Văn hóa - Xã hội
Việt Nam - Lào: Sự gắn bó xuyên thời gian (Những nét tương đồng về chính trị, lịch sử, văn hóa cổ đại cho đến nay)
TS Nguyễn Phương Liên

Nội dung cuốn sách giới thiệu những thông tin cơ bản về đất nước và con người Lào, về những đặc trưng của đất nước Triệu Voi thông qua các lĩnh vực lịch sử - quân sự, chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội,... cùng song hành trong thế tương quan so sánh với những đặc trưng về đất nước và con người Việt Nam. Bên cạnh đó, cuốn sách còn đi sâu phân tích mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Việt Nam - Lào trong quá khứ, hiện tại và những triển vọng kết nối trên tất cả lĩnh vực. Qua đó giúp cho việc triển khai hiệu quả kế hoạch hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới và cũng là nhằm hiện thực hóa đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước nói chung, đặc biệt là với đất nước Lào; nhằm không ngừng củng cố, tăng cường và phát triển hơn nữa mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào.

993 lượt xem
Xã hội Nhật Bản dân số, gia đình và cộng đồng
Ngô Hương Lan

Cuốn sách “Xã hội Nhật Bản: dân số, gia đình và cộng đồng” là tập hợp kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2020 và 2021 của tác giả, có chỉnh lý, bổ sung, đưa thêm một số thông tin về những vấn đề của Nhật Bản trong đại dịch Covid-19 nhằm gửi đến độc giả những thông tin chính xác và cập nhật về xã hội Nhật Bản hiện nay.

115 lượt xem
Di sản văn hóa cồng chiêng ở Quảng Ngãi
Cao Chư

Cuốn sách trình bày về tổng thể các giá trị di sản văn hóa cồng chiêng ở tỉnh Quảng Ngãi trong tổng thể văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

102 lượt xem
Tìm hiểu khái quát về tiếng Việt và Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
GS.TS Nguyễn Văn Khang

Nội dung của cuốn sách giới thiệu những đặc điểm khái quát về tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Nội dung cuốn sách gồm hai phần: Phần I (từ chương 1 đến chương 5), giới thiệu khái quát về tiếng Việt. Phần này tập trung giới thiệu hai vấn đề: Thứ nhất là đặc điểm của tiếng Việt ở các bình diện cấu trúc - hệ thống, gồm: Ngữ âm tiếng Việt (chương 2), Ngữ pháp tiếng Việt (chương 3), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt (chương 4). Thứ hai là đặc điểm khái quát của tiếng Việt theo tiến trình phát triển xuyên suốt từ quá khứ đến nay, bao gồm: đặc điểm nguồn gốc, loại hình học tiếng Việt, lịch sử phát triển của tiếng Việt (chương 1) và tiếng Việt hiện nay dưới tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội gắn với việc chuẩn hóa và hiện đại hóa tiếng Việt (chương 5). Phần II (từ chương 6 đến chương 7), giới thiệu khái quát về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Phần này tập trung giới thiệu hai vấn đề: Một là, những đặc điểm chung về tình hình dân tộc thiểu số và ngôn ngữ các dân tộc thiểu ở Việt Nam (chương 6), như: đặc điểm tên gọi, dân số, cư trú, thành phần dân tộc, việc kết hôn khác dân tộc trong gia đình,v.v. Có thể coi đây là các nhân tố tác động đến cấu trúc của ngôn ngữ cũng như việc sử dụng, bảo tồn các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay. Hai là, đặc điểm của từng ngôn ngữ dân tộc thiểu số (chương 7), như: đặc điểm tên gọi gắn với tên gọi dân tộc, đặc điểm cội nguồn (ngữ hệ), cấu trúc (loại hình), chữ viết và việc sử dụng hiện nay.

199 lượt xem
Quan hệ Việt Nam - Campuchia từ sau chiến tranh lạnh đến nay
Trần Xuân Hiệp
Cách đây nửa thế kỷ, vào ngày 24/6/1967, Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sự kiện chính trị trọng đại này là một mốc son trong lịch sử mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống gắn bó nhân dân hai nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi dân tộc. Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng nằm trên bán đảo Đông Dương, có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó. Tuy vậy, quan hệ giữa hai nước cũng có những thăng trầm nhất định tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cũng như chính sách đối ngoại của mỗi nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Nhưng trên hết, có thể khẳng định, trải qua nửa thế kỷ, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia luôn được vun đắp và đã đạt được nhiều thành tựu trên hầu hết các lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng… Đây là cơ sở, nền tảng vững chắc để hai nước tiếp tục phát huy trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai với phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã kịp thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á biên soạn, xuất bản Bộ sách gồm 05 cuốn nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (1967 - 2017), đó là: 1. Chính sách đối ngoại trung lập của Campuchia giai đoạn 1953-1970 2. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Campuchia: Thực trạng và triển vọng 3. Quan hệ Việt Nam - Campuchia từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay 4. Việt Nam - Campuchia: Hợp tác hữu nghị và phát triển 5. 50 năm quan hệ Việt Nam - Campuchia: Thành tựu và triển vọng Mặc dù, Nhà xuất bản và các tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn và các nội dung được đề cập ở nhiều lĩnh vực, do vậy không thể tránh khỏi những hạn chế; rất mong nhận được góp ý của bạn đọc để bộ sách sẽ được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
673 lượt xem
ບັນັນດາບົດົດເລື່ອື່ອງ ກຽ່ຽ່ ວກບັບັ ສາຍພວົວົ ພນັນັ ມິດິດິດຕະພາບ ຄວາມສາມກັກັ ຄ ີ ລະຫວາ່າ່ ງ ຫວຽດນາມ - ລາວ (Những câu chuyện về tình đoàn kết hữu nghị Việt - Lào)
ຮ່າຫງວຽນ

ປີ 2017 ເປັນປີທີ່ມີຄວາມຫມາຍສຳ¬ຄັນພິ¬ເສດໃນການພົວ¬ພັນດ້ານການທູດລະ¬ຫວ່າງ ຫວຽດ¬ນາມ - ລາວ ເມືອງສອງປະ¬ເທດລະນືກຄົບ¬ຮອບ 40 ປີ ແຫ່ງການເຊັນສົນ¬ທິ-ສັນ¬ຍາ ມີດຕະພາບ ແລະ ຮ່ວມມື ຫວຽດ¬ນາມ-ລາວ (18 ກໍ¬ລະ¬ກົດ ປີ 2017). ແລະ 55 ປີ ແຫ່ງການສະ¬ຖາ¬ປະ¬ນາຄວາມສຳ¬ພັນທາງການທູດຫວຽດ¬ນາມ-ລາວ (05 ກັນ-ຍາປີ 1962 - 05 ກັນ¬ຍາປີ 2017). ໂດຍໄດ້ຮັບຄວາມເຫັນດີຈາກການນຳຂອງກະ-ຊວງຖະ¬ແຫຼງຂ່າວ ແລະ ການສ່ືສານ, ສຳ¬ນັກພິມຈຳ¬ຫນ່າຍຖະ¬ແຫຼງຂ່າ ແລະ ການສ່ືສານສົມ¬ທົບກັບຜູ້ຊ່ຽວ¬ຊານ ຈັດຕັ້ງການຮຽບ¬ຮຽງ ແລະ ພິມຈຳ¬ຫນ່າຍປືມ 11 ຫົວເພ່ືອເປັນການລະນືກ ການພົວ¬ພັນ ທາງການທູດຫວຽດ¬ນາມ-ລາວ. ໃນປີ 2018, ໂດຍແນ¬ໃສ່ສືບ¬ຕໍ່ຢືນ¬ຢັນ ແລະ ໂຄ¬ສະ¬ນາຢ່າງ ກວ້າງ¬ຂວາງ ແລະ ເລິກ¬ເຊິ່ງກວ່າອີກກ່ຽວກັບ ການພົວ¬ພັນອັນຈົບ¬ງາມລະ¬ຫວ່າງ ສອງປະ¬ເທດ, ສອງຊາດ. ສຳໜັກພິມກະຊວງຖະແຫຼງຂ່າວ ແລະ ກາຈສື່ສານໄດ້ເລືອກປື້ມຈຳນວນ 8 ຫົວເພື່ອແປ ແລະ ພິມຈຳໜ່າຍເປັນພາສາລາວ, ນັ້ນກໍ່ຄື: 1- ບາດ¬ກ້າວຕ່າງໆໃນວັນ¬ນະ¬ຄະ¬ດີ ທີ່ຢັ້ງ¬ຢືນເຖິງຄວາມເປັນເອ¬ກະ¬ລາດຂອງບັນ-ດາ¬ເຜົ່າໃນ ລາວ ແລະ ຫວຽດ¬ນາມ. 2- ສາຍພົວ¬ພັນພິ¬ເສດ, ການຮ່ວມມືຮອບ¬ດ້ານ ຫວຽດ¬ນາມ-ລາວ ໃນໄລ¬ຍະປີ 1954-2017. 3- ຫວຽດ¬ນາມ - ລາວ: ສາຍພົວ¬ພັນທີ່ສະ¬ໜິດ¬ສະ¬ໜົມຕະ¬ຫຼອດໄລ¬ຍະເວ¬ລາຜ່ານມາ (ມີຫຼາຍຈຸດທີ່ຄ້າຍ¬ຄືກັນທາງດ້ານການ¬ເມືອງ, ປະ¬ຫວັດ¬ສາດ, ວັດ¬ທະ¬ນະ¬ທຳມາເເຕ່ບູ¬ຮານນະການຈົນເຖິງປັດ¬ຈຸ¬ບັນ). 4- 55 ປີ ສາຍພົວ¬ພັນທາງດ້ານການທູດລະ¬ຫວ່າງ ຫວຽດ¬ນາມ-ລາວ, ຫວນຄືນ ເເລະ ກ້າວເຂົ້າສູ່ອະ¬ນາ¬ຄົດໃນຕໍ່ໜ້າ. 5- ບັນ¬ດາບົດເລື່ອງກ່ຽວກັບສາຍພົວ¬ພັນ ຄວາມສາ¬ມັກ¬ຄີ ມິດ¬ຕະ¬ພາບ ລະ¬ຫວ່າງຫວຽດ¬ນາມ - ລາວ. 6- ຄວາມຄ້າຍ¬ຄືກັນທາງດ້ານທິດສະດີ ວັດ¬ທະ¬ນະ¬ທຳທ້ອງ¬ຖິ່ນ ຫວຽດ¬ນາມ - ລາວ. 7- ປຽບ¬ທຽບ ຄຳສຸ¬ພາ¬ສິດລາວ ກັບຄຳພະຫຍາຫວຽດ¬ນາມ. 8- ຮຽນຮູ້ວັດ¬ທະ¬ນາທຳ - ປະ¬ຫວັດ¬ສາດລາວ. ເນື້ອໃນຂອງປື້ມເລົ່ານີ້ຈະສະ¬ເຫນີຂໍ້ມູນພື້ນ¬ຖານກ່ຽວກັບປະ¬ເທດຊາດ ແລະ ຄົນລາວ. ກ່ຽວກັບສີ່ງທີ່ເດັ່ນຕ່າງໆຂອງປະ¬ເທດລ້ານຊ້າງ ໂດຍຜ່ານຂົງ¬ເຂດປະ¬ຫວັດ¬ສາດ, ການ ທະຫານ. ການ¬ເມືອງ, ເສດ¬ຖະ¬ກິດ, ວັດ¬ທະ¬ນະທຳ-ສັງຄົມ. ໄປພ້ອມໃນທ່າສົມທຽບກັບ.

816 lượt xem
Học điều hay làm việc tốt mỗi ngày. Quyển 4 - Người con hiếu thảo
Thu Hằng, Phạm Tuấn

Qua câu chuyện và minh họa hấp dẫn, cuốn sách khuyên nhủ chúng ta cần yêu thương, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ từ những việc thiết thực hằng ngày và nỗ lực vượt lên hoàn cảnh khó khăn – để xứng đáng là những người con hiếu thảo

51 lượt xem
Phóng sự báo chí - Lý thuyết, kỹ năng và kinh nghiệm
TS. Nguyễn Quang Hòa
Bằng một cách nào đó, bạn đã có và bắt đầu đọc cuốn sách này, điều đó có nghĩa trong huyết quản của bạn đã có “máu” của một người viết phóng sự. Đây là cuốn sách được biên soạn để hỗ trợ việc giảng dạy môn Phóng sự báo chí cho sinh viên năm thứ ba, bên cạnh giáo trình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ở thời điểm này, sinh viên đã được học lịch sử báo chí, cách viết tin, quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí, làm quen với một số thể loại báo chí khác như Tường thuật, Ghi nhanh. Học nghề báo không thể chỉ nghe, đọc tài liệu mà rất quan trọng phần trao đổi, hướng dẫn của những người giàu kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài cụ thể. Bởi vậy, cuốn sách này ngoài cung cấp những kiến thức cơ bản về thể loại Phóng sự báo chí như: Hoàn cảnh lịch sử ra đời và phát triển của phóng sự, các dạng phóng sự, các quan niệm khác nhau về thể loại phóng sự cũng như các đặc điểm của thể loại này; những tố chất cần có của người viết; sách còn dành nhiều trang đề cập tới cách vượt qua những khó khăn khi tác nghiệp trong thực tế và cách thể hiện để bài viết sinh động, cuốn hút; cả những vấp váp của tác giả và những đồng nghiệp để bạn đọc tham khảo, sau này tránh lặp lại.
1129 lượt xem
Nghiên cứu dư luận xã hội
Khoa Xã hội học và phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, TS. Dương Thị Thu Hương
Dư luận xã hội là hiện tượng xã hội phức tạp, đa chiều cạnh, có thể tiếp cận nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau: tâm lý học; chính trị học, truyền thông, xã hội học... Cuốn sách “Nghiên cứu Dư luận xã hội” tập trung giới thiệu các kiến thức cơ bản về Dư luận xã hội, đặc biệt dành nhiều trang trình bày về các phương pháp, kỹ thuật và quy trình nghiên cứu Dư luận xã hội từ tiếp cận Xã hội học. Với kiến thức được trang bị, người học không chỉ có được nền tảng hiểu biết đầy đủ về Dư luận xã hội, các biện pháp quản lý Dư luận xã hội phù hợp, họ còn được trang bị kiến thức, kỹ năng tiến hành các nghiên cứu Dư luận xã hội bài bản, khoa học, hiệu quả. Cuốn sách là tài liệu giảng dạy chính thức cho bậc cử nhân ngành Xã hội học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đồng thời là sách tham khảo cho sinh viên và học viên cao học, NCS các ngành khác: báo chí, truyền thông, tuyên truyền, truyền thông chính sách, công tác xã hội tại Học viện cũng như tại nhiều cơ sở đào tạo sinh viên ngành Xã hội học và các ngành báo chí, truyền thông khác trên toàn quốc. Cuốn sách cũng giúp cho cán bộ nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực có thể tự tìm hiểu và vận dụng tiến hành nghiên cứu Dư luận xã hội theo đúng trình tự, đáp ứng yêu cầu chuẩn mực nghiên cứu, từ đó đem lại kết quả khách quan, đáng tin cậy, là cơ sở để xây dựng các chiến lược quản lý phát triển hiệu quả xã hội.
935 lượt xem
Các bức thư hay nhất thế giới - Kỷ niệm 50 năm cuộc thi viết thư quốc tế UPU (1971 - 2021)
Liên minh Bưu chính Thế giới

Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) khởi xướng và tổ chức Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần đầu tiên vào năm 1971 dành cho các em thanh thiếu niên từ 10 - 15 tuổi với mục đích nhằm phát triển khả năng viết văn của thanh thiếu niên, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về bưu chính và vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển kinh tế, xã hội.
Mỗi năm UPU chọn ra một chủ đề của Cuộc thi gắn với các hoạt động mang tính văn hóa, kinh tế xã hội nổi bật chung của Liên hợp quốc hoặc các vấn đề lớn mang tính toàn cầu và cấp thiết. Thông qua các chủ đề này, các em học sinh không chỉ có dịp để phát triển tư duy và khả năng sáng tạo mà còn là dịp bày tỏ quan điểm và ý kiến của mình khi giải quyết các vấn đề liên quan tới chủ đề của cuộc thi. Nhiều em đã có những bức thư làm sửng sốt người đọc vì tư duy và tình cảm sâu sắc vượt trên lứa tuổi của mình, mang tính nhân văn sâu sắc.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU (1971 - 2021), Văn phòng Quốc tế UPU đã phát hành ấn phẩm tập hợp 53 bức thư đạt giải Nhất Quốc tế tại các Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU và bình chọn ra bức thư hay nhất trong số đó (Best of The Best). Bức thư đạt giải Nhất Quốc tế Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 7 (năm 1978) với chủ đề “Bác bưu tá, người bạn tốt của tôi - The postman, my best friend” đã được lựa chọn là bức thư hay nhất. Chủ nhân của bức thư đó là Mi-kyong Ryu, bé gái 11 tuổi đến từ Hàn Quốc vào năm 1978. Chủ đề và nội dung bức thư gắn tới hình ảnh thân quen về người bưu tá, gợi cho chúng ta nhớ tới hình ảnh các nhân viên Bưu điện Việt Nam - một trong những lực lượng tuyến đầu miệt mài chuyển phát thư, bưu kiện, hàng hoá tới tận tay người dân trong bối cảnh đại dịch Covid ảnh hưởng tới toàn xã hội. Để tạo cơ hội cho các Nhà trường và các em học sinh trên cả nước tiếp cận phiên bản bức thư hay nhất (Best of The Best) của UPU, Bộ Thông tin và Truyền thông đã liên hệ được bản quyền, và giao Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông tổ chức biên dịch, biên tập, xuất bản và phát hành cuốn sách “Các bức thư hay nhất thế giới” sang tiếng Việt. Cuốn sách hữu ích này không chỉ giới thiệu nguyên tác 53 bức thư như những viên ngọc sáng lấp lánh sắc màu mà còn đem đến cho người đọc những ý tưởng, cảm xúc chân thật, các chi tiết ấn tượng nhất của mỗi bức thư. Đọc những bức thư sinh động và lay động lòng người trong ấn phẩm nêu trên cũng là lúc chúng ta lắng lại để suy ngẫm, cảm nhận và liên tưởng về cuộc sống xoay quanh mỗi chủ đề của cuộc thi. Hy vọng, các em học sinh sẽ tìm thấy trong cuốn sách của mình những gợi mở, những liên hệ thú vị để hình thành cách thể hiện riêng, ghi dấu ấn riêng và sẽ có những bức thư hay khi tham gia những cuộc thi tới.

2416 lượt xem
Văn hóa Việt Nam truyền thống - Một góc nhìn
Nguyễn Thừa Hỷ
Trong những thập kỷ gần đây, trên hành tinh của chúng ta, những thuật ngữ “văn hóa”, “văn minh”, “truyền thống”, “văn hóa truyền thống” đã trở thành những từ khóa phổ biến mang tính thời thượng, được nhiều người quan tâm và nhắc đến trong cuộc sống và các phương tiện truyền thông. Đó là một điều có ý nghĩa và có thể hiểu được. Có lẽ trong cuộc sống thường ngày, chúng ta bị cuốn hút vào vòng xoáy của những lo toan và ganh đua kinh tế, lợi danh, mà đã lãng quên đi hoặc không còn thời giờ để dành cho việc suy nghĩ và chăm sóc đời sống tinh thần. Cái hiện tại cũng đang đè nặng lên những hành xử, choán hết không gian suy tư của con người, không còn chỗ đứng cho những hồi tưởng quá khứ. Mặt khác, nhìn rộng ra trên phạm vi toàn cầu, chúng ta đang đối diện với một thách thức là những va chạm xung đột giữa các nền văn minh, văn hóa đang tồn tại, lúc âm ỉ, khi bột phát. Có lẽ, sở dĩ ý thức được như vậy, mà hiện nay nhân loại đang gióng lên những hồi chuông cảnh báo và kêu gọi về vấn đề văn hóa. Liên Hợp quốc, tổ chức UNESCO đã phát động Thập kỷ văn hóa, tổ chức năm Đối thoại những nền văn minh, ra nhiều nghị quyết, tuyên ngôn về đa dạng, đa nguyên và khoan dung văn hóa. Văn hóa là một lực lượng tinh thần, có thể chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, là ngọn nguồn, xung lực của phát triển xã hội. Tuy nhiên, văn hóa cũng có thể trở thành một lực cản kìm hãm và phá hoại lịch sử, đời sống con người với những hậu quả và tổn thất khó lường. Ở Việt Nam, trong vòng một thế kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc biến động, đổi thay, xáo trộn và đấu tranh văn hóa. Ngày nay, trong quá trình hội nhập và phát triển, trước cơn lốc xoáy về tư tưởng, lối sống và hệ giá trị, chúng ta lại đang đứng giữa giao lộ của những ngã rẽ chưa có biển chỉ đường rõ ràng. Chúng ta đang được động viên, khích lệ, mà cũng đồng thời đang bị đe dọa, dối lừa bởi văn hóa. Trong một hoàn cảnh, tình huống đặc biệt như vậy, có lẽ một sự quay về, nhận diện và suy ngẫm nghiêm túc về nền văn hóa Việt Nam truyền thống sẽ là một điều bổ ích không thừa, nếu không muốn nói là cần thiết. Nền văn hóa truyền thống đã từng ngự trị hàng thiên niên kỷ trong một xã hội hầu như rất ít thay đổi, sau đó lại chịu những va đập và biến động lớn trong hơn một thế kỷ qua, đã có bộ mặt đích thực như thế nào, xu thế chuyển biến ra sao? Nó đã để lại cho chúng ta những giá trị gì cần phải kế thừa và những hệ lụy gì cần phải gạt bỏ? Có lẽ đó là những câu hỏi trăn trở mà người viết cố gắng tiếp cận khi đề ra mục đích khiêm tốn cho cuốn sách “Văn hóa Việt Nam truyền thống - Một góc nhìn”, mong đóng góp một phần nhỏ bé vào công việc chung to lớn. Tuy nhiên, gói gọn trong một vài trăm trang sách cả một nền văn hóa có hàng nghìn năm tuổi và trải ra trên một không gian xã hội rộng lớn nhiều vùng miền với nhiều đặc trưng khác biệt, quả thực là một điều không dễ dàng, đúng hơn là quá khó thực hiện. Các bộ thông sử thường ghi chép rất ít những tư liệu đời sống vật chất cũng như tinh thần. Các sách hiến chương và hội điển cũng chỉ cho biết thêm về những điển chế quan phương của nhà nước. Do đó, việc khảo cứu không thể không tìm đến những nguồn tư liệu khác, như văn hóa dân gian, dân tộc học và nhất là nguồn tài liệu thực địa “mắt thấy tai nghe” của những người nước ngoài. Điều “may mắn” là tốc độ chuyển biến của văn hóa truyền thống Việt Nam rất chậm, những hiện tượng văn hóa xảy ra ở cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX có thể cũng là những hình ảnh gần như trung thực của văn hóa, xã hội Việt Nam trong nhiều thế kỷ trước, do đó có thể coi là tư liệu gốc, những thông tin đương đại. Những thông tin này đã được ghi chép trong một số lớn sách báo của những tác giả người Pháp có mặt hoặc đã sống ở Việt Nam lúc bấy giờ. Vì vậy, người đọc sẽ có thể hiểu được và thông cảm vì sao, hình như tác giả cuốn sách có vẻ thiên vị khi sử dụng những tư liệu cổ nhiều hơn kim, trích dẫn những tác giả nước ngoài nhiều hơn các tác giả trong nước. Thực ra, những dữ kiện về văn hóa truyền thống của các tác giả lớn như Phan Kế Bính, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên là những tư liệu cơ bản rất quý báu mà người viết cố gắng khai thác, tận dụng. Tuy nhiên, để tôn trọng tính đương thời nguyên dạng, những tư liệu đương đại - được hiểu là từ sau năm 1945 - của các tác giả trong nước và nước ngoài đã được sử dụng và trích dẫn ở mức độ hạn chế, trừ khi cần nêu lên những luận điểm kiến giải. Sau khi cung cấp những thông tin - đôi khi rất quen thuộc, bình thường đối với lớp người lớn tuổi, nhưng chưa chắc các bạn trẻ đã hiểu biết cặn kẽ, việc khó khăn hơn là tổng hợp, phân tích, đánh giá. Chúng tôi cố gắng thoát khỏi những định kiến giáo điều trong việc khen chê. Một hiện tượng có thể là tích cực về mặt này, ở thời điểm này, nhưng rất có thể lại trở thành tiêu cực ở khía cạnh khác, trong thời điểm khác và ngược lại. Bản thân một sự kiện văn hóa nhiều khi cũng mang tính hai mặt. Văn hóa Việt Nam truyền thống càng không phải là một khối đơn nguyên, thuần nhất, mà là một cấu trúc lai tạo, lưỡng nguyên đối trọng. Chúng tôi cho rằng việc có khen có chê không phải là một thái độ chiết trung thiếu ý kiến rõ ràng, mà là một phong cách tư duy phức hợp, khai mở, khoa học và biện chứng của những người làm công tác nghiên cứu hiện đại. Tất nhiên, mọi luận điểm đánh giá về những sự kiện khách quan của cá nhân tác giả vẫn chỉ là một góc nhìn chủ quan, có thể chưa thực thấu đáo, thậm chí sai sót. Nhưng khoa học chính là một tiến trình luôn luôn sửa sai để tiếp cận đến những cái ít sai hơn, trên con đường bất tận dò tìm chân lý. Hiểu biết kỹ lưỡng nền văn hóa truyền thống dân tộc, cũng như hiểu biết một người thân, với những nét đẹp và nét chưa đẹp, nết tốt và cả tật xấu, chính là cơ sở để yêu thương nhiều hơn, với một sự gắn bó bền vững hơn, mong muốn đi đến một sự hoàn thiện hơn. Điều ước muốn lớn nhất của tác giả khi viết cuốn sách cũng là như vậy. Tất nhiên, mọi tri thức, nhận thức muốn tiến đến gần sự thật, rất cần những ý kiến phản biện, tranh luận. Tác giả mong chờ những điều góp ý quý báu về cuốn sách của mọi bạn đọc gần xa.
1059 lượt xem
Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực kinh tế thương mại, năng lượng
PGS. TS LÊ VĂN TOAN
Nội dung cuốn sách giới thiệu về lịch sử, văn hóa, kinh tế và con người Ấn Độ; làm nổi bật văn hóa chiến lược của Ấn Độ trong xây dựng chính sách an ninh quốc gia qua các thời kỳ lịch sử; đặc biệt là các công trình khoa học của các chuyên gia Việt Nam và Ấn Độ về mối quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực văn hóa, kinh tế. Việc tìm hiểu về văn hóa, kinh tế, xã hội, tư duy chiến lược của nước bạn có ý nghĩa nhiều mặt, giúp chúng ta có được những thông tin, tư liệu khoa học để nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về đất nước, con người Ấn Độ, về mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Ấn Độ. Mặt khác, sự phân tích và đánh giá của các tác giả sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, qua đó giúp cho việc triển khai hiệu quả kế hoạch hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới, và cũng là hiện thực hóa đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước nói chung, đặc biệt là với Ấn Độ, giúp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ sẽ có nhiều động lực mới để phát triển vững chắc hơn nữa trong tương lai vì mong muốn và lợi ích của hai dân tộc, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của hai nước và của khu vực cũng như trên toàn thế giới.
298 lượt xem
Sống minh triết trong nền giáo dục chia sẻ qua sự chiêm nghiệm các biểu đạt: ①-②-③-④-⑤
Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Giản, Phạm Minh Xuân, Nguyễn Hoàng Nam, Hoàng Đức Hoàn

Nhà văn hóa lớn của nhân loại Mahatma Gandhi từng nói: “Nền giáo dục chân chính phải lấy giáo dục minh triết và lòng từ thiện làm nền tảng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới có lời huấn đức: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu mất dần đi...”.
Cuộc sống ngày nay đang tiến đến kỷ nguyên kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vượt bậc, song cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người sống minh triết, sống hướng thiện, sống hướng thượng tới các giá trị cao quý.
Một số nhà giáo dục hiện đại thường mong mỏi nhà trường phải dạy 4 chữ “C” trong động thái của thế kỷ XXI(2):
- C1: Tư duy phản biện (Critical thinking);
- C2: Năng lực giao tiếp (Communication);
- C3: Năng lực hợp tác (Collaboration);
- C4: Năng lực sáng tạo (Creativity).
Giáo dục minh triết và lòng từ thiện, giáo dục cho mầm thiện ở con người được phát triển lên và mầm ác mất đi như Gandhi, Hồ Chí Minh và những nhà văn hóa khác từng huấn đức là cơ sở để có “4C” một cách đích thực.

538 lượt xem
Trường học Hà Nội xưa
Hà Nguyễn, Ha Nguyen
Trong tấm bia Tiến sĩ đầu tiên được dựng lên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám ghi chép tên tuổi, quê quán những Tiến sĩ Nho học thi đỗ trong khoa thi năm 1442, bài ký do Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung soạn có câu: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy, cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo xây dựng nhân tài”. Đây được xem như tuyên ngôn về giáo dục Nho học của các vương triều phong kiến Việt Nam nói riêng, của nền giáo dục đào tạo Việt Nam nói chung qua các thời kỳ lịch sử. Muốn có nhân tài để dựng nước và giữ nước thì phải giáo dục, đào tạo. Việc giáo dục, đào tạo nhân tài được thực hiện bởi các trường học, từ trường học của quốc gia, trường học ở địa phương, cho đến những ngôi trường tư thục do các thầy giáo tự lập ra để đào luyện con người. Thăng Long - Hà Nội nghìn năm qua nổi tiếng là mảnh đất thiêng của nền giáo dục Việt Nam. Nơi đây có Quốc Tử Giám Thăng Long - trường đại học sớm nhất và lớn nhất của quốc gia Đại Việt thời trung đại. Nơi đây có trường Đông Kinh nghĩa thục - ngọn cờ đầu của nền tân học Việt Nam thời cận đại. Nơi đây có nhiều ngôi trường tư thục nổi tiếng của các danh sĩ nối tiếp nhau trong suốt chiều dài lịch sử. Văn hiến Thăng Long - Hà Nội thể hiện trước hết và hơn hết, là sự tụ hội, thăng hoa và tỏa rạng trong suốt nghìn năm qua, là nơi biểu tượng bền bỉ bậc nhất của nền học vấn: các ngôi trường học xưa trên đất Thăng Long - Hà Nội.
361 lượt xem
Schools in Ancient Hanoi
Hà Nguyễn, Ha Nguyen
In the first doctorate stele built in Van Mieu-Quoc Tu Giam showing names, ages and hometowns of Confucian doctor laureates who passed the examination held in 1442, there was a narration compiled by Great Scholar Than Nhan Trung that includes the following sentence: “Talents are life-sustaining elements of the nation, so as long as these elements are properly treated, the nation will be powerful and prosperous, or else it might turn weak and fading, and that is the reason why all wise Emperors care for the encouragement of talents”. This has always been considered the manifesto of Confucian education of Vietnamese feudal dynasties in particular, and Vietnam’s education and training cause in general. In order to foster talents to build and preserve the nation, education and training is a must, which is effected by schools from national to local levels, either public or private facilities established by individual teachers to educate and train people. For thousands of years, Thang Long - Hanoi has been famous as the sacred land of Vietnam’s education, which houses Quoc Tu Giam Thang Long - the earliest and biggest university of Dai Viet in middle ages, Dong Kinh Nghia Thuc school - a leader of Vietnam’s new education in modern times, and many famous private schools owned by well-known scholars. The culture of Thang Long - Hanoi is demonstrated firstly and above all in the convergence, sublimation and emanation through the last one thousand years, as well as in the most durable symbol of education: the ancient schools in Thang Long - Hanoi.
277 lượt xem
ASEAN: 55 năm hình thành và phát triển (1967 - 2022)
Trần Xuân Hiệp, Trương Công Vĩnh Khanh

Sau những thể nghiệm đầu tiên về việc thành lập một tổ chức khu vực với sự tham gia của tất cả các quốc gia Đông Nam Á từ những năm 1960, cuối cùng một tổ chức chính thức đã ra đời vào ngày 08/8/1967, mang tên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trải qua những thăng trầm lịch sử, sự tồn tại và phát triển của ASEAN là minh chứng cho tình đoàn kết chặt chẽ của các nước Đông Nam Á. Từ khi thành lập với ASEAN-6, từng bước kết nạp thêm các thành viên mới để trở thành ASEAN-10, và đến năm 2015, Cộng đồng ASEAN (AC) đã được xây dựng, củng cố trên ba trụ cột: Cộng đồng An ninh - Chính trị (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC), Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC).
Sau 55 năm xây dựng và trưởng thành (1967 - 2022), ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trước hết, ASEAN đã tạo cho mình một vị thế mới, với vai trò là trung tâm trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, ủng hộ như EAS, ARF, ASEAN+1, ASEAN+3, RCEP, ADMM+ nhìn chung đều được các cường quốc và đối tác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đón nhận. Ở cấp độ quốc gia, một số thành viên của ASEAN đã và đang tận dụng tốt sự cạnh tranh chiến lược, vị thế địa chính trị và các lợi thế riêng khác của mình để đóng vai trò lớn hơn trong xây dựng cấu trúc hợp tác khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, ASEAN đã gặt hái được những thành công ấn tượng về kinh tế, trở thành nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản. Hơn nữa, tiến trình hội nhập của ASEAN đánh dấu một cột mốc, giai đoạn quan trọng mới với việc tuyên bố thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, mở ra một trang mới trong tiến trình liên kết kinh tế gắn chặt hơn. Về văn hóa - xã hội, ASEAN cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, thu hút sự tham gia của người dân và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân: thu hút sự tham gia của các nhóm, giới và các tiến trình của ASEAN; tăng quyền cho người dân và tăng cường các thể chế đảm bảo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được rất đáng khâm phục, ASEAN hiện nay vẫn đứng trước muôn vàn khó khăn, thách thức. Khu vực Đông Nam Á được xác định là trung tâm của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và cũng là điểm mấu chốt của sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn, Đông Nam Á trở thành “đấu trường” can dự, lôi kéo, tập hợp lực lượng nhằm kiềm chế, ngăn chặn lẫn nhau. Ngoài ra, xuất phát từ lợi ích chiến lược, nội bộ ASEAN cũng có những vấn đề gây cản trở cho sự thống nhất cần có của một cộng đồng, chưa thật sự đoàn kết và đôi khi là những bất đồng giữa các nước thành viên về các nội dung liên quan. Điều này khiến cho sức mạnh chung của khu vực bị ảnh hưởng, có phần giảm sút khi đối diện với các vấn đề quốc tế cần tiếng nói của tập thể.
Với tầm quan trọng về vị trí địa chiến lược, địa kinh tế, địa văn hóa, ASEAN đã, đang và sẽ là nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực Đông Nam Á cũng như Ấn Độ - Thái Bình Dương, đồng thời là nhân tố trung tâm của nhiều định chế hợp tác trong khu vực. Cuốn sách “Cộng đồng ASEAN: 55 năm hình thành và phát triển (1967 - 2022)” ra đời trong thời điểm ASEAN hướng đến kỷ niệm 55 năm ngày thành lập sẽ tạo thêm nhiều động lực cho chúng ta cùng chung tay xây dựng hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN ngày một phát triển. Dù biết rằng các tác giả đã hết sức cố gắng, nhưng để nghiên cứu về ASEAN là việc không hề dễ dàng, vì thế, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót, bất cập. Hy vọng rằng, cuốn sách này sẽ góp phần cung cấp thông tin và kiến thức cho bạn đọc về quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trong giai đoạn hiện nay.

415 lượt xem