• Nhà xuất bản Công Thương
  • Tầng 4, tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • nxbct@moit.gov.vn
  • 02439341562
  • Chưa có thông tin
  • Giới thiệu
  • Kho sách

Là Nhà xuất bản chuyên ngành trực thuộc Bộ Công Thương, Nhà xuất bản Công Thương có chức năng xuất bản các ấn phẩm phục vụ quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương và nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công nghiệp và thương mại; tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về công nghiệp và thương mại; Nhà xuất bản cũng có nhiệm vụ xuất bản các ấn phẩm, tài liệu tham khảo hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, đào tạo của ngành v.v…

Theo nhiệm vụ được lãnh đạo Bộ phân công là đầu mối xuất bản của Bộ Công Thương và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, Nhà xuất bản Công Thương đã và đang xuất bản những ấn phẩm về Hội nhập kinh tế quốc tế và các ấn phẩm chuyên ngành, giới thiệu tiềm năng phát triển các ngành và lĩnh vực do Bộ Công Thương quản lý.. góp phần xây dựng đất nước trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG

- Các mảng sách chính Nhà xuất bản đã và đang xuất bản có hiệu quả: 
- Sách Hội nhập kinh tế quốc tế. 
- Sách, tài liệu về tiềm năng thế mạnh các ngành hàng xuất khẩu
- Sách khoa học - công nghệ, kinh tế. 
- Sách giới thiệu thị trường các nước
- Sách giới thiệu tiềm năng kinh tế của các địa phương trong cả nước.
- Sách nghiên cứu tìm hiểu pháp luật.
- Sách giáo trình; tài liệu tham khảo dùng cho các hệ đào tạo của ngành Công Thương.
- Các xuất bản phẩm khác: phù hợp với tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ của Nhà xuất bản

HỎI - ĐÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ, HÀNG CẤM VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Nguyễn Thị Thanh Thảo

HỎI - ĐÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ, HÀNG CẤM VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

124 lượt xem
SỔ TAY PHÁP LUẬT VỀ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG
Đồng Thị Thu Thuỷ

Sau nhiều năm Việt Nam gia nhập WTO và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước đối tác kinh tế mạnh hàng đầu thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU)…, quy tắc xuất xứ hàng hóa đã có nhiều thay đổi so với trước kia nhằm mục đích tạo thuận lợi thương mại giữa các khối FTA. Sau khi Luật Thương mại 2005, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017… và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành được ban hành, Việt Nam đã và sẽ trở thành thành viên của WTO cùng nhiều các hiệp định thương mại tự do khác như (Liên minh kinh tế Á-Âu, Cộng đồng kinh tế ASEAN, EVFTA, CPTPP…). Do đó, hành lang pháp lý phải được hoàn thiện để phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế thế giới, đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về ngoại thương thuận lợi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Từ những thông tin trên, Nhà xuất bản Công Thương biên soạn cuốn “Sổ tay pháp luật về xuất xứ hàng hóa và biện pháp phát triển ngoại thương” nhằm giúp cho các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội, nâng cao năng lực sản xuất, đón đầu xu hướng dịch chuyển sản xuất sang các nước.

 

Nội dung cuốn sách gồm 2 phần: Phần 1: Quy định về xuất xứ hàng hóa

Phần 2: Biện pháp phát triển ngoại thương

Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng nội dung khó tránh khỏi thiếu sót. Ban biên soạn rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau.

101 lượt xem
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH THỰC PHẨM THUỘC QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Nguyễn Thị Thanh Thảo

Sách Những quy định về kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương

198 lượt xem
CẨM NANG VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) - NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT
TS. NGUYỄN TUYẾT NHUNG

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, củng cố mối quan hệ song phương theo định hướng chiến lược, toàn diện và bền vững. Đây cũng là FTA đầu tiên mà EU ký kết với một nước đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương với mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong số các FTA đã được ký kết. Hiệp định này là một bước tiến quan trọng cả về chiến lược và kinh tế trong quan hệ với EU, góp phần đẩy mạnh hoạt động giao thương, kết nối đầu tư, mang lại những lợi ích to lớn, cụ thể và thiết thực cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, tạo xung lực mới cho mối quan hệ đối tác hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - EU.

EVFTA có hiệu lực sẽ mang đến những lợi ích kinh tế to lớn, thiết thực cho cả hai bên, đặc biệt là tiềm năng phát triển thương mại, bởi đây là hiệp định thương mại tự do có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất, với 99,2% số dòng thuế sẽ được Liên minh châu Âu (EU) xóa bỏ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, giúp doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội cạnh tranh về giá cả khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường châu Âu.

107 lượt xem
GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC THI CAM KẾT VỀ LAO ĐỘNG VÀ CÔNG ĐOÀN TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI
TRỊNH THỊ THANH THUỶ

Trong tiến trình hội nhập quốc tế với tinh thần chủ động và tích cực, năm 2007, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tính đến tháng 12 năm 2022, Việt Nam đã ký kết 18 hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang thực thi 15 hiệp định thương mại tự do. Trong số các FTA mà Việt Nam ký kết, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được coi là hai FTA Thế hệ mới.

CPTPP đã được ký kết vào ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố Santiago, Chile, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 06 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Úc. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019. Tiếp theo, tháng 6/2019, Việt Nam và EU ký kết EVFTA. EVFTA có hiệu lực từ ngày 01/8/2020. So với các FTA khác, hai FTA thế hệ mới này có một số đặc điểm riêng sau:

92 lượt xem
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGÀNH HÀNG CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CPTTP
TS. Lê Huy Khôi

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGÀNH HÀNG CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CPTTP

104 lượt xem
THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM  VỚI CÁC QUỐC GIA LÁNG GIỀNG
TS.Trịnh Thị Thanh Thuỷ

THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM  VỚI CÁC QUỐC GIA LÁNG GIỀNG

107 lượt xem
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP
Đồng Thị Thu Thuỷ

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

97 lượt xem
TĂNG CƯỜNG KHAI THÁC CƠ HỘI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ĐẾN NĂM 2025
TS. Phạm Văn Kiệm, TS. Phạm Hồng Tú

Việc hội nhập sâu hơn vào AEC từ nay đến 2025, sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển thương mại mới cho Việt Nam. Vấn đề đặt ra là việc khai thác các cơ hội phát triển thương mại của Việt Nam trong AEC còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ liên quan đến nỗ lực thực hiện các cam kết chung của các nước thành viên trong việc hiện thực hóa AEC, mà còn phụ thuộc vào triển vọng phát triển quan hệ hợp tác của Việt Nam nói riêng và của ASEAN nói chung, với các nước và khu vực bên ngoài ASEAN.

Do vậy, cuốn sách “Tăng cường khai thác cơ hội phát triển thương mại của Việt Nam trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2025” được xuất bản với mong muốn đóng góp giải pháp nhằm tăng cường khai thác các cơ hội phát triển thương mại của Việt Nam nhằm thực hiện thành công các mục tiêu về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên với một chủ đề mới, rộng, dù đã có gắng nhưng nội dung cuốn sách có thể chưa hoàn thiện. Rất mong nhận được sự góp ý của quý vị độc giả.

118 lượt xem
Chưa có combo nào