Điện tử - Viễn thông - CNTT
Chuyển đổi số thế nào?
Hồ Tú Bảo, Nguyễn Nhật Quang

Chuyển đổi số là câu chuyện mới đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia với những mức độ và cách thức khác nhau. Ở nước ta, Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã nhanh chóng lan tỏa trên cả nước. “Chuyển đổi số” đã thành một từ được nói đến hàng ngày trên truyền thông. Cuộc sống của người dân cũng đang dần gắn nhiều hơn với môi trường thực-số. Nhiều doanh nghiệp đang tích cực tìm hiểu và thực hiện chuyển đổi số. Hầu hết các tỉnh thành và bộ ngành đã công bố đề án chuyển đổi số. Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số đã được thành lập và hoạt động để giúp Chính phủ điều hành công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
Nhận thức về chuyển đổi số liên quan đến hai vấn đề chính: “chuyển đổi số là gì và vì sao phải làm?” và “làm chuyển đổi số thế nào?”. Trong khi vấn đề thứ nhất được nói đến nhiều thời gian qua, những câu hỏi của vấn đề thứ hai như “cần làm gì để chuyển đổi số?”, “phải bắt đầu từ đâu?”, “ai làm chuyển đổi số?”, “thành bại của chuyển đổi số vì sao?”, “tổ chức việc thực hiện chuyển đổi số thế nào?”… vẫn đang rất cần được trả lời và làm rõ.
Hai năm trước chúng tôi viết cuốn sách “Hỏi đáp về chuyển đổi số” với 200 câu hỏi và trả lời để chia sẻ nhận thức ban đầu của mình về chuyển đổi số là gì. Mong muốn tìm câu trả lời về làm chuyển đổi số thế nào dẫn chúng tôi đến những thách thức mới. Những cuốn sách đã xuất bản trên thế giới phần lớn mô tả các hoạt động cụ thể về chuyển đổi số của doanh nghiệp trong bối cảnh của các nước phát triển và ít về phương pháp làm chuyển đổi số. Gần hai năm qua khi tìm hiểu, trao đổi, trải nghiệm với nhận thức dần rõ hơn, chúng tôi đề xuất phương pháp luận ST-235 về làm chuyển đối số, và viết cuốn sách này để chia sẻ với cộng đồng.
Phương pháp luận ST-235 có cốt lõi là tư duy hệ thống được mô tả với hai phần. Phần một (ST) xác định mô hình hệ sinh thái thực-số của các tổ chức với tám hợp phần chia thành các nhóm về hoạt động chính (sản phẩm-dịch vụ, quy trình vận hành, quản trị-quản lý), về nhân tố thành bại (con người, thể chế, công nghệ), về dữ liệu và kết nối, và về an toàn an ninh hệ thống. Chuyển đổi số của một tổ chức về bản chất là xây dựng hệ sinh thái thực-số của mình từ hệ sinh thái hiện tại, và việc này được thực hiện theo phương thức mô tả ở phần hai (235) của ST-235, với 2 nguyên lý, 3 cặp nguyên tắc, và 5 nội dung cốt lõi cần làm.
Hai nguyên lý của ST-235 là tư tưởng chủ đạo và dẫn dắt toàn bộ quá trình chuyển đổi số, xác định rằng chuyển đổi số là quá trình tự thay đổi một cách hệ thống và chuyển đổi số là quá trình liên tục đổi mới sáng tạo với dữ liệu và kết nối. Ba cặp nguyên tắc của ST-235 xác định những điều cần tuân theo khi thực hiện chuyển đổi số, gồm tổng thể và toàn diện, đồng bộ và đột phá, chính chủ và lãnh đạo. Năm vấn đề cốt lõi mỗi tổ chức cần thực hiện khi chuyển đổi số là con người, thể chế, công nghệ, lộ trình, và quản trị thực thi.
Cuốn sách được chia thành sáu chương. Chương Một tóm tắt những khái niệm và vấn đề cơ bản của chuyển đổi số. Chương Hai giới thiệu phương pháp luận ST-235. Bốn chương tiếp theo trình bày về làm chuyển đổi số quốc gia, các lĩnh vực kinh tế-xã hội, các địa phương và doanh nghiệp nhìn theo phương pháp luận ST-235.
Chúng tôi chân thành bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Nhóm Thinktank VINASA vì những điều được chia sẻ, được học tập từ các thảo luận về chuyển đổi số vào các sáng thứ bảy hàng tuần. Chúng tôi chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình với những động viên và khuyến khích hoàn thành cuốn sách; cảm ơn các tỉnh thành, các tập đoàn, các doanh nghiệp, tổ chức, trường học, các đơn vị tổ chức tập huấn chuyển đổi số… đã cho chúng tôi cơ hội đến trao đổi, giới thiệu ST-235 và nhận được nhiều câu hỏi thú vị; cảm ơn Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, tổ chức GIZ và 11 trường dạy nghề về hoạt động chuyển đổi số chúng tôi được tham gia trong gần hai năm qua; cảm ơn Cục Tin học hóa (hiện nay là Cục Chuyển đổi số quốc gia), Bộ Thông tin và Truyền thông; cảm ơn Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã hợp tác với chúng tôi làm cuốn sách này.

250 lượt xem
Thông tin di động 5G và lộ trình phát triển lên 6G
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng

5G (5th Generation) hay được gọi là thế hệ thứ 5 của mạng di động với nhiều cải tiến hơn so với 4G. 5G được thiết kế để tăng tốc độ và khả năng phản hồi nhanh chóng của mạng không dây. 5G được ra đời để kế thừa 4G, nhờ đó mà tốc độ tải xuống nhanh hơn, truyền phát dữ liệu mượt mà hơn. 5G không chỉ cải tiến về tốc độ mà nó sẽ mở ra những ứng dụng hoàn toàn mới và tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong những năm tiếp theo. Ngoài các ứng dụng với con người là trung tâm ngày càng rộng khắp, chẳng hạn thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường, phát luồng video 4k, các mạng 5G còn hỗ trợ các nhu cầu truyền thông các ứng dụng thông tin máy - máy (machine to machine), máy - người (machine to human) để làm cho cuộc sống của chúng ta an toàn và tiện lợi hơn.
Mặc dù các hệ thống truyền thông 5G sẽ cung cấp các cải thiện đáng kể so với các hệ thống trước nó, nhưng chúng không thể thực hiện các yêu cầu của các hệ thống tự động và thông minh tương lai sẽ xuất hiện sau 10 năm nữa. Các mạng 5G sẽ không có đủ dung lượng cho một mạng hoàn toàn tự động và thông minh để cung cấp mọi thứ như là một dịch vụ và trải nghiệm thực tế ảo. Sự phát triển nhanh của các hệ thống tự động đặt trọng tâm vào số liệu có thể vượt quá các khả năng của các hệ thống 5G. Một số thiết bị như các thiết bị thực tế ảo sẽ vượt quá khả năng của sau 5G (B5G: Beyond 5G) vì chúng đòi hỏi tốc độ số liệu tối thiểu 10Gbit/s.
Để khắc phục các hạn chế của 5G nhằm hỗ trợ các yêu cầu mới, cần phát triển một hệ thống không dây thế hệ 6 (6G) với các tính năng hấp dẫn mới. Các động lực chính của 6G sẽ là sự hội tụ của tất cả các tính năng cũ như mật độ mạng cao, thông lượng cao, độ tin cậy cao, tiêu thụ công suất thấp và kết nối số đông. 6G cũng sẽ tiếp tục xu thế của các thế hệ trước như đưa ra các dịch vụ mới cùng với các công nghệ bổ sung mới. Các dịch vụ mới bao gồm AI, các thiết bị đeo thông minh, các thiết bị cấy trên người, giao thông tự động, các thiết bị thực tế ảo, cảm biến và lập bản đồ 3D. Yêu cầu quan trọng nhất đối với các mạng 6G là khả năng xử lý khối lượng lớn số liệu và kết nối tốc độ số liệu cao trên một thiết bị.

314 lượt xem
Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2011
Bộ Thông tin và Truyền thông
Trong mười năm qua, công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời là hạ tầng kỹ thuật, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Chính phủ Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm và dành nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển lĩnh vực này. Sách trắng CNTT-TT Việt Nam 2011 đã cung cấp bức tranh toàn cảnh và sát thực nhất về hiện trạng phát triển của ngành CNTT-TT Việt Nam năm 2011. Sách trắng CNTT-TT được bổ sung thêm các nội dung đánh giá tổng kết sự phát triển của CNTT-TT trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 và giới thiệu về Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010. Đề án được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển CNTT-TT trong giai đoạn tới. Ngoài ra, Sách trắng CNTT-TT 2011 còn có các báo cáo phân tích, đánh giá tình hình phát triển của từng lĩnh vực cụ thể về công nghiệp CNTT, bưu chính, ứng dụng CNTT, nguồn nhân lực CNTT, Hợp tác quốc tế và các văn bản pháp luật về CNTT-TT. Hy vọng những thông tin này sẽ là nền tảng để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu xây dựng chính sách, và là tài liệu tham khảo quan trọng cho các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạch định chiến lược kinh doanh, tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác trong lĩnh vực CNTT-TT tại Việt Nam.
414 lượt xem
Báo cáo An toàn thông tin Việt Nam 2014
Cục An toàn Thông tin
Internet nói riêng và mạng thông tin nói chung đang giữ vai trò ngày càng quan trọng trong chính trị, kinh tế, văn hóa và đời sống xã hội của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn thông tin đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ và các Bộ, Ban Ngành và các doanh nghiệp trong cả nước. “Báo cáo An toàn thông tin Việt Nam 2014” - Đây là bản báo cáo đầu tiên và sẽ trở thành một Báo cáo thường niên - nhằm cung cấp tài liệu tham khảo để các bộ, ngành, các doanh nghiệp và bạn đọc quan tâm tìm hiểu về tình hình và xu thế phát triển của an toàn thông tin nước nhà. Số liệu sử dụng trong Báo cáo được tổng hợp từ nguồn số liệu của các đơn vị chức năng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, các hãng bảo mật uy tín trong nước và nước ngoài. “Báo cáo An toàn thông tin Việt Nam 2014” tập trung phác họa một số nội dung chính như các sự kiện nổi bật về an toàn thông tin; một số sự cố đáng chú ý, các nguy cơ, thách thức; diễn tập, điều phối ứng cứu sự cố; về nguồn nhân lực Việt Nam cũng như sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt tiêu biểu; chỉ số an toàn thông tin Việt Nam năm 2014; dự báo xu hướng năm 2015 và một số văn bản ban hành năm 2014 của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông về công tác an toàn thông tin. Chúng tôi tin rằng, qua việc nghiên cứu, phân tích bức tranh toàn cảnh về tình hình an toàn thông tin của Việt Nam năm 2014, sẽ giúp ích cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có được thêm kinh nghiệm đối phó với các nguy cơ mất an toàn thông tin và từ đó xây dựng được chiến lược bảo vệ an toàn thông tin trong tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp của mình.
4145 lượt xem
Các mô hình cơ bản trong phân tích và thiết kế hướng đối tượng
TS. Lê Văn Phùng
Ngày nay cách tiếp cận hướng đối tượng đã ngày càng trở nên phổ biến. Trong các dự án phát triển hệ thống lớn, ngôn ngữ mô hình hóa hợp nhất – UML (Unified Modeling Language) đã được ưu tiên cho quá trình phân tích thiết kế hệ thống, nó được coi là một chuẩn quốc tế được tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO chấp nhận. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản về mô hình, quá trình mô hình hóa, các kỹ thuật xây dựng mô hình là những yêu cầu bắt buộc cho bất cứ ai muốn phân tích và thiết kế một hệ thống lớn theo hướng đối tượng. Nhằm giúp sinh viên, nghiên cứu sinh và các lập trình viên có thêm tài liệu về phân tích và thiết kế hệ thống theo hướng đối tượng, TS. Lê Văn Phùng (Viện Công nghệ thông tin - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã biên soạn cuốn sách “Các mô hình cơ bản trong phân tích và thiết kế hướng đối tượng". Nội dung cuốn sách gồm 10 chương: Chương 1: Tổng quan về mô hình hóa phần mềm Chương 2: Các khái niệm cơ bản trong phân tích và thiết kế hướng đối tượng Chương 3: Yêu cầu hệ thống và mô hình nghiệp vụ Chương 4: Mô hình phân tích đối tượng Chương 5: Các mô hình phân tích động thái Chương 6: Các mô hình thiết kế tương tác Chương 7: Mô hình kiến trúc logic Chương 8: Mô hình kiến trúc vật lý Chương 9: Mô hình phân tích và thiết kế một ca sử dụng Chương 10: Mô hình thiết kế đối tượng Hy vọng các bạn đọc yêu công nghệ thông tin, ham mê phân tích thiết kế một hệ thống thông tin, giảng viên, sinh viên đại học, cao đẳng và học viên cao học chuyên ngành công nghệ phần mềm hoặc hệ thống thông tin sẽ tìm thấy những kiến thức mới mẻ trong cuốn sách này.
496 lượt xem
Công nghệ 4G LTE và chiến lược, lộ trình phát triển ở Việt Nam
PGS.TS Trần Minh Tuấn
Thông tin di động ngày nay đã trở thành một trong những dịch vụ viễn thông phát triển rất nhanh và mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp viễn thông, mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của thị trường viễn thông di động đã thúc đẩy mạnh mẽ việc nghiên cứu và triển khai các hệ thống thông tin di động mới trong tương lai. Hệ thống di động thế hệ thứ hai với GSM và CDMA là những ví dụ điển hình đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, tuy nhiên thị trường viễn thông ngày càng mở rộng càng thể hiện rõ những hạn chế về dung lượng và băng thông của các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai. Sự ra đời của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba với các công nghệ tiêu biểu như WCDMA hay HSPA là một tất yếu để có thể đáp ứng được nhu cầu truy cập dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, xem phim… với tốc độ cao. Hiện nay, mặc dù các hệ thống thông tin di động thế hệ 2,5G hay 3G vẫn đang phát triển không ngừng nhưng các nhà khai thác viễn thông lớn trên thế giới đã triển khai một chuẩn di động thế hệ mới có rất nhiều tiềm năng và sẽ trở thành chuẩn di động 4G trong thời gian tới, đó là LTE (Long Term Evolution - Sự phát triển dài hạn). Thực tế triển khai công nghệ LTE vừa qua tại nhiều nước đã chứng tỏ khả năng vượt trội của LTE cả trên phương diện công nghệ lẫn khả năng thương mại. Trước đây, muốn truy cập dữ liệu lớn, bạn phải cần có một đường dây cố định để kết nối. Với LTE, chúng ta có thể truy cập tất cả các dịch vụ mọi lúc mọi nơi trong khi vẫn di chuyển như: xem phim chất lượng cao HDTV, điện thoại có hình, chơi game, nghe nhạc trực tuyến, tải cơ sở dữ liệu… với một tốc độ “siêu tốc”. Đó chính là sự khác biệt giữa mạng di động thế hệ thứ 3 (3G) và mạng di động thế hệ thứ tư (4G). Tuy vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng mạng di động băng rộng 4G đang được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều thay đổi khác biệt so với những mạng di động hiện nay. Bộ Thông tin và Truyền thông rất coi trọng việc phát triển thông tin di động băng rộng các thế hệ tiếp theo để có hạ tầng viễn thông hiện đại, làm nền tảng cho phát triển kinh tế số, góp phần thay đổi cơ cấu tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phục vụ cộng đồng như giám sát và bảo vệ môi trường, xây dựng ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh, chăm sóc sức khỏe… Mạng và dịch vụ di động băng rộng công nghệ 4G mở ra cơ hội to lớn cho việc đạt được mục tiêu này.
1212 lượt xem
Sáng tạo trong thuật toán và lập trình với C++ và Python (Tập 7)
Nguyễn Xuân Huy
Với mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản về lập trình trong C++ và Python cho các bạn học sinh, sinh viên và những bạn đọc muốn tự hoàn thiện tri thức trong lĩnh vực giải thuật và lập trình; Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông tiếp tục xuất bản cuốn sách “Sáng tạo trong thuật toán và lập trình với C++ và Python” (tập 7) do PGS, TSKH. Nguyễn Xuân Huy biên soạn. Cuốn sách này là tập tiếp theo của các tập trước đã xuất bản.
1009 lượt xem
Sổ tay sử dụng máy tính dành cho công chức Hà Nội
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước là yêu cầu cấp thiết nhằm cải cách hành chính, thực hiện mục tiêu “Chính quyền của dân, do dân, vì dân” theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Trước yêu cầu đó, những năm qua, Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước. Thực hiện Chỉ thị 13/CT-TU ngày 09/6/2009 của Thành ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố và Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 10/6/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố đến năm 2010, định hướng đến năm 2015. Với mục đích Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, phục vụ đắc lực các mục tiêu chương trình cải cách hành chính, trong 3 năm qua, Thành phố tập trung đầu tư trang thiết bị, hạ tầng CNTT, nâng cấp, xây dựng mới các trang thông tin điện tử cho các đơn vị; đồng thời triển khai các giải pháp ứng dụng phù hợp, như: phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, thư điện tử, phần mềm “1 cửa” cấp quận/huyện, tập huấn đào tạo CNTT và truyền thông đã tạo nên những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ công chức thành thạo trong vận hành những ứng dụng CNTT trong công việc, cũng như giao dịch với người dân, doanh nghiệp còn hạn chế. Với mong muốn tiếp cận gần nhất nhu cầu và điều kiện học tập của cán bộ công chức cùng bạn đọc, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội có các phối hợp với Công ty Cổ phần Liên Minh (ALLIANT corp) biên soạn theo hướng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Ngoài phần trang bị những kiến thức cơ bản về máy tính, sách tập trung vào các ứng dụng trong cơ quan nhà nước Hà Nội với việc giới thiệu các phần mềm ứng dụng phổ cập, bước đầu giúp cán bộ công chức có thể tự nghiên cứu và ứng dụng. Nội dung cuốn “Sổ tay sử dụng máy tính dành cho công chức Hà Nội” được kết cấu gồm 3 phần, 9 chương như sau: Phần 1: Kiến thức chung về máy tính Chương 1: Mở đầu về máy tính Chương 2: Cơ bản về hệ điều hành Windows XP Phần 2: Sử dụng một số phần mềm ứng dụng phổ cập trong công việc của công chức Chương 1: Sử dụng phần mềm Word để soạn thảo văn bản Chương 2: Sử dụng phần mềm Excel để tạo trang tính Chương 3: Sử dụng phần mềm PowerPoint để soạn bản trình diễn Chương 4: Sử dụng phần mềm thư điện tử Chương 5: Khai thác thông tin trên Internet Phần 3: Sử dụng các phần mềm nghiệp vụ đang cài đặt tại các cơ quan Hà Nội Chương 1: Quản lý văn bản và hồ sơ công việc Chương 2: Quản lý hồ sơ hành chính theo mô hình một cửa Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
400 lượt xem
Sáng tạo sản phẩm số - Ai cũng dùng AI - Ứng dụng Power BI Service và AutoML trong lĩnh vực dầu khí
Viện Dầu khí Việt Nam

"Sáng tạo sản phẩm số - Ai cũng dùng AI - Ứng dụng Power BI Service và AutoML trong lĩnh vực dầu khí" là cuốn sách đầu tiên trong loạt sách "Ai cũng dùng AI" của Viện Dầu khí Việt Nam. Đây là một cuốn sách cung cấp giá trị kiến thức và nguồn cảm hứng cho những ai muốn tiến xa hơn trong thế giới số.
Mục tiêu của nhóm tác giả khi viết cuốn sách này không chỉ là truyền đạt kiến thức, mà còn là khơi dậy niềm đam mê sáng tạo. Chúng tôi muốn quý vị, những nhà nghiên cứu, những người làm việc trong ngành dầu khí, sẽ thấy được tiềm năng to lớn của công nghệ số trong việc cải thiện công việc của mình.
Đặc biệt, cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ AI, Power BI Service và AutoML - những công nghệ đang thay đổi cách chúng ta làm việc, học hỏi và tạo ra giá trị. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ số trong ngành dầu khí. Trong suốt hơn 60 năm qua, ngành Dầu khí Việt Nam đã cung cấp nguồn năng lượng cho đất nước, thúc đẩy sự phát triển không chỉ về kinh tế mà còn đối với nhiều lĩnh vực khác. Những người làm việc trong ngành Dầu khí đã cống hiến, đã chịu trách nhiệm với sứ mệnh lớn lao này. Bây giờ, hãy tưởng tượng rằng, nếu bạn có thêm một người đồng hành không biết mệt mỏi, luôn sẵn sàng hỗ trợ, có khả năng học hỏi nhanh chóng và giúp cải thiện hiệu suất công việc. Đó chính là AI, công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Đến với "Sáng tạo sản phẩm số - Ai cũng dùng AI - Ứng dụng Power BI Service và AutoML trong lĩnh vực dầu khí", bạn sẽ thấy rõ hơn về sức mạnh của Power BI Service và AutoML - những công cụ giúp bạn nhanh chóng tổ chức, biểu diễn và chia sẻ dữ liệu cũng như sản phẩm của mình. Đây là những công cụ tiện lợi, như một bước đệm để bạn tiếp cận và ứng dụng công nghệ AI vào công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Công nghệ AI không còn xa lạ nữa khi chúng ta có ChatGPT và những công cụ AI khác dựa trên ngôn ngữ tự nhiên, giúp bạn tạo ra các tri thức mới, đồng thời hỗ trợ cho phương pháp làm việc truyền thống trong ngành dầu khí. Điều thú vị nhất là, đây chỉ mới là khởi đầu. "Ai cũng dùng AI" sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn những công cụ và kiến thức cao cấp hơn thông qua ngôn ngữ lập trình Python, cùng với sự áp dụng của các mô hình vật lý - địa chất từ các chuyên gia của Viện Dầu khí Việt Nam.
Với cuốn sách này, Viện Dầu khí Việt Nam mong muốn bạn không chỉ học hỏi kiến thức mới mà còn tìm thấy niềm đam mê, sức mạnh sáng tạo từ bên trong, để cùng chúng tôi khám phá và tạo ra những giá trị mới cho ngành dầu khí và đất nước. Với AI, tất cả các cán bộ làm việc trong ngành dầu khí, từ thượng nguồn tới hạ nguồn, từ kỹ thuật tới kinh tế, quản lý, đều có thể tận dụng những công cụ mới mạnh mẽ này để tối ưu hóa công việc, tạo ra các giải pháp mới và tiếp tục sứ mệnh tìm kiếm, khai thác nguồn năng lượng cho đất nước.
Chúng ta đang ở trên con đường mới mà AI sẽ giúp chúng ta đi nhanh hơn, xa hơn. "Sáng tạo sản phẩm số - Ai cũng dùng AI - Ứng dụng Power BI Service và AutoML trong lĩnh vực dầu khí" chính là bước khởi đầu, là cầu nối giữa con người, dầu khí và thế giới của AI. Với sự hỗ trợ của AI, chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục sứ mệnh cao cả, đảm bảo nguồn năng lượng cho sự phát triển bền vững của đất nước

3474 lượt xem
Truyền hình số di động: Công nghệ, thiết bị và dịch vụ
Tủ sách khoa học công nghệ mới, Nguyễn Quý Sỹ
Truyền hình có vai trò to lớn trong việc tuyên truyền đường lối, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quảng bá các thông tin về kinh tế, chính trị, khoa học, giáo dục, văn hóa xã hội và thông tin dịch vụ cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Ngày nay với sự hội tụ về công nghệ, truyền hình không chỉ dừng lại như vậy, mà nó đang dần trở thành một phương tiện truyền thông đại chúng quan trọng, một ngành công nghiệp giải trí với dịch vụ siêu lợi nhuận và đặc biệt, truyền hình di động đang là một trong những hướng phát triển thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Dịch vụ truyền hình di động là một dịch vụ hội tụ giữa truyền hình và di động, dịch vụ này mở ra nhiều cơ hội lợi nhuận mới cho các nhà khai thác quảng bá, khai thác di động, các nhà cung cấp nội dung và cả những nhà kinh doanh thương mại điện tử. Việc trúng tuyển 3G của một số doanh nghiệp viễn thông sẽ hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền hình số di động tại Việt Nam. Nhằm đáp ứng nhu cầu cần tìm hiểu của bạn đọc, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn sách “Truyền hình số di động: Công nghệ, thiết bị và dịch vụ” do TS. Nguyễn Quý Sỹ - Giảng viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông biên soạn. Nội dung cuốn sách gồm 6 chương, giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về truyền hình số di động. Chương 1 và 2 giới thiệu tổng quan về truyền hình di động và các công nghệ truyền hình di động được sử dụng trên thế giới. Chương 3 và 4 đi sâu giới thiệu về 2 công nghệ truyền hình T-DMB và DVB-H đang được sử dụng tại Việt Nam. Đặc biệt là chương 5 và 6 giới thiệu công nghệ 3G trong truyền hình di động cùng với đặc điểm, cách sử dụng một số thiết bị đầu cuối truyền hình di động giúp các thuê bao dễ dàng lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của từng cá nhân. Cuốn sách thuộc “Tủ sách khoa học công nghệ mới” sẽ là tài liệu hữu ích cho các cán bộ quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên ngành Thông tin và Truyền thông, và cán bộ giảng dạy, sinh viên các ngành kỹ thuật viễn thông.
313 lượt xem
Truyền tin số và sửa lỗi dữ liệu truyền
PGS Thái Hồng Nhị
Ngày nay, kỹ thuật truyền tin điện tử ngày càng phát triển hiện đại. Người ta có thể truyền các tin tức dưới dạng thoại, hình ảnh và dữ liệu trên một hệ thống truyền tin chung. Hệ thống truyền tin ngày càng được nâng cao về chất lượng, hiệu năng và tốc độ truyền; tính đa dạng của hệ thống được thể hiện ở sự phong phú về môi trường truyền dẫn như: cáp kim loại, cáp sợi quang, viba, thông tin vệ tin, thông tin di động,… Nhiều hệ thống truyền tin tương tự (analog) truyền thống đang được dần thay thế bởi các hệ thống truyền tin số (digital) có nhiều đặc trưng ưu việt hơn. Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu năng, chất lượng của một hệ thống truyền tin số là việc đảm bảo xác suất lỗi bit (Pb) của dữ liệu thu trong một giới hạn cho phép. Có nhiều nguyên nhân gây lỗi bit trong quá trình truyền tin và cũng có nhiều giải pháp kỹ thuật khác nhau để giảm tỷ lệ lỗi bit. Với mong muốn được giới thiệu đến bạn đọc các kiến thức cơ bản về truyền tin số, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn sách “Truyền tin số và sửa lỗi dữ liệu truyền” do PGS.TS. Thái Hồng Nhị, TS. Phạm Văn Bình, TS. Nguyễn Đăng Tiến biên soạn.
1038 lượt xem
Báo cáo tình hình phát triển và ứng dựng chữ ký số tại Việt Nam 2017-2022
Bộ Thông tin và Truyền thông

Thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng định hướng cho việc thực hiện chuyển đổi số như Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”, Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” làm định hướng cho việc phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số là thành tố nền tảng pháp lý quan trọng đảm bảo an toàn, xác thực, toàn vẹn, chống chối bỏ cho các giao
dịch điện tử của tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong môi trường số.

Báo cáo tình hình phát triển và ứng dụng chữ ký số tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022 thể hiện sự sẵn sàng ứng dụng chữ ký số trong các hoạt động của các bộ, ngành, doanh nghiệp dựa trên cơ sở thông tin và số liệu cung cấp của 30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ban Cơ yếu Chính phủ; Tổng  cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Kho bạc Nhà nước; Cục Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các tổ chức  cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức. 

239 lượt xem
Ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi mới hoạt động thư viện
PGS. TS. Vương Toàn
Công nghệ thông tin đang làm biến đổi sâu sắc mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu. Những thành tựu của cách mạng tin học mang lại nên việc đổi mới hoạt động thư viện truyền thống là tất yếu và cấp bách. Nhờ các quá trình xử lý thông tin và phương thức truyền thông hiện đại, hoạt động thư viện đã và đang thay đổi về cơ bản, có thể nói rằng nó thực sự trở thành một cuộc cách mạng trong ngành Thư viện. Hiện nay, giá trị thư viện không còn được đánh giá là thư viện sở hữu bao nhiêu tài nguyên thông tin, mà là thư viện đó sử dụng công nghệ thông tin như thế nào để truy hồi thông tin khắp nơi nhằm phục vụ tốt cho người sử dụng. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi mới hoạt động thư viện” do PGS, TS Vương Toàn biên soạn sẽ đáp ứng nhu cầu đổi mới của hoạt động thư viện. Nội dung cuốn sách được chắt lọc từ gần 80 bài viết lớn nhỏ đã công bố tại các hội thảo khoa học chuyên ngành và trên các tạp chí: Thông tin khoa học xã hội, Thư viện Việt Nam, Bản tin Hội Thông tin - Tư liệu Khoa học và Công nghệ Việt Nam…. được tác giả tổng hợp biên soạn thành 2 phần. Cuốn sách đã phác họa một bức tranh hiện thực về hoạt động thông tin - thư viện nói chung và chuyên về khoa học xã hội ở Việt Nam nói riêng; đồng thời cũng gợi ra một số nội dung đang được ngành Thư viện quan tâm. Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, các cán bộ và các bạn sinh viên chuyên ngành thư viện trên cả nước...
700 lượt xem
Viet Nam’s Information and Communications Technology 2014
Bộ Thông tin và Truyền thông
In 2013, the ICT industry kept a steady growth when the economy of Viet Nam showed signals of recovery. On October 16th in 2013, the Government of Viet Nam promulgated the Decree No. 132/2013/ND-CP that regulates the organizational structure, functions and duties of the ministry, strengthens its role of state management to meet the demand for development of the line sectors under MIC’s management as well as to serve people and enterprises more effectively. At the beginning of the year 2014, the Prime Minister of Viet Nam established the National Commission on Application of Information Technology (NCAIT). Specially on July 01st in 2014, the Bureau of Politics of Viet Nam Communist Party promulgated the Resolution No. 36-NQ/TW on boosting the use and development of ICT to meet the demand for sustainable development and international integration. These emphasize the determination of the Party and Government of Viet Nam in pushing up the use and development of ICT in order to create breakthroughs of socio - economic development of the country. In comparison with the previous years’ compilation, to facilitate readers’ convenience, the information and data in this book are arranged by line sectors, e.g. IT use, IT industry, information security, etc. In addition, the 2014 White Book provides new useful information such as the export and import of hardware - electronics products, radio and TV channels, websites, online games, social networks, R&D on ICT. We believe that the 2014 White Book will be a helpful document for state agencies, organizations, domestic and foreign enterprises in updating information on Viet Nam ICT. We would like to appreciate readers for their comments to improve the quality of the subsequent editions
390 lượt xem
Các phương pháp tối ưu và ứng dụng
PGS. TS Phạm Ngọc Anh
Mô hình và các phương pháp tối ưu đóng vai trò quan trọng trong toán ứng dụng, đặc biệt là trong Lý thuyết tối ưu và các ứng dụng thực tế. Do vậy, nhu cầu học tập, giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp tối ưu ngày càng được quan tâm và phát triển ở hầu hết các trường đại học ở Việt Nam và trên thế giới. Cuốn sách "Các phương pháp tối ưu và ứng dụng" được biên soạn cho các sinh viên năm cuối, học viên cao học và nghiên cứu sinh các ngành kinh tế, kỹ thuật và toán ứng dụng, nhằm giới thiệu các phương pháp tối ưu thông dụng và một số tiếp cận mới cho các mô hình ứng dụng. Cuốn sách này cũng là một tài liệu tham khảo cho các thầy cô giảng dạy môn "Các phương pháp tối ưu" trong các trường đại học, những người làm trong lĩnh vực khác như kinh tế, tài chính, quản lý và các ngành khoa học kỹ thuật muốn tìm hiểu về các phương pháp tối ưu cơ bản và thông dụng. Tác giả cũng cố gắng tìm cách tiếp cận đơn giản và hợp lý để trình bày nội dung theo phương pháp dễ hiểu, nhằm giúp cho bạn đọc nắm được các kiến thức cơ bản nhất về các phương pháp tối ưu và các ứng dụng, một số cách tiếp cận với một vài vấn đề hiện đang được quan tâm nghiên cứu trong lý thuyết này. Phần cuối của mỗi chương là hệ thống các bài tập ứng dụng lý thuyết và các hướng dẫn giải ngay sau đó, nhằm giúp cho người đọc nắm vững hơn các kiến thức đã trình bày ở trong chương đó. Cuốn sách chuyên khảo này gồm 9 chương. Chương 1 hệ thống lại một số kiến thức cơ bản về hàm lồi, phép chiếu trực giao và ánh xạ giả co trong không gian Rn. Các kiến này làm nền tảng để hiểu cách tiếp cận bài toán cân bằng và các ứng dụng của nó, trong đó bài toán bất đẳng thức biến phân là một trường hợp đặc biệt của bài toán cân bằng, với các ứng dụng khá phổ biến trong thực tế. Chương 2 trình bày khá chi tiết về bài toán cân bằng và một số mô hình ứng dụng thực tế của nó, nổi bật với mô hình cân bằng kinh tế Nash. Các điều kiện cần và đủ cho bài toán tối ưu được đề cập trong Chương 3. Chương 4 trình bày phương pháp hướng giảm với các ví dụ minh họa và các chương trình tính toán bằng Matlab khá cụ thể. Các phương pháp chiếu áp dụng cho bài toán tối ưu, bài toán bất đẳng thức biến phân và bài toán cân bằng được đưa ra trong Chương 5. Phương pháp điểm gần kề có ảnh hưởng lớn trong Lý thuyết tối ưu được đưa ra trong Chương 6. Chương 7 trình bày về phương pháp nhánh cận, một phương pháp được sử dụng rộng rãi để giải các bài toán khó và đa dạng ứng dụng. Các phương pháp hàm phạt điểm trong và hàm phạt điểm ngoài được đề cập một cách cơ bản trong Chương 8. Bài toán qui hoạch tuyến tính và phương pháp đơn hình khá quan trọng trong việc áp dụng giải một số mô hình thực tiễn được trình bày cụ thể trong chương cuối cùng.
539 lượt xem
Bài tập lập trình với ngôn ngữ C++ từ cơ bản đến nâng cao (tập 1)
Trần Thông Quế
Khi bắt đầu học lập trình, có rất nhiều ngôn ngữ lập trình để lựa chọn trong đó C++ là một ngôn ngữ lập trình lâu đời, có tốc độ nhanh, các kiểu dữ liệu rõ ràng. Nếu như làm chủ được ngôn ngữ nền tảng như C++ thì việc tiếp cận các ngôn ngữ khác trở nên dế dagnf hơn. Học lập trình C++ có rất nhiều ứng dụng và mở ra cho bạn đọc nhiều cơ hội việc làm trong các công ty/ tập đoàn lớn. Tuy nhiên, nhiều bạn sinh viên hay nhiều người học trong những năm đầu khi tiếp xúc với C++ thường khá bỡ ngỡ với ngôn ngữ này. Tập 1 gồm 8 chương: Chương 1 - Bài tập lập trình mở đầu và các lệnh điều kiện; Chương 2 - Bài tập dùng các lệnh lặp; Chương 3 - Bài tập dùng hàm tự định nghĩa và các chiến lược thiết kế thuật toán; Chương 4 - Bài tập về mảng; Chương 5 - Bài tập lập trình với dữ liệu char, string; Chương 6 - Bài tập lập trình với dữ liệu struct; Chương 7 - Bài tập với dữ liệu tệp; Chương 8 - Bài tập về đối tượng và lớp
1194 lượt xem