Sách bán chạy nhất
Công nghệ 4G LTE và chiến lược, lộ trình phát triển ở Việt Nam
PGS.TS Trần Minh Tuấn
Thông tin di động ngày nay đã trở thành một trong những dịch vụ viễn thông phát triển rất nhanh và mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp viễn thông, mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của thị trường viễn thông di động đã thúc đẩy mạnh mẽ việc nghiên cứu và triển khai các hệ thống thông tin di động mới trong tương lai. Hệ thống di động thế hệ thứ hai với GSM và CDMA là những ví dụ điển hình đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, tuy nhiên thị trường viễn thông ngày càng mở rộng càng thể hiện rõ những hạn chế về dung lượng và băng thông của các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai. Sự ra đời của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba với các công nghệ tiêu biểu như WCDMA hay HSPA là một tất yếu để có thể đáp ứng được nhu cầu truy cập dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, xem phim… với tốc độ cao. Hiện nay, mặc dù các hệ thống thông tin di động thế hệ 2,5G hay 3G vẫn đang phát triển không ngừng nhưng các nhà khai thác viễn thông lớn trên thế giới đã triển khai một chuẩn di động thế hệ mới có rất nhiều tiềm năng và sẽ trở thành chuẩn di động 4G trong thời gian tới, đó là LTE (Long Term Evolution - Sự phát triển dài hạn). Thực tế triển khai công nghệ LTE vừa qua tại nhiều nước đã chứng tỏ khả năng vượt trội của LTE cả trên phương diện công nghệ lẫn khả năng thương mại. Trước đây, muốn truy cập dữ liệu lớn, bạn phải cần có một đường dây cố định để kết nối. Với LTE, chúng ta có thể truy cập tất cả các dịch vụ mọi lúc mọi nơi trong khi vẫn di chuyển như: xem phim chất lượng cao HDTV, điện thoại có hình, chơi game, nghe nhạc trực tuyến, tải cơ sở dữ liệu… với một tốc độ “siêu tốc”. Đó chính là sự khác biệt giữa mạng di động thế hệ thứ 3 (3G) và mạng di động thế hệ thứ tư (4G). Tuy vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng mạng di động băng rộng 4G đang được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều thay đổi khác biệt so với những mạng di động hiện nay. Bộ Thông tin và Truyền thông rất coi trọng việc phát triển thông tin di động băng rộng các thế hệ tiếp theo để có hạ tầng viễn thông hiện đại, làm nền tảng cho phát triển kinh tế số, góp phần thay đổi cơ cấu tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phục vụ cộng đồng như giám sát và bảo vệ môi trường, xây dựng ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh, chăm sóc sức khỏe… Mạng và dịch vụ di động băng rộng công nghệ 4G mở ra cơ hội to lớn cho việc đạt được mục tiêu này.
1198 lượt xem
Phân tích tài chính
Nguyễn Thị Liên Hoa, Lê Đạt Chí, Từ Thị Kim Thoa, Vũ Việt Quảng, Nguyễn Thị Ngọc Trang
Nếu ví giám đốc tài chính (CFO) là đỉnh cao nhất trong nghề tài chính, thì việc trở thành một chuyên gia phân tích tài chính chuyên nghiệp cũng có nghĩa là bạn đang tìm cách chinh phục một trong những đỉnh cao cuối cùng để trở thành một CFO thực thụ. Với mục tiêu như trên, quyển sách này được biên soạn dựa trên những kiến thức mới và hiện đại nhất về phân tích tài chính để cung cấp những công cụ hỗ trợ giúp bạn phân tích, dự báo và chẩn đoán bệnh tình của công ty nhằm mục tiêu đạt được tối đa hóa giá trị công ty và giá chứng khoán mà bạn đang nắm giữ.
482 lượt xem
Bưu chính điện tử
ThS. Ao Thu Hoài, CN. Lê Sỹ Linh, TS. Nguyễn Đăng Hậu
Công nghệ hiện đại đang được coi là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và ngành Bưu chính nói riêng. Việc ứng dụng các công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất Bưu chính sẽ mang lại hiệu quả cao do tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng dịch vụ. Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp đã và đang thúc đẩy việc xây dựng các cổng giao dịch điện tử hoặc tham gia các dịch vụ mua bán hàng thông qua Internet, mạng Bưu chính trên Internet, nhiều trang thương mại điện tử mở ra thực hiện việc phát hàng đến tận nhà với phương thức thanh toán thuận lợi. Để đáp ứng nhu cầu bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn sách “Bưu chính điện tử” do tác giả TS. Nguyễn Đăng Hậu, ThS. Ao Thu Hoài, CN. Lê Sỹ Linh biên soạn. Cuốn sách gồm sáu chương đề cập đến các nội dung: Giới thiệu về Internet, WWW, trang Web; Khái niệm về thương mại điện tử; Kinh doanh thương mại điện tử; Khái quát về Bưu chính điện tử; Hoạt động của Bưu chính điện tử; Các điều kiện cần thiết cho phát triển Bưu chính điện tử. Hy vọng, cuốn sách sẽ là tư liệu cần thiết cho các lãnh đạo, các cán bộ quản lý của các cơ quan, đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, các nhà quản trị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Bưu chính, các cán bộ phụ trách công tác vận hành và khai thác mạng lưới Bưu chính; đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các giáo viên, các học viên, sinh viên các cơ sở đào tạo chuyên ngành Bưu chính và những người quan tâm đến vấn đề này.
399 lượt xem
Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2011
Bộ Thông tin và Truyền thông
Trong mười năm qua, công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời là hạ tầng kỹ thuật, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Chính phủ Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm và dành nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển lĩnh vực này. Sách trắng CNTT-TT Việt Nam 2011 đã cung cấp bức tranh toàn cảnh và sát thực nhất về hiện trạng phát triển của ngành CNTT-TT Việt Nam năm 2011. Sách trắng CNTT-TT được bổ sung thêm các nội dung đánh giá tổng kết sự phát triển của CNTT-TT trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 và giới thiệu về Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010. Đề án được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển CNTT-TT trong giai đoạn tới. Ngoài ra, Sách trắng CNTT-TT 2011 còn có các báo cáo phân tích, đánh giá tình hình phát triển của từng lĩnh vực cụ thể về công nghiệp CNTT, bưu chính, ứng dụng CNTT, nguồn nhân lực CNTT, Hợp tác quốc tế và các văn bản pháp luật về CNTT-TT. Hy vọng những thông tin này sẽ là nền tảng để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu xây dựng chính sách, và là tài liệu tham khảo quan trọng cho các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạch định chiến lược kinh doanh, tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác trong lĩnh vực CNTT-TT tại Việt Nam.
398 lượt xem
Phân tích SWOT trong chiến lược kinh doanh
NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh ( Strengths), Điểm yếu ( Weaknesses), Cơ hội ( Opportunities) và Nguy cơ ( Threats) trong phân tích kinh doanh của một doanh nghiệp. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp bạn có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp của mình mà còn thấy được những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp bạn. • Điểm mạnh là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu. • Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn. • Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt được mục tiêu. • Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn. Có thể thấy, mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác định thế mạnh mà bạn đang nắm giữ cũng như những điểm hạn chế cần phải khắc phục. Nói cách khác, SWOT chỉ ra cho bạn đâu là nơi để bạn tấn công và đâu là nơi bạn cần phòng thủ. Cuối cùng, kết quả SWOT cần phải được áp dụng một cách hợp lý trong việc đề ra một Kế hoạch hành động (Action plan) thông minh và hiệu quả. Thấy rõ tầm quan trọng của SWOT, trường Đào tạo Doanh nhân PTI, nơi đào tạo hàng nghìn nhà lãnh đạo cấp cao và cấp trung, đã tổ chức biên soạn cuốn sách “Phân tích SWOT trong chiến lược kinh doanh”. Hy vọng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể hiểu rõ SWOT để vận dụng thành công vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mình.
523 lượt xem
Tài chính doanh nghiệp hiện đại (Tái bản lần 2 - Có chỉnh sửa bổ sung)
Trần Ngọc Thơ

Quyển sách chuyên khảo tài chính doanh nghiệp hiện đại dựa trên kinh nghiệm giảng dạy môn học tài chính doanh nghiệp và một tập hợp các tài liệu nghiên cứu rất có giá trị của các giáo sư có uy tín ở các trường đại học nổi tiếng trên thế giới chuyên nghiên cứu tài chính doanh nghiệp và thị trường tài chính như các giáo sư Stewart C.Myers, Richard A.Brealey, Stephen A.Ross, Black&Scholes, William F.Sharpe, J.C.Hull, Alan Shapiro v.v. Đây là những giáo sư rất nổi tiếng mà có lẽ các bạn đã từng nghe tên tuổi.

1136 lượt xem
Các mô hình cơ bản trong phân tích và thiết kế hướng đối tượng
TS. Lê Văn Phùng
Ngày nay cách tiếp cận hướng đối tượng đã ngày càng trở nên phổ biến. Trong các dự án phát triển hệ thống lớn, ngôn ngữ mô hình hóa hợp nhất – UML (Unified Modeling Language) đã được ưu tiên cho quá trình phân tích thiết kế hệ thống, nó được coi là một chuẩn quốc tế được tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO chấp nhận. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản về mô hình, quá trình mô hình hóa, các kỹ thuật xây dựng mô hình là những yêu cầu bắt buộc cho bất cứ ai muốn phân tích và thiết kế một hệ thống lớn theo hướng đối tượng. Nhằm giúp sinh viên, nghiên cứu sinh và các lập trình viên có thêm tài liệu về phân tích và thiết kế hệ thống theo hướng đối tượng, TS. Lê Văn Phùng (Viện Công nghệ thông tin - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã biên soạn cuốn sách “Các mô hình cơ bản trong phân tích và thiết kế hướng đối tượng". Nội dung cuốn sách gồm 10 chương: Chương 1: Tổng quan về mô hình hóa phần mềm Chương 2: Các khái niệm cơ bản trong phân tích và thiết kế hướng đối tượng Chương 3: Yêu cầu hệ thống và mô hình nghiệp vụ Chương 4: Mô hình phân tích đối tượng Chương 5: Các mô hình phân tích động thái Chương 6: Các mô hình thiết kế tương tác Chương 7: Mô hình kiến trúc logic Chương 8: Mô hình kiến trúc vật lý Chương 9: Mô hình phân tích và thiết kế một ca sử dụng Chương 10: Mô hình thiết kế đối tượng Hy vọng các bạn đọc yêu công nghệ thông tin, ham mê phân tích thiết kế một hệ thống thông tin, giảng viên, sinh viên đại học, cao đẳng và học viên cao học chuyên ngành công nghệ phần mềm hoặc hệ thống thông tin sẽ tìm thấy những kiến thức mới mẻ trong cuốn sách này.
478 lượt xem