. Vì vậy Bạn hãy nhanh chóng đưa cuốn sách này vào kho sách điện tử của bạn để không phải hối tiếc và chia sẻ thông tin này với cộng đồng càng nhiều càng tốt.
552 lượt xem
Tuyên truyền về công tác đảm bảo ATVSLĐ trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông
Bùi Hữu Hạnh, Bui Huu Hanh
Ngày 05 tháng 01 năm 2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/QĐ-TTg “Phê duyệt chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020” với mục tiêu: Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của Quốc gia. Để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cũng như nhằm hạn chế tối đa việc xảy ra tai nạn lao động cho người lao động thì các tổ chức Công đoàn giữ một vai trò rất quan trọng. Tổ chức Công đoàn chính là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động cũng như tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người lao động… Vì vậy các tổ chức Công đoàn cần có sự vào cuộc quyết liệt và sâu sát hơn nữa để mang đến sự an toàn cao nhất cho người lao động. Việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động ngoài việc đảm bảo sức khỏe cho người lao động, còn giúp nâng cao hiệu quả cũng như năng suất lao động. Với ý nghĩa thiết thực đó và để giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các đơn vị trong ngành Thông tin và Truyền thông có kiến thức về việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, tôi xin trân trọng giới thiệu đến các tổ chức công đoàn trong Ngành cuốn sách “Tuyên truyền về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông” do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản. Nội dung cuốn sách trình bày những kiến thức hết sức hữu ích về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh, phòng chống cháy nổ cho người lao động cũng như sơ cấp cứu người bị nạn khi có tai nạn xảy ra... Cuốn sách được trình bày sinh động, dễ hiểu, kèm theo hình ảnh minh họa, qua đó giúp cho người đọc có thể vận dụng vào thực tế một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, cuốn sách còn giới thiệu một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để giúp người lao động và người sử dụng lao động hiểu rõ hơn về quyền và trách nhiệm của mình. Đối với những yêu cầu về việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho người lao động tôi thấy rằng nội dung cuốn sách này đã đáp ứng được khá đầy đủ những yêu cầu đó để mỗi người lao động, mỗi tổ chức có thể đảm bảo được an toàn, vệ sinh lao động. Thay mặt Ban Chấp hành Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam, tôi xin chúc CNVCLĐ và đoàn viên công đoàn ngành Thông tin và Truyền thông sức khỏe, hạnh phúc, luôn thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động để cùng xây dựng một môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.
639 lượt xem
Hướng dẫn phương pháp chung nhận diện các yếu tố nguy hiểm/độc hại, đánh giá rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Đỗ Trần Hải, Nguyễn Thắng Lợi, Phạm Quốc Quân

Hiện nay, đi đôi với việc phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề sức khỏe và an toàn lao động được các doanh nghiệp rất chú trọng, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động. Bất kỳ một công việc, hoạt động, sản xuất nào từ nhẹ đến nặng đều tiềm ẩn những rủi ro về an toàn lao động trong đó. Do đó, ngoài việc quan trắc môi trường lao động thì doanh nghiệp, đơn vị sản xuất cần nhận diện các yếu tố nguy hại và đánh giá rủi ro cho chính công việc đó, giúp cho công việc diễn ra an toàn và hiệu quả.
Để hướng dẫn cụ thể phương pháp đánh giá và quản lý rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp giúp cho các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất triển khai hệ thống quản lý rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã phối hợp cùng các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động xuất bản cuốn sách ''Hướng dẫn phương pháp chung nhận diện các yếu tố nguy hiểm/độc hại, đánh giá rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp''.
Nội dung của cuốn sách gồm 4 phần:
Phần 1. Khái quát về rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại vị trí làm việc;
Phần 2. Nhận diện các mối nguy hiểm, độc hại trong lao động sản xuất tiềm ẩn khả năng gây rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;
Phần 3. Phương pháp chỉ số rủi ro nghề nghiệp xác định rủi ro tai nạn lao động và rủi ro bệnh nghề nghiệp;
Phần 4. Xác định rủi ro suy giảm sức khỏe nghề nghiệp do điều kiện lao động không hợp vệ sinh.
Phần Phụ lục tham khảo là ví dụ minh họa kết quả đánh giá rủi ro nghề nghiệp tại một doanh nghiệp.
Hy vọng cuốn sách là tài liệu hữu ích cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp; các cán bộ quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp tại các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất và bạn đọc muốn tìm hiểu về chủ đề này.

106 lượt xem
Kỹ năng phòng chống cháy nổ và thoát hiểm
Bùi Hữu Hạnh, Bui Huu Hanh, Nguyễn Thành Long
Trong những năm gần đây, tình hình cháy nổ trên cả nước đang có những diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và thiệt hại về con người, kinh tế do cháy nổ gây ra. Hẳn, chúng ta không thể quên được những vụ cháy nổ kinh hoàng đã cướp đi tính mạng, tài sản,… của những con người vô tội, của những chủ doanh nghiệp hay tiểu thương và những hậu quả mà chúng để lại thực sự vô cùng đau đớn, tang thương, nó khiến cho bất kỳ ai cũng không khỏi bàng hoàng, chua xót. Nguyên nhân có nhiều, song vấn đề mấu chốt vẫn là ý thức, kiến thức về phòng cháy chữa cháy của các cá nhân, đơn vị còn thiếu và yếu. Bên cạnh đó là việc chúng ta chưa thực hiện tốt các công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thiếu các trang thiết bị đủ tiêu chuẩn để phòng cháy, chữa cháy. Với mong muốn cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết cơ bản để mỗi cá nhân, mỗi cơ quan, doanh nghiệp đều có thể tự bảo vệ cho chính bản thân mình và những người xung quanh khi xảy ra cháy nổ, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với các chuyên gia tái bản cuốn sách “Kỹ năng phòng chống cháy nổ và thoát hiểm”. Cuốn sách gồm 5 chương, nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Công tác phòng chống cháy nổ Chương 2: Kiến thức cơ bản về phòng và an toàn trong phòng chống cháy nổ Chương 3: Kỹ năng thoát hiểm khi gặp sự cố cháy nổ Chương 4: Các phương pháp chữa cháy cơ bản và sơ cấp cứu người bị nạn Chương 5: Các biện pháp phòng, chữa cháy Trong lần tái bản này, nội dung cuốn sách đã được cập nhật tình hình cháy nổ và những vụ cháy nổ điển hình nhất trong năm 2015 trên địa bàn cả nước. Bên cạnh đó, nội dung sách còn bổ sung thêm các kỹ năng thoát hiểm, các biện pháp phòng cháy, chữa cháy khác và cập nhật các văn bản mới nhất hiện hành. Cuốn sách được biên soạn một cách khoa học, trình bày những kiến thức cơ bản kết hợp với hình vẽ minh họa cụ thể, sinh động. Ngoài ra phần Phụ lục còn trích một số quy định và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm trong công tác phòng chống cháy nổ. Qua đó giúp bạn đọc có được những kỹ năng tổng hợp để có thể thực hiện tốt việc tuyên truyền, phòng chống, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ở gia đình, công sở cũng như khi đang tham gia giao thông trên đường. Cuốn sách hướng tới đông đảo đối tượng độc giả gồm các giảng viên, sinh viên, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và đến tận các hộ gia đình.
918 lượt xem
Tổ chức quản lý vệ sinh an toàn lao động tại nơi làm việc - Kỹ năng kiểm soát (Tái bản lần 1)
Thầy thuốc ưu tú, Bác sỹ Nguyễn Đức Đãn

Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã thổi lên luồng sinh khí mới cho nền sản xuất phát triển. Trong cơ chế hội nhập kinh tế toàn cầu, đối tác đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh không chỉ có chất lượng hàng hóa cao, giá thành rẻ mà còn đòi hỏi phải đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo thông lệ quốc tế. Với những tiêu chí đó, các doanh nghiệp nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Công nghệ sản xuất lạc hậu, lực lượng lao động phần lớn xuất thân từ nông dân, trình độ có hạn. Năng lực quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo luật pháp của doanh nghiệp còn thấp kém, thiếu thông tin, thậm chí có nơi không kiểm soát. Vì vậy, rủi ro nghề nghiệp hoàn toàn có thể xảy ra.
Để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn sách “Tổ chức quản lý vệ sinh an toàn lao động tại nơi làm việc - Kỹ năng kiểm soát” do Thầy thuốc ưu tú, Bác sỹ Nguyễn Đức Đãn biên soạn.
Nội dung của cuốn sách gồm 9 chương cung cấp cho bạn đọc các kiến thức chung về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc, các yếu tố vật lý tác động đến sức khỏe (như vi khí hậu, bụi, tiếng ồn, ánh sáng nơi làm việc...), các chất độc nguy hại trong sản xuất kinh doanh, các tư thế làm việc chưa đúng ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và các biện pháp dự phòng, kỹ năng kiểm soát chúng để cải thiện điều kiện lao động của doanh nghiệp và người lao động. Đặc biệt các chương 8, 9 của cuốn sách đề cập đến vấn đề quản lý sức khỏe và tổ chức sơ cấp cứu tại chỗ nhằm đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động tại nơi làm việc.
Trong cuốn sách này có sử dụng tài liệu của các tổ chức quốc tế (ILO, WHO) và các tác giả có tiếng trong nước, ngoài nước. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn, cuốn sách sẽ khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến góp ý của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản tiếp theo. Hy vọng, cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.

107 lượt xem
An toàn vệ sinh lao động trong thi công xây dựng
Bùi Hữu Hạnh, Bui Huu Hanh
Trong những năm gần đây tình trạng mất an toàn trong thi công xây dựng có xu hướng gia tăng. Tính riêng 06 tháng đầu năm 2015 cả nước ta đã xảy ra 3.416 vụ tai nạn lao động, làm 3.499 người lao động bị nạn, số người chết là 277 người (lĩnh vực xây dựng chiếm hơn 30,4% tổng số vụ tai nạn và 37,8% tổng số người chết). Đặc biệt vụ tai nạn nghiêm trọng do sập giàn giáo xảy ra vào ngày 25/3/2015 tại công trường thi công sản xuất và lắp đặt thùng chìm trọng lực cảng Sơn Dương tại Dự án Formasa Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh làm 13 người chết, 29 người bị thương. Nhằm ngăn ngừa các sự cố công trình trong thi công xây dựng và hạn chế tai nạn lao động, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với tác giả sửa đổi, bổ sung tái bản lần thứ 2 cuốn sách “An toàn vệ sinh lao động trong thi công xây dựng”. Nội dung cuốn sách gồm 7 chương, với nội dung như sau: Chương 1: Giới thiệu một số phương tiện bảo vệ cá nhân, biển báo hiệu, tín hiệu cảnh báo nguy hiểm và phương pháp sơ cứu khi bị tai nạn lao động trên công trường xây dựng. Chương 2: Đề cập tới các vấn đề cần chú ý để đảm bảo an toàn lao động trong công tác tổ chức thi công trên công trường xây dựng. Chương 3: Tập trung giới thiệu các yếu tố nguy hiểm và độc hại, các nguy cơ có thể dẫn tới tai nạn lao động và các biện pháp đề phòng chủ yếu trong các công việc đặc thù của ngành xây dựng. Chương 4: Giới thiệu các biện pháp bảo đảm an toàn lao động khi sử dụng máy hoặc thiết bị thi công xây dựng. Chương 5: Trình bày các biện pháp để đảm bảo an toàn lao động khi thi công trên cao. Chương 6: Các biện pháp phòng chống cháy nổ trên công trường. Chương 7: Một số biện pháp để giữ vệ sinh trên công trường xây dựng. Cuốn sách tái bản có bổ sung nhiều quy định mới về an toàn vệ sinh lao động và các biện pháp tăng cường an toàn lao động trong thi công xây dựng. Cuốn sách là cẩm nang cần thiết về an toàn vệ sinh lao động trong thi công xây dựng, cho các cán bộ quản lý, công tác ATVSLĐ, các thanh tra viên, kiểm tra viên kỹ thuật an toàn và các công nhân làm việc trực tiếp trên các công trường xây dựng.
333 lượt xem
Hỏi đáp an toàn, vệ sinh lao động
BS. Vũ Kiều Anh

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những hành động rất quyết liệt với quyết tâm kiểm soát tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo vệ nguồn nhân lực là tài sản giá trị nhất của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia, hướng tới một nền sản xuất an toàn, có năng suất cao, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định, một trong các quyền cơ bản của người lao động là “được làm việc đảm bảo an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc”.
Những mất mát về con người và thiệt hại vật chất do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã có giảm nhưng vẫn còn lớn; thách thức và nguy cơ trong công tác an toàn, vệ sinh lao động vẫn tiềm tàng; người sử dụng lao động vẫn chưa nhận thức và quan tâm, đầu tư đúng mức; không ít người lao động chưa được đào tạo nghề, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn và tác phong công nghiệp còn hạn chế.
Trong lao động, sản xuất, vì những lý do khách quan và chủ quan mà người lao động có thể sẽ phải chịu tác động từ những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại gây bất lợi cho bản thân người lao động, gây ra tai nạn lao động, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động. Vì vậy, thực hiện các biện pháp an toàn lao động sẽ ngăn ngừa tai nạn, bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn mắc các bệnh nghề nghiệp. Hơn nữa, an toàn vệ sinh lao động còn đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của cả người lao động lẫn người sử dụng lao động.
Nhằm nâng cao hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động những kiến thức chung về an toàn, vệ sinh lao động, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với BS. Vũ Kiều Anh biên soạn và xuất bản cuốn sách “Hỏi đáp an toàn, vệ sinh lao động”.
Nội dung cuốn sách bao gồm 230 câu hỏi kèm theo câu trả lời về kiến thức chung; luật pháp, chế độ chính sách; vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn; an toàn điện; an toàn cơ khí; an toàn thiết bị chịu áp lực; an toàn hóa chất; an toàn phòng cháy, chữa cháy; kỹ thuật an toàn đối với máy công cụ; kỹ thuật khi hàn, cắt kim loại; an toàn trên công trường xây dựng.
Hy vọng cuốn sách sẽ hỗ trợ đắc lực cho người sử dụng lao động, người lao động cũng như các cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để nâng cao hiệu quả của công tác an toàn, vệ sinh lao động; phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đảm bảo cho quá trình lao động sản xuất. Mặc dù rất cố gắng biên soạn, tham khảo và cập nhật thông tin mới truyền tải đến bạn đọc, song cuốn sách vẫn khó có thể tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau.

92 lượt xem
Chăm sóc sức khỏe người lao động
BS. Vũ Kiều Anh

Người lao động là lực lượng quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sức khỏe của người lao động là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng, năng suất làm việc, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Do vậy, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần tạo lập môi trường lao động an toàn, đảm bảo sức khỏe, đời sống và các chính sách cho người lao động.
Công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp còn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, được thể hiện qua các đường lối, chính sách cụ thể, điển hình như Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2030; Công văn số 4986/BYT-MT ngày 14/9/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Tuy nhiên, trên thực tế, công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động còn gặp rất nhiều khó khăn, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp hiệu quả đạt được chưa cao, người lao động còn hạn chế trong việc tiếp cận quyền lợi được pháp luật bảo hộ về chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc…
Nhằm nâng cao hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động những kiến thức về chăm sóc sức khỏe; khuyến khích lối sống, dinh dưỡng lành mạnh tại nơi làm việc; phòng, chống bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với BS. Vũ Kiều Anh biên soạn và xuất bản cuốn sách “Chăm sóc sức khỏe người lao động”.
Nội dung cuốn sách bao gồm 04 chương, cụ thể:
Chương 1. Vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động
Chương 2. Chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe
Chương 3. An toàn trong môi trường làm việc
Chương 4. Phòng, chống bệnh nghề nghiệp, một số bệnh truyền nhiễm và tai nạn, thương tích cho người lao động
Hy vọng cuốn sách sẽ hỗ trợ đắc lực cho người sử dụng lao động, người lao động cũng như các cán bộ quản lý trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để nâng cao hiệu quả của công tác an toàn, vệ sinh lao động; phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đảm bảo cho quá trình lao động sản xuất.

104 lượt xem
Tổ chức quản lý Vệ sinh an toàn lao động theo luật pháp và kỹ năng kiểm soát
BS.Nguyễn Đức Đãn
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã thổi lên luồng sinh khí mới cho nền sản xuất phát triển. Trong cơ chế hội nhập kinh tế toàn cầu, đối tác đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh không chỉ có chất lượng hàng hoá cao, giá thành rẻ mà còn đòi hỏi phải đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo thông lệ quốc tế. Với những tiêu chí đó, các doanh nghiệp nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Công nghệ sản xuất lạc hậu, lực lượng lao động phần lớn xuất thân từ nông dân, trình độ có hạn. Năng lực quản lý công tác vệ sinh an toàn lao động theo luật pháp của doanh nghiệp còn thấp kém, thiếu thông tin, thậm chí có nơi không kiểm soát. Vì vậy, rủi ro nghề nghiệp hoàn toàn có thể xảy ra. Để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động về nguồn lao động, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông tái bản lần thứ 4 cuốn sách “Tổ chức quản lý Vệ sinh an toàn lao động theo luật pháp và kỹ năng kiểm soát” do Thầy thuốc ưu tú, Bác sỹ Nguyễn Đức Đãn biên soạn. Cuốn sách được bổ sung chỉnh sửa một số nội dung theo văn bản pháp luật mới nhất vừa ban hành như: Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ, Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế... Ngoài ra còn bổ sung kèm theo một số mẫu giấy khám sức khỏe tuyển dụng và mẫu khám sức khỏe định kỳ. Là người tâm huyết trong suốt 37 năm tác nghiệp của mình, Bác sỹ Nguyễn Đức Đãn đã từng làm công tác chuyên môn kỹ thuật và thanh tra, kiểm tra hoạt động vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất ở thủ đô Hà Nội. Tác giả có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức, giám sát những yếu tố có nguy cơ rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Với những kinh nghiệm được đúc kết về công tác Tổ chức quản lý Vệ sinh an toàn lao động, cuốn sách sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý hệ thống vệ sinh an toàn lao động theo luật pháp, hướng dẫn cách tổ chức thực hiện công tác vệ sinh an toàn lao động và kỹ năng kiểm soát các yếu tố có nguy cơ trong sản xuất, từ đó giúp các doanh nghiệp lựa chọn giải pháp can thiệp sao cho phù hợp với nguồn lực của mình để bảo vệ sức khỏe cho người lao động, phát triển sản xuất bền vững. Sách của tác giả được đông đảo bạn đọc đón nhận, có cuốn được tái bản nhiều lần. Ngoài ra, tác giả còn tham gia hiệu đính sách cho các tổ chức quốc tế, cho một số tác phẩm nổi tiếng nước ngoài dịch sang tiếng Việt, và là một giảng viên giàu kinh nghiệm đã tham gia giảng dạy ở các Bộ, ngành, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty và các tỉnh, thành phố trên cả nước về công tác vệ sinh an toàn lao động.
454 lượt xem
Hướng dẫn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
Bùi Hữu Hạnh

An toàn, vệ sinh lao động là công tác bắt buộc mà các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải tuân thủ và áp dụng để đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Trong đó, trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân như mũ bảo vệ cá nhân, quần áo bảo hộ, kính bảo vệ mắt hoặc trang thiết bị khác được thiết kế để bảo vệ người lao động khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động là một trong các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động. Phương tiện bảo vệ cá nhân là các dụng cụ, thiết bị cực kỳ quan trọng và cần thiết với người lao động.
Việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động chung và tính mạng, sức khỏe cho từng cá nhân người lao động. Tùy vào môi trường làm việc, điều kiện làm việc mà người lao động sẽ được trang cấp những dụng cụ, thiết bị phù hợp.
Nhằm nâng cao hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động những kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, cụ thể hơn là những kiến thức chung về phương tiện bảo vệ cá nhân, cũng như giới thiệu, hướng dẫn sử dụng các loại phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến nhất hiện nay, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với tác giả Bùi Hữu Hạnh biên soạn và xuất bản cuốn sách “Hướng dẫn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân”.
Nội dung cuốn sách bao gồm 02 chương, cụ thể:
Chương 1. Kiến thức chung về phương tiện bảo vệ cá nhân
Chương 2. Hướng dẫn sử dụng các loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
Hy vọng cuốn sách sẽ hỗ trợ đắc lực cho người sử dụng lao động, người lao động cũng như các cán bộ quản lý trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để nâng cao hiệu quả của công tác an toàn, vệ sinh lao động; phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đảm bảo cho quá trình lao động sản xuất.

102 lượt xem
An toàn vệ sinh lao động trong thi công xây dựng
Bùi Hữu Hạnh, Bui Huu Hanh
Trong những năm gần đây tình trạng mất an toàn trong thi công xây dựng có xu hướng gia tăng. Tính riêng 06 tháng đầu năm 2015 cả nước ta đã xảy ra 3.416 vụ tai nạn lao động, làm 3.499 người lao động bị nạn, số người chết là 277 người (lĩnh vực xây dựng chiếm hơn 30,4% tổng số vụ tai nạn và 37,8% tổng số người chết). Đặc biệt vụ tai nạn nghiêm trọng do sập giàn giáo xảy ra vào ngày 25/3/2015 tại công trường thi công sản xuất và lắp đặt thùng chìm trọng lực cảng Sơn Dương tại Dự án Formasa Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh làm 13 người chết, 29 người bị thương. Nhằm ngăn ngừa các sự cố công trình trong thi công xây dựng và hạn chế tai nạn lao động, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với tác giả sửa đổi, bổ sung tái bản lần thứ 2 cuốn sách “An toàn vệ sinh lao động trong thi công xây dựng”. Nội dung cuốn sách gồm 7 chương, với nội dung như sau: Chương 1: Giới thiệu một số phương tiện bảo vệ cá nhân, biển báo hiệu, tín hiệu cảnh báo nguy hiểm và phương pháp sơ cứu khi bị tai nạn lao động trên công trường xây dựng. Chương 2: Đề cập tới các vấn đề cần chú ý để đảm bảo an toàn lao động trong công tác tổ chức thi công trên công trường xây dựng. Chương 3: Tập trung giới thiệu các yếu tố nguy hiểm và độc hại, các nguy cơ có thể dẫn tới tai nạn lao động và các biện pháp đề phòng chủ yếu trong các công việc đặc thù của ngành xây dựng. Chương 4: Giới thiệu các biện pháp bảo đảm an toàn lao động khi sử dụng máy hoặc thiết bị thi công xây dựng. Chương 5: Trình bày các biện pháp để đảm bảo an toàn lao động khi thi công trên cao. Chương 6: Các biện pháp phòng chống cháy nổ trên công trường. Chương 7: Một số biện pháp để giữ vệ sinh trên công trường xây dựng. Cuốn sách tái bản có bổ sung nhiều quy định mới về an toàn vệ sinh lao động và các biện pháp tăng cường an toàn lao động trong thi công xây dựng. Cuốn sách là cẩm nang cần thiết về an toàn vệ sinh lao động trong thi công xây dựng, cho các cán bộ quản lý, công tác ATVSLĐ, các thanh tra viên, kiểm tra viên kỹ thuật an toàn và các công nhân làm việc trực tiếp trên các công trường xây dựng.
1022 lượt xem