Giáo trình - Tài liệu học tập
Giáo trình tiếng Nhật giao dịch thương mại
TS. Nguyễn Thị Thanh An, TS. Nguyễn Thị Bích Huệ

Nhận thức được tầm quan trọng của môn học này, khi xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành Tiếng Nhật thương mại và chương trình đào tạo chất lượng cao ngành ngôn ngữ Nhật, chuyên ngành Tiếng Nhật thương mại, Khoa Tiếng Nhật trường Đại học Ngoại thương, đã xây dựng môn học Giao dịch Thương mại Quốc tế vào hệ thống các môn học.

Với mong muốn mang đến cho người học những thuật ngữ chuyên môn mới nhất bằng tiếng Nhật trong lĩnh vực giao dịch thương mại quốc tế, những cách thức và tập quán giao dịch thương mại quốc tế của người Nhật trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, nhóm tác giả đã dành tâm huyết, nghiên cứu và biên soạn cuốn Giáo trình Tiếng Nhật Giao dịch Thương mại này. Cuốn sách gồm 6 chương với 20 bài được trình bày theo các chủ đề. Các chủ đề được trình bày theo các bước tiến hành giao dịch thương mại quốc tế để người học dễ hiểu, dễ nhớ. Ngoài ra, Giáo trình còn có phần tra từ theo vần, danh mục tài liệu tham khảo và đáp án gợi ý cho phần bài tập. Nhóm tác giả mong rằng cuốn giáo trình này sẽ góp phần vào sự thành công của người học trong các công việc giao dịch thương mại với các doanh nghiệp Nhật Bản sau này. 

268 lượt xem
Lý thuyết cơ sở dữ liệu quan hệ và ứng dụng
TS. Nguyễn Ngọc Cương, TS. Phạm Thị Anh Lê
Cơ sở dữ liệu trở thành môn học cơ sở bắt buộc được giảng dạy cho sinh viên ngành Tin học và Công nghệ thông tin ở các trường cao đẳng và đại học trong cả nước. Mục tiêu của môn học này là trang bị cho sinh viên khả năng khai thác, triển khai các ứng dụng của công nghệ cơ sở dữ liệu và khả năng thiết kế các hệ thống cơ sở dữ liệu. Cuốn sách “Lý thuyết cơ sở dữ liệu quan hệ và ứng dụng” giới thiệu các khái niệm cơ bản, các nguyên lý có tính nền tảng của việc tổ chức và sử dụng cơ sở dữ liệu. Nói một cách cụ thể hơn, nội dung cuốn sách sẽ làm rõ các cách mô hình hóa cơ sở dữ liệu, trên cơ sở đó nhấn mạnh những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cơ sở dữ liệu đồng thời trình bày khá chi tiết về các ngôn ngữ, chức năng cơ bản mà các hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp cho các lớp người dùng.
996 lượt xem
Phát âm tiếng Anh dành cho người Việt
Mai Thị Hảo Yến, Trần Thị Kim Tuyến, Nguyễn Thụy Nguyên, Trần Thị Lam Thủy

Phát âm (nói, đọc) tiếng Anh là những kĩ năng đầu tiên mà bất kì ai học tiếng Anh cũng phải trải qua. Trong thực tế, nhiều giáo viên cho rằng đây là những nội dung khó dạy nhất và nhiều người học cũng cho rằng khó học nhất.
Đối với người Việt, việc phát âm tiếng Anh lại càng khó, bởi sự khác biệt giữa tiếng Việt (ngôn ngữ đơn tiết) và tiếng Anh (ngôn ngữ đa tiết/hòa kết/chuyển dạng). Trong khi tiếng Việt có thanh điệu, thì tiếng Anh lại phải xác định trọng âm; tiếng Việt viết từ nào đọc âm đó, thì tiếng Anh một từ có thể có nhiều âm, v.v. Những điều này, khiến người Việt bối rối và gặp không ít khó khăn trong việc học tiếng Anh nói chung và việc phát âm tiếng Anh nói riêng.
Để giảm thiểu rào cản về sự khác biệt giữa ngôn ngữ tiếng Anh và ngôn ngữ tiếng Việt cho người học, nhóm tác giả đã chỉ ra sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ trong từng trường hợp, đồng thời hướng dẫn chi tiết từng âm cụ thể, giúp cho người học bắt đầu học tiếng Anh từ tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ). Từ đó, có thể tiếp nhận và phát âm tiếng Anh một cách dễ dàng từ những âm ban đầu, đến lúc phát âm chuẩn và nói, đọc được tiếng Anh lưu loát.
Nhóm tác giả cũng xây dựng kênh bài học có video hướng dẫn cụ thể để người học có thể tự mình luyện phát âm bất cứ lúc nào. Hi vọng, cuốn sách này và hệ thống bài học được thiết kế chi tiết, khoa học có thể giúp người Việt học phát âm tiếng Anh một cách đơn giản. Theo đó, việc nói tiếng Anh sẽ trở nên dễ dàng, trôi chảy như người bản ngữ.

768 lượt xem
Kỷ yếu Tọa đàm Dạy và học trong kỷ nguyên cách mạng 4.0 tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Áp lực cạnh tranh trong nước và quốc tế trong giáo dục đại học ngày càng mạnh mẽ nhất là trong bối cảnh của Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Giáo dục đại học đã, đang, và sẽ thay đổi sâu rộng ở rất nhiều khía cạnh: Môi trường giáo dục, vai trò của người dạy, người học đến phương pháp dạy học… Theo đó, giáo dục trở thành một hệ sinh thái mà mọi người có thể cùng học tập mọi lúc, mọi nơi với các thiết bị được kết nối. Để thúc đẩy đổi mới giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, người học, và các bên liên quan, góp phần nâng cao danh tiếng học thuật và danh tiếng với nhà tuyển dụng nhằm tạo tiền đề cho Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) tham gia các bảng xếp hạng uy tín trên thế giới, Nhà trường tổ chức Tọa đàm “Dạy và học trong kỷ nguyên Cách mạng 4.0 tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh” với các chủ đề sau: (1) Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của CMCN 4.0 và cần thay đổi tư duy dạy và học theo những phương pháp mới để người học UEH vừa lĩnh hội được kiến thức, vừa vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn, tích cực đổi mới, sáng tạo, phát huy năng lực học tập và nghiên cứu trong môi trường đào tạo của UEH theo xu hướng quốc tế hóa; (2) Nhận diện, phân tích, đánh giá những tiềm lực cơ sở vật chất công nghệ và tình hình giảng dạy trực tuyến tại UEH; (3) Kinh nghiệm dạy và học trực tuyến tại UEH trong thời gian dịch COVID-19 vừa qua; và (4) Đưa ra những kiến nghị, đề xuất cụ thể là cơ sở xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy đổi mới dạy và học trong bối cảnh công nghệ.

916 lượt xem
Giáo trình thanh toán quốc tế
GS.TS Đinh Xuân Trình, PGS.TS Đặng Thị Nhàn

Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của các giao dịch kinh tế và thương mại giữa các chủ thể các nước trên phạm vi thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế mới bắt đầu và sẽ được phát triển và mở rộng trong thế kỷ XXI này, cho nên các giao dịch kinh tế và thương mại quốc tế sẽ thay đổi nhiều và sẽ phát triển rất đa dạng về hình thức, quy mô và độ sâu, do đó nó sẽ kéo theo những thay đổi và phát triển phong phú hơn nữa nghiệp vụ thanh toán quốc tế giữa các quốc gia của các khối kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Tái bản lần thứ 9 giáo trình “Thanh toán quốc tế” sẽ chưa phải là lần tái bản cuối cùng. Các lần tái bản kế tiếp sẽ góp phần đưa giáo trình này phù hợp hơn với thực tiễn thương mại, đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Giáo trình được viết nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của thầy và trò của Trường Đại học Ngoại thương, các trường kinh tế, ngoài ra nó có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các ngân hàng và các cơ quan có quan tâm.

Kết cấu nội dung của giáo trình có 5 phần, bao gồm 10 chương:

Phần I: Nhập môn thanh toán quốc tế (GS. Đinh Xuân Trình)

Phần II: Tỷ giá và Cán cân thanh toán quốc tế (GS. Đinh Xuân Trình, PGS. TS. Đặng Thị Nhàn)

Phần III: Các công cụ thanh toán quốc tế (GS. Đinh Xuân Trình)

Phần IV: Các phương thức thanh toán quốc tế (GS. Đinh Xuân Trình, PGS. TS. Đặng Thị Nhàn)

Phần V: Tín dụng quốc tế (GS. Đinh Xuân Trình, PGS. TS. Đặng Thị Nhàn)

244 lượt xem
Kế toán tài chính (Tập 2)
Khoa Kế toán Kiểm toán - ĐH Tài chính Kế toán
Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Bên cạnh phục vụ cho quản lý, điều hành doanh nghiệp, thông tin kế toán tài chính còn là công cụ hỗ trợ cho các đối tượng bên ngoài nhưng có lợi ích kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp với lợi ích của doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định kinh tế có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong chương trình đào tạo ngành kế toán, kiểm toán ở các hệ khác nhau, kế toán tài chính là môn học bắt buộc, còn là học phần bổ trợ không thể thiếu của các chương trình đào tạo ngành tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý,… Để phục vụ thiết thực và đáp ứng kịp thời cho công tác nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên, Khoa Kế toán - Kiểm toán thuộc Trường Đại học Tài chính - Kế toán đã tổ chức biên soạn cuốn sách “Kế toán tài chính”. Nội dung cuốn sách bao gồm 21 chương và được chia làm 2 tập. Tập 1 gồm 7 chương của học phần 1 đã được xuất bản vào tháng 02 năm 2014; tập 2 gồm 14 chương của học phần 2, 3 và 4. Cuốn sách được biên soạn phù hợp với chương trình đào tạo đại học chính qui thuộc ngành kế toán của nhà trường và dựa trên cơ sở lý luận về kế toán, các qui định hiện hành của pháp luật về kế toán, qui trình công tác kế toán ở các doanh nghiệp. Cuốn sách là tài liệu giảng dạy và học tập của nhiều trường đại học có chuyên ngành kế toán, kiểm toán.
425 lượt xem
Ngữ pháp tiếng Hmông
Nguyễn Văn Lợi, Tạ Văn Thông, Hoàng Văn Ma, Lý Thị Hoa

Sách Ngữ pháp tiếng Hmông là một chuyên khảo miêu tả các mặt ngữ pháp tiếng Hmông, ở dạng cơ bản và phổ thông. Sách trước hết giúp các độc giả là người dân tộc Hmông hiểu biết về tiếng mẹ đẻ của mình. Sách cũng hướng đến độc giả là người Kinh và các dân tộc khác có quan tâm và mong muốn tìm hiểu tiếng Hmông, để phục vụ cho biên soạn sách dạy và học tiếng Hmông, biên dịch hoặc soạn thảo văn bản, phát thanh viên... bằng tiếng Hmông. Tóm lại, nó dành cho những ai - là những người Hmông và người dân tộc khác - muốn tìm hiểu tiếng Hmông trong vốn văn hóa phong phú đa dạng của dân tộc này và sử dụng nó có hiệu quả trong đời sống.

896 lượt xem
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia 2021: Blended learning - Phương pháp giảng dạy hiện đại cho khối ngành kinh tế
Trường đại học Quốc tế - Đại học quốc gia TP., Viện Đào tạo Quốc tế - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Trong những năm gần đây, các hoạt động chuyển đổi số đã và đang được nhiều đơn vị quan tâm hơn điển hình là một số hoạt động trực tuyến dần thay thế cho các hoạt động trực tiếp. Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động được thể hiện nổi bật nhất trong hoạt động kinh doanh trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử với tốc độ tăng trưởng năm 2020 là 18% và tổng doanh thu bán lẻ đạt 11,8 tỷ USD (Báo cáo của Bộ Công Thương năm 2021). Bên cạnh đó, các hoạt động hành chính nhà nước cũng có sự chuyển biến rõ rệt trong kể từ khi Thủ tướng Chính phủ chính thức ban hành Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 7/3/2019, việc phát triển chính phủ điện tử và đạt được nhiều thành công nhất định góp phần to lớn vào sự phát triển chung của cả nước. Từ đầu năm 2020 đến nay, tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 cũng đã buộc các đơn vị, tổ chức thay đổi cách thức hoạt động từ trực tiếp sang trực tuyến nhằm duy trì hoạt động, thích nghi và phát triển trong điều kiện bình thường mới. Không nằm ngoài sự phát triển chung của cả nước, ngành giáo dục cũng đang có nhiều bước chuyển vượt bậc trong hoạt động đào tạo nhất là đẩy mạnh hoạt động trực tuyến. Trong các năm trước, hệ thống trực tuyến chưa được nhiều đơn vị áp dụng rộng rãi hoặc chỉ sử dụng ở mức tối thiểu như lưu trữ, kênh thông tin và nơi chia sẻ các tài liệu. Tuy nhiên, dịch bệnh kéo dài buộc học viên dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động trực tuyến và nhu cầu trải nghiệm của học viên cũng dần nâng cao dẫn đến các hoạt động đào tạo trực tuyến cần đa dạng và thực chất hơn. Điều này dẫn đến việc cần có sự thay đổi mới trong cách đào tạo và sự phối hợp chặt chẽ hơn từ các hoạt động đào tạo trực tuyến và tập trung. Do vậy, Viện Đào tạo Quốc tế thuộc Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Western Sydney, Úc, Trường Đại học Quốc tế - Đại học quốc gia TPHCM, Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức hội thảo với chủ đề “Blended learning – Phương pháp giảng dạy hiện đại cho khối ngành kinh tế” vào ngày 14/12/2021 tại Đại học Kinh tế TPHCM. Hội thảo nhằm tạo diễn đàn trao đổi, chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giả và các chuyên gia trong hoạt động ứng dụng công nghệ mới trong đào tạo. Đây cũng là cơ hội để các nhà nghiên cứu trình bày và thảo luận về xu hướng công nghệ mới, những đe dọa và thách thức mà ngành giáo dục có thể gặp phải trong tương lai. Hội thảo tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo phối hợp giữa trực tuyến và trực tiếp, bao gồm 3 phòng thảo luận. Nội dung liên quan đến (1) Đánh giá về hiệu quả của các ứng dụng, công cụ trực tuyến trong hoạt động đào tạo và những thách thức của hoạt động đào tạo hỗn hợp (kết hợp trực tiếp và trực tuyến) (2) Hành vi của học viên, giảng viên và các đột phá công nghệ mới được áp dụng (3) Quản trị rủi ro từ hoạt động trực tuyến và đánh giá hiệu quả và hiệu xuất của chương trình đào tạo ứng dụng công nghệ mới (4) Xu hướng tương lai của ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động đào tạo, phân tích dữ liệu lớn và quy trình ra quyết định trong công tác tổ chức đào tạo, Xử lý khủng hoảng trong hoạt động đào tạo hỗn hợp
975 lượt xem
Nguyên lý kế toán
Khoa Kế toán Kiểm toán - ĐH Tài chính Kế toán
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Với chức năng thông tin và kiểm tra, kế toán có vai trò quan trọng trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh tế, tài chính; là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính; cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch nhằm đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Nguyên lý kế toán là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành trong chương trình đào tạo ngành kế toán, kiểm toán, tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh,…Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Tài chính - Kế toán đã tổ chức biên soạn cuốn sách “Nguyên lý kế toán”. Nội dung sách gồm 8 chương, bao gồm những kiến thức cơ bản về kế toán như: Chức năng, vai trò của kế toán, đối tượng kế toán, phương pháp kế toán, nguyên tắc kế toán... và một số qui định hiện hành của pháp luật về kế toán. Nghiên cứu học phần nguyên lý kế toán là điều kiện tiên quyết cho việc học tập các môn kế toán chuyên ngành cũng như vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý kinh tế, tài chính với các mục đích khác nhau. Hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng yếu cầu giảng dạy và học tập của các trường đại học có chuyên ngành kế toán, kiểm toán...
797 lượt xem
Bài đọc Tiếng Việt nâng cao (Dành cho người nước ngoài)
Trịnh Cẩm Lan, Nguyễn Khánh Hà, Hwang Gwi Yeo
Nhằm phục vụ nhu cầu học tiếng Việt của đông đảo người nước ngoài muốn tìm hiểu và khám phá đất nước, con người và văn hoá Việt Nam, đồng thời đáp ứng mong muốn được tìm về tiếng mẹ đẻ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, năm 2004, nhóm tác giả gồm GS. Hwang Gwi Yeon (Đại học Ngoại ngữ Pusan, Hàn Quốc), TS. Nguyễn Khánh Hà (Viện Từ điển học và Bách Khoa Thư Việt Nam) và TS. Trịnh Cẩm Lan (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã biên soạn cuốn sách Bài đọc Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước ngoài”, được xuất bản lần đầu năm 2004 và tái bản năm 2007. Cuốn sách đã được độc giả, đặc biệt là các sinh viên, học viên người nước ngoài đang học tiếng Việt nhiệt tình đón nhận và đóng góp nhiều ý kiến quý báu. Với kinh nghiệm nhiều năm liền trực tiếp tham gia giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài, và trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp của độc giả, nhóm tác giả đã tiến hành bổ sung, sửa chữa để cuốn sách được đầy đủ, hoàn thiện hơn, đáp ứng ở mức độ cao nhu cầu của các sinh viên, học viên người nước ngoài đang học tập và nghiên cứu về Việt Nam. Thông qua 25 bài đọc, các tác giả giới thiệu khái quát những nét đặc sắc của thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Sau mỗi bài đọc là phần bài tập, bao gồm: Từ vựng (ngữ cảnh trong bài); Từ vựng (ngữ cảnh mới); Đọc hiểu; Trả lời câu hỏi; Tìm từ trái nghĩa (gần nghĩa); Tìm nghĩa của từ/cụm từ; Tìm ý chính của bài đọc; Bài đọc mở rộng. Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xin trân trọng giới thiệu cuốn sách tới bạn đọc, và hy vọng, với những bài đọc thú vị, lôi cuốn, với những ghi chú về từ vựng, ngữ pháp, ngữ cảnh chính xác, ngắn gọn và dễ hiểu, với hệ thống bài tập phong phú, đa dạng, “Bài đọc Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước ngoài” sẽ cung cấp cho cả người dạy lẫn người học tiếng Việt và văn hóa Việt Nam một tài liệu sinh động, bổ ích.
201 lượt xem
Lò hơi trong sản xuất điện và trong công nghiệp -  Tập 2: Nhiên liệu - Sự cháy - Thiết bị đốt
PGS.TS Trương Duy Nghĩa

Nội dung trình bày những vấn đề lý thuyết và kỹ thuật cơ bản nhất về lò hơi, và cũng là những kiến thức chung cho cả lò hơi công nghiệp và lò hơi điện, để cho các kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Nhiệt, nhất là các kỹ sư không tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Nhiệt, đang công tác về lò hơi và lò đốt có thể tự học thêm để hiểu sâu các quá trình xảy ra trong lò. Một số kiến thức, một số chỉ tiêu thực tế rút ra từ kinh nghiệm vận hành, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng sách. Cuối sách có các bài đọc thêm, ngắn gọn, nhằm làm rõ hơn, mở rộng hơn các nội dung trình bày trong chương, được hiểu như là các nội dung tham khảo.

Cuốn sách được dùng làm sách giáo khoa cho sinh viên các ngành Kỹ thuật nhiệt khi học môn học lò hơi, khi thực hiện các tính toán, thiết kế về lò hơi, đồng thời cũng là sách tham khảo cho các kỹ sư công tác về lò hơi, lò đốt.

49 lượt xem
Giáo trình Xác xuất và Thống kê
PGS.TS Lê Bá Long
Giáo trình được biên soạn cho Hệ đại học chuyên ngành Điện tử viễn thông và Công nghệ thông tin, dựa trên nền chương trình khung của Bộ Giáo dục - Đào tạo và theo đề cương chương trình của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông phê duyệt năm 2007, cùng với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm của tác giả theo định hướng ứng dụng cho các ngành kỹ thuật. Nội dung giáo trình gồm 6 chương, tương ứng với 4 đơn vị học trình: Chương 1: Các khái niệm cơ bản về xác suất Chương 2: Biến ngẫu nhiên và các đặc trưng của chúng Chương 3: Véc tơ ngẫu nhiên và các đặc trưng cơ bản của chúng Chương 4: Luật số lớn và định lý giới hạn Chương 5: Thống kê toán học Chương 6: Quá trình ngẫu nhiên và chuỗi Markov. Điều kiện tiên quyết cho môn học xác suất và thống kê là hai môn toán cao cấp đại số và giải tích trong chương trình toán đại cương. Một số giáo trình trình bày lý thuyết xác suất trên cơ sở hệ tiên đề Kolmogorov, trong đó xác suất là một độ đo σ - cộng tính các định trong σ- đại số các biến cố. Với cách xây dựng này, các khái niệm và định lý được trình bày ngắn gọn hơn, mạch lạc hơn, tổng quát hơn. Tuy nhiên vì sự hạn chế về thời gian của chương trình toán dành cho ngành kỹ thuật nên tác giả lựa chọn cách tiếp cận lý thuyết xác suất theo hướng ứng dụng mà không theo hướng hệ tiên đề. Một số khái niệm được hình thành từ các ví dụ cụ thể, nhiều kết quả và định lý chỉ được phát biểu và minh họa chứ không có điều kiện để chứng minh chi tiết. Giáo trình được trình bày phù hợp với người tự học. Trước khi nghiên cứu nội dung chi tiết, bạn đọc nên xem phần giới thiệu của mỗi chương để thấy được mục đích, ý nghĩa, yêu cầu chính của chương đó. Tại mỗi chương, mỗi nội dung bạn đọc có thể tự đọc và hiểu được cặn kẽ thông qua cách diễn đạt và chỉ dẫn rõ ràng. Đặc biệt bạn đọc nên chú ý đến các nhận xét để hiểu sâu hơn hoặc mở rộng tổng quát hơn các kết quả và hướng ứng dụng vào thực tế. Trong giáo trình tác giả đưa vào nhiều ví dụ minh họa trực tiếp cho các khái niệm, định lý hoặc các thuật toán, vì vậy sẽ giúp người đọc dễ dàng hơn khi tiếp thu bài học. Cuối mỗi chương đều có các câu hỏi luyện tập và bài tập. Bộ câu hỏi này bao trùm toàn bộ nội dung trong chương: có những câu kiểm tra trực tiếp các kiến thức vừa được học nhưng cũng có những câu đòi hỏi bạn đọc phải vận dụng một cách tổng hợp và sáng tạo các kiến thức để giải quyết. Vì vậy việc giải các bài tập này giúp bạn đọc nắm chắc hơn lý thuyết và tự kiểm tra được mức độ tiếp thu lý thuyết của mình.
584 lượt xem
Giáo trình mật mã học và hệ thống thông tin an toàn (Cryptography and Secure Information System)
TS. Thái Thanh Tùng
Với sự bùng nổ của Công nghệ thông tin vào cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, nhân loại đang bước vào một thời đại mới: Thời đại của nền kinh tế thông tin toàn cầu hóa. Mọi hoạt động xã hội, chính trị, kinh tế trong thời đại mới hiện nay xét cho cùng, thực chất đều là những hoạt động thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin. Trong bối cảnh đó An toàn và Bảo mật thông tin luôn là mối quan tâm hàng đầu trong mọi giao dịch xã hội, đặc biệt là giao dịch điện tử trên môi trường Internet, một môi trường mở, môi trường không được tin cậy. TS. Thái Thanh Tùng dựa trên kinh nghiệm bản thân trong quá trình nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tế trong lĩnh vực an ninh mạng máy tính và bảo mật thông tin, đã tập hợp một số tài liệu cơ sở xuất bản trên thế giới trong những năm gần đây, đồng thời cập nhật những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực nói trên để xây dựng nên cuốn sách này. Cuốn sách được trình bày hợp lý với nội dung khá hoàn chỉnh, không những giúp cho người bắt đầu làm quen dễ tiếp thu những kiến thức cơ bản nhất của một lĩnh vực chuyên môn khó mà còn gợi mở những hướng ứng dụng thực tế phong phú cho những người muốn nghiên cứu sâu hơn. Những phụ lục được sưu tầm chọn lọc đưa ra trong phần cuối cuốn sách có ý nghĩa bổ sung cho các phần trình bày chính và cũng là một sự hỗ trợ rất tốt về nguồn tư liệu cho những người muốn đi sâu nghiên cứu. Giáo trình Mật mã học và Hệ thống thông tin an toàn của tác giả Thái Thanh Tùng đã được Ban Công nghệ Viện Nghiên cứu và phát triển Tin học ứng dụng (AIRDI) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam giới thiệu và Hội đồng tư vấn ngành Công nghệ thông tin Viện Đại học Mở Hà Nội đã chấp nhận sử dụng làm giáo trình chính thức để giảng dạy học phần An ninh và Bảo mật thông tin trong chương trình đào tạo Kỹ sư Công nghệ thông tin cũng như Khoa Quốc tế Đại học Quốc gia Hà Nội sử dụng trong chương trình đào tạo Cao học Quản lý Thông tin liên kết với Đại học Lunghwa - Đài Loan.
324 lượt xem
Lò hơi trong sản xuất điện và trong công nghiệp -  Tập 3: Các quá trình lý hóa của Lò hơi
PGS.TS Trương Duy Nghĩa

Cuốn sách trình bày những vấn đề lý thuyết và kỹ thuật cơ bản nhất về lò hơi, và cũng là những kiến thức chung cho cả lò hơi công nghiệp và lò hơi điện, để cho các kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Nhiệt, nhất là các kỹ sư không tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Nhiệt, đang công tác về lò hơi và lò đốt có thể tự học thêm để hiểu sâu các quá trình xảy ra trong lò. Một số kiến thức, một số chỉ tiêu thực tế rút ra từ kinh nghiệm vận hành, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng sách. Cuối sách có các bài đọc thêm, ngắn gọn, nhằm làm rõ hơn, mở rộng hơn các nội dung trình bày trong chương, được hiểu như là các nội dung tham khảo.

Cuốn sách này được dùng làm sách giáo khoa cho sinh viên các ngành Kỹ thuật nhiệt khi học môn học lò hơi, khi thực hiện các tính toán, thiết kế về lò hơi, đồng thời cũng là sách tham khảo cho các kỹ sư công tác về lò hơi, lò đốt.

57 lượt xem
Lò hơi trong sản xuất điện và trong công nghiệp -  Tập 1: Tổng quan về lò hơi
PGS.TS Trương Duy Nghĩa

Nội dung cuốn sách này được dùng làm sách giáo khoa cho sinh viên các ngành Kỹ thuật nhiệt khi học môn học lò hơi, khi thực hiện các tính toán, thiết kế về lò hơi, đồng thời cũng là sách tham khảo cho các kỹ sư công tác về lò hơi, lò đốt. Nội dung trình bày những vấn đề lý thuyết và kỹ thuật cơ bản nhất về lò hơi, và cũng là những kiến thức chung cho cả lò hơi công nghiệp và lò hơi điện, để cho các kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Nhiệt, nhất là các kỹ sư không tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Nhiệt, đang công tác về lò hơi và lò đốt có thể tự học thêm để hiểu sâu các quá trình xảy ra trong lò. Một số kiến thức, một số chỉ tiêu thực tế rút ra từ kinh nghiệm vận hành, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng sách. Cuối sách có các bài đọc thêm, ngắn gọn, nhằm làm rõ hơn, mở rộng hơn các nội dung trình bày trong chương, được hiểu như là các nội dung tham khảo.

48 lượt xem
Hướng dẫn giải bài tập toán cơ sở và ứng dụng trong phân tích kinh tế
TS. Phùng Duy Quang
Toán cơ sở là môn học bắt buộc dành cho sinh viên các bậc học: hệ cao đẳng, hệ đại học và hệ cao học thuộc tất cả các nhóm ngành kỹ thuật, kinh tế. Để giúp cho sinh viên có tài liệu học tập và đạt hiệu quả cao, tác giả Phùng Duy Quang - Trưởng khoa Cơ bản, Trường Đại học Ngoại thương đã biên soạn cuốn sách “Hướng dẫn giải bài tập Toán cơ sở ứng dụng trong phân tích kinh tế”. Cuốn sách được biên soạn phù hợp với chương trình Toán cơ sở ứng dụng trong phân tích kinh tế được giảng dạy tại trường Đại học Ngoại thương, Đại học kinh tế Quốc dân. Nội dung cuốn sách là tổng hợp các bài tập từ mức độ dễ đến khó, nhằm giúp học viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng cũng như các phương pháp Toán cơ sở ứng dụng trong các bài toán phân tích kinh tế. Cuốn sách gồm 4 chương, gồm các bài tập thuộc các nhóm: Chương 1. Định thức và ma trận. Chương 2. Một số mô hình tuyến tính dùng trong phân tích kinh tế. Chương 3. Ứng dụng của phép tính vi phân, tích phân hàm một biến số trong phân tích kinh tế. Chương 4. Ứng dụng của phép tính vi phân hàm nhiều biến số trong phân tích kinh tế. Cuốn sách hướng dẫn giải bài tập được trình bày một cách cụ thể, dễ hiểu. Mỗi chương gồm phần đề bài và phần Hướng dẫn giải bài tập cụ thể hoặc các lời giải gợi ý để sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Sinh viên các trường đại học hàng đầu Việt Nam như Đại học Ngoại thương, trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đều sử dụng tài liệu này.
750 lượt xem