Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (ICPublisher), tiền thân là Nhà xuất bản Bưu điện, được thành lập ngày 12/8/1997 theo Quyết định số 463/QĐ-TCCB của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện sau này là Bộ Bưu chính Viễn thông.

Năm 2008, cùng với sự ra đời của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhằm đáp ứng nhiệm vụ chính trị và khẳng định định hướng phát triển của đơn vị, Nhà xuất bản Bưu điện được đổi tên thành Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông theo Quyết định số 1882/QĐ-BTTTT ngày 17/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Ngay từ khi được thành lập, NXB đã định hướng phục vụ các đối tượng bạn đọc sử dụng các tri thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghiệp vụ, kinh tế và pháp luật về các lĩnh vực:

- Thông tin đối ngoại;

- Điện tử, Viễn thông;

- Công nghệ thông tin;

- Báo chí, xuất bản;

- Phát thanh, truyền hình;

- Bưu chính.

Tiến bước cùng sự phát triển của nền kinh tế đất nước, cùng với việc đổi tên thành NXB Thông tin và Truyền thông, NXB được mở rộng phát triển thêm nhiều mảng sách như: Văn hóa - Xã hội, Văn học nghệ thuật, Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Ngoại ngữ, Từ điển, đặc biệt là mảng sách phục vụ thông tin đối ngoại

Hướng dẫn làm bài thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 môn Ngữ văn
Lê Quang Hưng, Nguyễn Kiến Thọ, Phạm Thanh Lê, Nguyễn Thị Thanh Vân, Phạm Thị Lệ Mỹ, Dương Trung Thành

Năm học 2024 - 2025, sách giáo khoa theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 được hoàn thành và đưa vào dạy học ở tất cả các lớp của ba cấp từ Tiểu học đến Trung học phổ thông (THPT). Từ đây, phương thức kiểm tra, đánh giá có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Đối với môn Ngữ văn, từ năm 2025, cấu trúc đề thi Tốt nghiệp THPT cũng không còn như trước. Ngày 18 tháng 10 năm 2025 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố đề thi tham khảo Tốt nghiệp THPT đối với các môn học.

Nhằm kịp thời, thiết thực phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh, đáp ứng sự mong đợi của đông đảo thầy cô, các em, chúng tôi tổ chức biên soạn cuốn Hướng dẫn làm bài thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2025 môn Ngữ văn. Cuốn sách gồm hai phần lớn. Phần I trình bày một số vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá đối với môn Ngữ văn theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018. Phần II là 30 đề thi tham khảo cùng hướng dẫn làm bài theo từng phần, câu cụ thể của đề thi. Đã có vài cuốn sách xuất bản được tổ chức biên soạn theo các định hướng nội dung tương tự nhưng đây là cuốn đảm bảo đúng, đủ cấu trúc định dạng đề thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo chính thức. Tương quan giữa hai phần Đọc hiểu và Viết, mối quan hệ, phân bố điểm giữa hai mảng nghị luận văn học và nghị luận xã hội, các dạng văn bản, ngữ liệu cùng cách khai thác, cách đặt yêu cầu… trong hệ thống đề tham khảo được biên soạn ở đây thể hiện sát hợp, đầy đủ cấu trúc định dạng đó. Tinh thần chung của cuốn sách là chú trọng kiểm tra, đánh giá học sinh về năng lực, kĩ năng đúng với phương hướng đổi mới giáo dục của chúng ta hiện nay.

Trân trọng giới thiệu Hướng dẫn làm bài thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2025 môn Ngữ văn với các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh và đông đảo bạn đọc quan tâm. Hi vọng cuốn sách sẽ là một tài liệu bổ ích cho quá trình dạy và học nói chung và cho quá trình ôn luyện thi tốt nghiệp THPT nói riêng khi nhóm biên soạn là những giảng viên đại học, giáo viên THPT có nhiều kinh nghiệm trong công việc này.

778 lượt xem
Luyện thi đánh giá năng lực, Tư duy định lượng - Kiến thức lớp 10, 11 (Dành cho các kì thi Đánh giá năng lực)
Phạm Hoàng Điệp, Nguyễn Thái Hoàng

Các em học sinh thân mến!

Theo xu hướng tự chủ, hiện nay các trường đại học, học viện trong cả nước đã sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau, trong đó đặc biệt ưu tiên sử dụng kết quả kì thi Đánh giá năng lực của các trường đại học lớn. Để có thể thực hiện tốt bài thi, các em học sinh cần có kiến thức phong phú, đa dạng, cùng kĩ năng, kinh nghiệm thực hành. 

Với mong muốn giúp các em học sinh chủ động, linh hoạt trong việc ôn tập và phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng thực hành, chúng tôi đã biên soạn bộ sách Luyện thi đánh giá năng lực Kiến thức lớp 10, lớp 11 gồm 04 cuốn: Tư duy định lượng; Tư duy định tính, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.

Cuốn sách: Luyện thi đánh giá năng lực, Tư duy định tính - Kiến thức lớp 10, 11 (Dành cho các kì thi Đánh giá năng lực), gồm 3 phần cùng hệ thống câu hỏi luyện tập: 

Phần I. Đại số và Một số yếu tố giải tích

Phần II. Hình học và Đo lường

Phần III. Đáp án bài tập vận dụng

Chúng tôi hi vọng cuốn sách sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp các em chủ động trau dồi thêm kiến thức và rèn luyện thêm kĩ năng khi tham gia kì thi Đánh giá năng lực. Chúc các em thành công!

Trân trọng!

6670 lượt xem
Luyện thi đánh giá năng lực, Tư duy định tính - Kiến thức lớp 10, 11 (Dành cho các kì thi Đánh giá năng lực)
Tạ Thu Trang, Trần Thị Ngọc

Các em học sinh thân mến!

 Theo xu hướng tự chủ, hiện nay các trường đại học, học viện trong cả nước đã sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau, trong đó đặc biệt ưu tiên sử dụng kết quả kì thi Đánh giá năng lực của các trường đại học lớn. Để có thể thực hiện tốt bài thi, các em học sinh cần có kiến thức phong phú, đa dạng, cùng kĩ năng, kinh nghiệm thực hành. 

Với mong muốn giúp các em học sinh chủ động, linh hoạt trong việc ôn tập và phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng thực hành, chúng tôi đã biên soạn bộ sách Luyện thi đánh giá năng lực Kiến thức lớp 10, lớp 11 gồm 04 cuốn: Tư duy định lượng; Tư duy định tính, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.

Cuốn sách: Luyện thi đánh giá năng lực, Tư duy định tính - Kiến thức lớp 10, 11 (Dành cho các kì thi đánh giá năng lực), gồm 5 chương cùng hệ thống câu hỏi luyện tập các phần.

Chương 1: Khái quát về văn học Việt Nam

Chương 2: Từ vựng, ngữ pháp

Chương 3: Kỹ năng đọc hiểu văn bản

Chương 4: Kỹ năng làm bài tổng hợp

Chương 5: Kỹ năng luyện đề tổng hợp

Hi vọng cuốn sách sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp các em chủ động trau dồi thêm kiến thức và rèn luyện thêm kĩ năng khi tham gia kì thi Đánh giá năng lực.

Chúc các em thành công!

 

5140 lượt xem
Luyện thi đánh giá năng lực, Khoa học tự nhiên - Kiến thức lớp 10, 11 (Dành cho các kì thi Đánh giá năng lực)
Lê Huy Hoàng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Hồng Hoa, Phạm Đức Việt, Bùi Việt Hoàng, Nguyễn Thành Nam, Lê Minh Quý, Đỗ Hồng Ngọc, Đặng Thị Hoàng Hà, Phạm Hồng Điệp, Nguyễn Thị Thu Trang

Các em học sinh thân mến!

Theo xu hướng tự chủ, hiện nay các trường đại học, học viện trong cả nước đã sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau, trong đó đặc biệt ưu tiên sử dụng kết quả kì thi Đánh giá năng lực của các trường đại học lớn. Để có thể thực hiện tốt bài thi, các em học sinh cần có kiến thức phong phú, đa dạng, cùng kĩ năng, kinh nghiệm thực hành. 

Với mong muốn giúp các em học sinh chủ động, linh hoạt trong việc ôn tập và phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng thực hành, chúng tôi đã biên soạn bộ sách Luyện thi đánh giá năng lực Kiến thức lớp 10, lớp 11 gồm 04 cuốn: Tư duy định lượng; Tư duy định tính, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.

Cuốn sách: Luyện thi đánh giá năng lực, Khoa học tự nhiên - Kiến thức lớp 10, 11 (Dành cho các kì thi đánh giá năng lực), trình bày kiến thức ôn tập 3 môn gồm: Vật lí; Hóa học; Sinh học.

Cáu trúc nội dung trong các chương của từng phân môn được trình bày theo trật tự logic:

Phần 1: Tóm tắt lý thuyết

Phần 2: Bài tập có hướng dẫn giải

Phần 3: Bài tập vận dụng

Chúng tôi hi vọng cuốn sách sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp các em chủ động trau dồi thêm kiến thức và rèn luyện thêm kĩ năng khi tham gia kì thi Đánh giá năng lực.

Chúc các em thành công!

6009 lượt xem
Luyện thi đánh giá năng lực, Khoa học xã hội - Kiến thức lớp 10, 11 (Dành cho các kì thi Đánh giá năng lực)
Nguyễn Thanh Mai, Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Thu Phương, Đinh Thị Hương, Đặng Văn Duy, Trần Thị Thanh Xuyên

Các em học sinh thân mến!

Theo xu hướng tự chủ, hiện nay các trường đại học, học viện trong cả nước đã sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau, trong đó đặc biệt ưu tiên sử dụng kết quả kì thi Đánh giá năng lực của các trường đại học lớn. Để có thể thực hiện tốt bài thi, các em học sinh cần có kiến thức phong phú, đa dạng, cùng kĩ năng, kinh nghiệm thực hành. 

Với mong muốn gíp các em học sinh chủ động, linh hoạt trong việc ôn tập và phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng thực hành, ch́úng tôi đã biên soạn bộ sách Luyện thi Đánh giá năng lực - Kiến thức lớp 10, 11 gồm 4 cuốn: Tư duy Định lượng, Tư duy Định tính, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.

Cuốn sách Luyện thi Đánh giá năng lực Khoa học xã hội - Kiến thức lớp 10, 11 (Dành cho các kỳ thi Đánh giá năng lực) gồm 2 phần Lịch sử và Địa lí. Mỗi phần tiếp cận từ lí thuyết đến hệ thống câu hỏi luyện tập, bài tập vận dụng.

Phần Lịch sử gồm 6 chương:

Chương 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

Chương 2: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay

Chương 3: Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á

Chương 4: Chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Chương 5: Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam

Chương 6: Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Phần Địa lí gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới

Chương 2: Địa lí khu vực

Chương 3: Địa lí quốc gia

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Hi vọng cuốn sách sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp các em chủ động trau dồi thêm kiến thức và rèn luyện thêm kĩ năng khi tham gia kì thi Đánh giá năng lực. 

Chúc các em thành công!

 

2056 lượt xem
Chuyển đổi số thế nào?
Hồ Tú Bảo, Nguyễn Nhật Quang

Chuyển đổi số là câu chuyện mới đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia với những mức độ và cách thức khác nhau. Ở nước ta, Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã nhanh chóng lan tỏa trên cả nước. “Chuyển đổi số” đã thành một từ được nói đến hàng ngày trên truyền thông. Cuộc sống của người dân cũng đang dần gắn nhiều hơn với môi trường thực-số. Nhiều doanh nghiệp đang tích cực tìm hiểu và thực hiện chuyển đổi số. Hầu hết các tỉnh thành và bộ ngành đã công bố đề án chuyển đổi số. Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số đã được thành lập và hoạt động để giúp Chính phủ điều hành công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
Nhận thức về chuyển đổi số liên quan đến hai vấn đề chính: “chuyển đổi số là gì và vì sao phải làm?” và “làm chuyển đổi số thế nào?”. Trong khi vấn đề thứ nhất được nói đến nhiều thời gian qua, những câu hỏi của vấn đề thứ hai như “cần làm gì để chuyển đổi số?”, “phải bắt đầu từ đâu?”, “ai làm chuyển đổi số?”, “thành bại của chuyển đổi số vì sao?”, “tổ chức việc thực hiện chuyển đổi số thế nào?”… vẫn đang rất cần được trả lời và làm rõ.
Hai năm trước chúng tôi viết cuốn sách “Hỏi đáp về chuyển đổi số” với 200 câu hỏi và trả lời để chia sẻ nhận thức ban đầu của mình về chuyển đổi số là gì. Mong muốn tìm câu trả lời về làm chuyển đổi số thế nào dẫn chúng tôi đến những thách thức mới. Những cuốn sách đã xuất bản trên thế giới phần lớn mô tả các hoạt động cụ thể về chuyển đổi số của doanh nghiệp trong bối cảnh của các nước phát triển và ít về phương pháp làm chuyển đổi số. Gần hai năm qua khi tìm hiểu, trao đổi, trải nghiệm với nhận thức dần rõ hơn, chúng tôi đề xuất phương pháp luận ST-235 về làm chuyển đối số, và viết cuốn sách này để chia sẻ với cộng đồng.
Phương pháp luận ST-235 có cốt lõi là tư duy hệ thống được mô tả với hai phần. Phần một (ST) xác định mô hình hệ sinh thái thực-số của các tổ chức với tám hợp phần chia thành các nhóm về hoạt động chính (sản phẩm-dịch vụ, quy trình vận hành, quản trị-quản lý), về nhân tố thành bại (con người, thể chế, công nghệ), về dữ liệu và kết nối, và về an toàn an ninh hệ thống. Chuyển đổi số của một tổ chức về bản chất là xây dựng hệ sinh thái thực-số của mình từ hệ sinh thái hiện tại, và việc này được thực hiện theo phương thức mô tả ở phần hai (235) của ST-235, với 2 nguyên lý, 3 cặp nguyên tắc, và 5 nội dung cốt lõi cần làm.
Hai nguyên lý của ST-235 là tư tưởng chủ đạo và dẫn dắt toàn bộ quá trình chuyển đổi số, xác định rằng chuyển đổi số là quá trình tự thay đổi một cách hệ thống và chuyển đổi số là quá trình liên tục đổi mới sáng tạo với dữ liệu và kết nối. Ba cặp nguyên tắc của ST-235 xác định những điều cần tuân theo khi thực hiện chuyển đổi số, gồm tổng thể và toàn diện, đồng bộ và đột phá, chính chủ và lãnh đạo. Năm vấn đề cốt lõi mỗi tổ chức cần thực hiện khi chuyển đổi số là con người, thể chế, công nghệ, lộ trình, và quản trị thực thi.
Cuốn sách được chia thành sáu chương. Chương Một tóm tắt những khái niệm và vấn đề cơ bản của chuyển đổi số. Chương Hai giới thiệu phương pháp luận ST-235. Bốn chương tiếp theo trình bày về làm chuyển đổi số quốc gia, các lĩnh vực kinh tế-xã hội, các địa phương và doanh nghiệp nhìn theo phương pháp luận ST-235.
Chúng tôi chân thành bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Nhóm Thinktank VINASA vì những điều được chia sẻ, được học tập từ các thảo luận về chuyển đổi số vào các sáng thứ bảy hàng tuần. Chúng tôi chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình với những động viên và khuyến khích hoàn thành cuốn sách; cảm ơn các tỉnh thành, các tập đoàn, các doanh nghiệp, tổ chức, trường học, các đơn vị tổ chức tập huấn chuyển đổi số… đã cho chúng tôi cơ hội đến trao đổi, giới thiệu ST-235 và nhận được nhiều câu hỏi thú vị; cảm ơn Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, tổ chức GIZ và 11 trường dạy nghề về hoạt động chuyển đổi số chúng tôi được tham gia trong gần hai năm qua; cảm ơn Cục Tin học hóa (hiện nay là Cục Chuyển đổi số quốc gia), Bộ Thông tin và Truyền thông; cảm ơn Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã hợp tác với chúng tôi làm cuốn sách này.

725 lượt xem
Viết cho PR (Dành cho những người làm truyền thông chuyên nghiệp)
PGS. TS. Đinh Thị Thúy Hằng

Cuốn sách “Viết cho PR (Dành cho những người làm truyền thông chuyên nghiệp)” nhằm giới thiệu những lý luận, khái niệm và những kỹ năng phát triển các thông điệp truyền thông, viết các thể loại cho PR như: viết thông cáo báo chí, viết tin bài cho tạp chí hay các bản tin nội bộ, viết để cung cấp thông tin thông qua mạng xã hội. Những người làm PR, sinh viên học và nghiên cứu về PR cần phải nắm được bản chất của thông tin báo chí, quan hệ giữa báo chí và quan hệ công chúng, hiểu và viết được thông cáo báo chí, các bài chuyên đề, thông tin họp báo, kỹ năng trả lời phỏng vấn báo chí và kỹ năng thiết kế trình bày in ấn. Cuốn sách nhỏ này hi vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản và hệ thống đó.

4399 lượt xem
Cẩm nang thuyết minh một số điểm du lịch tiêu biểu về dân tộc, tôn giáo và tín ngưỡng vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
TS. Nguyễn Tư Lương

Cuốn cẩm nang là tài liệu thuyết minh chuyên sâu về các điểm du lịch gắn với các chủ đề về dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng, giúp cho hướng dẫn viên nhận thức đầy đủ ý nghĩa và giá trị văn hóa dân tộc, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng của đất nước, góp phần truyền bá và lan toả tới cộng đồng, du khách trong và ngoài nước để từ đó phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Bộ tài liệu bao gồm những kiến thức chung về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam và những giá trị đặc sắc gắn vói các di tích, điểm du lịch tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, giúp cho hướng dẫn viên có thể xây dựng được những bài thuyết minh đúng cấu trúc, nội dung phong phú, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch.

666 lượt xem
Sách trắng lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Việt Nam năm 2024
Bộ Thông tin và Truyền thông , Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử

Sách Trắng PTTH&TTĐT năm 2024 đánh dấu lần đầu Sách Trắng lĩnh vực chuyên ngành được xây dựng, phát hành. Kế thừa và phát triển từ Sách Trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam, bao gồm các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông được ban hành trong 13 năm qua, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử mong muốn Sách Trắng PTTH&TTĐT năm 2024 sẽ là cẩm nang tham khảo phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin, số liệu, phục vụ chỉ đạo, điều hành và xây dựng chính sách lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử nhằm mục tiêu phát triển ngành.

42 lượt xem
Tóm lược chuyển đổi số - Chiến lược & Lộ trình
David L. Rogers

Nhằm khuyến khích toàn dân nâng cao nhận thức và đưa mục tiêu phát triển chuyển đổi số vào cuộc sống, theo đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông, được sự đồng thuận của tác giả David L Rodgers, Trường Doanh nhân PACE đã phối hợp với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông tổ chức xuất bản cuốn sách “Tóm lược Chuyển đổi số - Chiến lược & Lộ trình” nhằm cung cấp một phiên bản tinh gọn từ 02 cuốn sách giá trị trên, phù hợp cho cả hai đối tượng độc giả: những người quan tâm đến chuyển đổi số ở tầm chiến lược và những người thực thi chuyển đổi số.

199 lượt xem
Hoàn thiện kỹ năng thuyết trình (sách chuyên khảo)
TS. Lê Thị Thu Hằng

Cuốn sách "Hoàn thiện kỹ năng thuyết trình" là một tài liệu hữu ích dành cho những người muốn nâng cao khả năng trình bày và giao tiếp trong công việc và cuộc sống. Với những kiến thức chuyên sâu và hướng dẫn chi tiết, cuốn sách này sẽ giúp bạn trở thành một người thuyết trình xuất sắc và tự tin trước đám đông.

988 lượt xem
Thương mại điện tử căn bản
TS. Trần Thị Thập, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, TS. Nguyễn Trần Hưng

Nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với các hoạt động và mô hình thương mại điện tử, cuốn sách Thương mại điện tử căn bản được biên soạn với mong muốn mang đến cho bạn đọc những kiến thức và kỹ năng cơ bản về triển khai các hoạt động thương mại sử dụng thiết bị điện tử và hệ thống các mạng viễn thông. Nội dung cuốn sách giúp người học nắm được những kiến thức từ nền tảng cơ sở hạ tầng để triển khai thương mại điện tử cho tới những kiến thức toàn diện về các mặt hoạt động của thương mại điện tử như: giao dịch hợp đồng điện tử, chữ ký số và chứng thực số, thanh toán điện tử, marketing điện tử, các vấn đề về an toàn thông tin và các khía cạnh về luật pháp, đạo đức, xã hội trong thương mại điện tử.

1331 lượt xem
Các Tổng Bí thư thế hệ tiền bối của Đảng ta
PGS. TS. Lê Văn Yên

Các đồng chí Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh là các Tổng Bí thư thuộc lớp chiến sĩ cách mạng tiền bối của Đảng ta. Các đồng chí đều là những nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam, đã có nhiều cống hiến to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xứng đáng là những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Cuộc đời và sự nghiệp của các đồng chí là những tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, về ý chí kiên cường, dũng cảm, nêu cao khí phách của những người cộng sản kiên trung cho thế hệ những người Việt Nam hôm nay và mãi mãi về sau học tập và noi theo. Đánh giá cao những đóng góp của lớp các chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Các đồng chí ta như đồng chí Trần Phú, đồng chí Ngô Gia Tự, đồng chí Lê Hồng Phong, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, đồng chí Hà Huy Tập, đồng chí Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Hoàng Văn Thụ, và trăm nghìn đồng chí khác đã đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc lên trên hết, lên trước hết. Các đồng chí đó đã tin tưởng sâu sắc, chắc chắn vào lực lượng vĩ đại và tương lai vẻ vang của giai cấp và của dân tộc. Các đồng chí ấy đã vui vẻ hy sinh hết thảy, hy sinh cả tính mệnh mình cho Đảng, cho giai cấp, cho dân tộc. Các đồng chí ấy đã đem xương máu mình vun tưới cho cây cách mạng, cho nên cây cách mạng đã khai hoa, kết quả tốt đẹp như ngày nay”. Sự nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những phương thức lãnh đạo cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng là một phẩm chất quan trọng của người cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều chủ trương quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, Ban Bí thư đã ban hành Quy định số 101-QĐ/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng và tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 55-QĐ/TW về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên. Ngày 25-10-2018, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Quy định số 08-QĐ/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương ban hành một quy định, trong đó đề cập cụ thể trách nhiệm nêu gương của các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, cho thấy tính công khai, minh bạch, dân chủ trong Đảng ngày càng được phát huy. Trong giai đoạn hiện nay, để quán triệt, triển khai và tiếp tục đẩy mạnh việc đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, chúng tôi biên soạn cuốn sách Các Tổng Bí thư thế hệ tiền bối của Đảng ta (1930 - 1990). Biên soạn cuốn sách, chúng tôi căn cứ vào Quyết định đợt đầu tiên của Bộ Chính trị số 50-QĐ/TW ngày 04/9/2002 về Chương trình viết tiểu sử và hồi ký các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước ta gồm mười đồng chí, trong đó có bảy đồng chí Tổng Bí thư của Đảng là các đồng chí Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, ngoài ra còn có ba đồng chí là Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng và Phạm Hùng. Ở đây, chúng tôi tập trung nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương của bảy đồng chí Tổng Bí thư từ năm 1930 đến năm 1990. Còn các Tổng Bí thư từ năm 1991 đến nay chúng tôi đang sưu tầm tài liệu để bổ sung cho lần xuất bản sau. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã có sự kế thừa tham khảo các công trình viết về các đồng chí Tổng Bí thư của các tác giả khác. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của các Tổng Bí thư rất phong phú và vẻ vang, chúng tôi không có tham vọng nêu toàn bộ sự nghiệp và những cống hiến to lớn của các đồng chí, mà chỉ trên cơ sở những tài liệu đã công bố cũng như các tài liệu khai thác, sưu tầm được, cố gắng tái hiện những nét chính trong cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và những đóng góp chính của các đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và cách mạng Việt Nam. Qua đó, giúp độc giả có cái nhìn toàn diện và khách quan về tấm gương sáng của các Tổng Bí thư - những chiến sĩ cộng sản kiên trung, trọn đời cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân. Đồng thời, hy vọng cuốn sách góp phần vào công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và truyền thống đối với những người Việt Nam, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay.

1278 lượt xem
Kinh tế Việt Nam trên con đường chuyển đổi số
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Các mục tiêu cơ bản của Chương trình Chuyển đổi số đến năm 2030 bao gồm: phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, (2) phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, và (3) phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số. Trong bối cảnh đó, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã thực hiện một cuốn sách chuyên khảo có tựa đề: Kinh tế Việt Nam trên con đường chuyển đổi số‖ nhằm kịp thời thể hiện trách nhiệm, vai trò tư vấn phản biện chính sách của UEH để đóng góp vào các giải pháp phát triển kinh tế số, chuyển đổi số của Việt Nam. Cuốn sách chuyên khảo Kinh tế Việt Nam trên con đường chuyển đổi số‖ bao gồm 41 bài viết từ các nhà khoa học của UEH. Các bài viết đã đánh giá thực trạng chuyển đổi số ở 03 nhóm lĩnh vực (1) Kinh tế - Quản lý nhà nước - Luật, (2) Quản trị - Kinh doanh - Thương mại - Marketing, và (3) Tài chính - Ngân hàng - Kế toán. Nội dung bao gồm phân tích đánh giá thực trạng, khả năng sử dụng nguồn lực, các ứng dụng chuyển đổi số, khoa học kỹ thuật để số hóa toàn bộ tài sản thông tin, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, sắp xếp lại các hoạt động để chuyển đổi từ môi trường hoạt động truyền thống sang môi trường số, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể và khả thi để thực hiện chuyển đổi số trong các ngành kinh tế nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung. Các bài viết cũng đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm phát triển chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, bao gồm các vấn đề về dịch vụ công trực tuyến, nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của cơ quan nhà nước, hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước thông qua môi trường số, ….

2236 lượt xem
Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị giữa nhân dân trên toàn thế giới
Nguyễn Văn Dương, Đỗ Hoàng Linh

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã dành trọn cuộc đời đấu tranh cho nền hòa bình thực sự, cho giải phóng dân tộc, giải phóng con người và cho tình đoàn kết hữu nghị quốc tế giữa các dân tộc. Người đã đi xa, nhưng hình ảnh về một lãnh tụ vĩ đại, đáng kính thì mãi vĩnh hằng trong trái tim mỗi thế hệ người Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế. Suốt 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, Người đã hòa mình vào phong trào cách mạng của công nhân, tham gia thành lập nhiều tổ chức quốc tế nhằm tập hợp những người yêu hòa bình, đấu tranh vì độc lập, tự do dân tộc và mong muốn hợp tác hữu nghị với nhân dân toàn thế giới. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kiên định chiến lược hòa bình, kiên trì con đường thương lượng, đối thoại nhằm giải quyết các mối xung đột. Kể cả đến khi kẻ thù buộc nhân dân ta phải đứng lên cầm súng kháng chiến, Người vẫn giương cao ngọn cờ hòa bình, vẫn liên tục gửi thư đến Chính phủ, Quốc hội và Nhân dân Pháp, kêu gọi họ chấm dứt chiến tranh bằng biện pháp hòa bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định chính sách ngoại giao của Việt Nam là “làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”, “nhằm xây đắp nền hòa bình thế giới”. Người đã bắc những nhịp cầu hữu nghị, đẩy mạnh việc giao lưu, tiếp xúc, nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc,nhằm duy trì và củng cố hòa bình, hữu nghị với các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Sau khi Việt Nam giành được độc lập, Người đã thường xuyên đi thăm hữu nghị các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng ở châu Á, đến đâu Người cũng thể hiện tình cảm chân thành và nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt Nam là được sống trong hòa bình, độc lập, có quan hệ hữu nghị với tất cả các dân tộc trên thế giới. Tư tưởng hòa bình, hợp tác, hữu nghị, đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tư tưởng có tầm chiến lược, đi trước thời đại, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta hợp tác cùng phát triển với các quốc gia trong và ngoài khu vực. Tư tưởng của Người đã và đang được vận dụng sáng tạo và tiếp tục phát triển, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hiện đang có nhiều biến đổi phức tạp với những cơ hội và mưu đồ đan xen, tác động đến nền hòa bình và tình hợp tác, hữu nghị của nước ta với các nước trên thế giới

738 lượt xem
Hồ Chí Minh và 5 bảo vật quốc gia
Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

Trong khối di sản tinh thần mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Việt Nam, có 5 di sản được công nhận là Bảo vật Quốc gia, đó là: "Đường Kách mệnh"; "Ngục trung nhật ký" (Nhật ký trong tù"; "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"; "Lời kêu ngọi đồng bào và chiến sĩ cả nước" và "Bản di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh".
Mỗi di sản mà Người để lại đều chứa đựng những giá trị, ý nghĩa lớn lao và luôn tỏa sáng, soi đường cho Cách mạng Việt Nam tiến lên giành những thắng lợi vẻ vang và đang vững bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạng, dân chủ, công bằng, văn minh.
Bên vạnh 5 Bảo vật Quốc gia được trình bày một cách trang trọng, bạn đọc còn được tiếp cận những dòng cảm xúc của các nhà phê bình văn học trong và ngoài nước khi nghiên cứu về các di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

402 lượt xem
  • NXB Thông tin và Truyền thông
  • Tầng 6, Tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • nxb.tttt@mic.gov.vn
  • 024.35772138
  • 02435579858