• NXB Văn hóa Dân tộc
  • Số 19 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
  • nxbvanhoadantoc@yahoo.com.vn
  • (024)-3.8263070
  • Chưa có thông tin
  • Giới thiệu
  • Kho sách

45 năm qua, Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản (NXB) Văn hóa Dân tộc đã làm tốt sứ mệnh của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa; cho ra đời các xuất bản phẩm phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của người dân; góp phần phát triển văn hóa, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức, lối sống và nhân cách con người Việt Nam. 

Với mục tiêu tuyên truyền, quảng bá văn hóa Việt Nam, trong 45 năm qua, NXB đã giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn hóa nghệ thuật các dân tộc Việt Nam và thế giới tới nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc Việt Nam và hội nhập văn hóa nghệ thuật thế giới. Ngoài ra, NXB cũng đã làm tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, cổ động đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và chính sách dân tộc nói riêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số; phổ biến kiến thức chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… phục vụ mục tiêu nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Di sản Văn hóa phi vật thể các dân tộc tỉnh Lào Cai - Intangible cultural heritages of the ethnic minorities in Lào Cai province
Sở Văn hóa và Thể thao Tỉnh Lào Cai, Hà Văn Thắng (Chủ biên)

Được coi là vùng đất cổ, là cửa ngõ thông thương với vùng Tây Nam của Trung Quốc, Lào Cai độc đáo với cảnh quan tươi đẹp, núi non hùng vĩ, là nơi cư trú của nhiều dân tộc với 25 nhóm, ngành khác nhau, như: Mông, Dao, Tày, Giáy, Phù Lá, Hà Nhì, Kinh… Trải qua hàng ngàn năm lịch sử hình thành và phát triển, bằng tài năng sáng tạo của con người cùng với sự đa dạng về các thành phần dân tộc, Lào Cai đã có một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú về loại hình, độc đáo về bản sắc tộc người, với một hệ thống: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; tri thức dân gian… 

Từ khi được tái lập năm 1991, với bộn bề những khó khăn trong công cuộc tái thiết nền kinh tế, xã hội còn  lạc hậu của một tỉnh miền núi nhưng các cấp, các ngành của tỉnh Lào Cai đã sớm chú trọng đến nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống các dân tộc. 

Thực hiện Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2011 - 2015; Ðề án số 13 của Tỉnh ủy về phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 28/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015; 

Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 28/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015; Ðề án số 8 của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển văn hóa, thể thao tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoàn thành chương trình kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của 25 nhóm, ngành dân tộc cư trú ở 500 thôn bản trên toàn tỉnh; lựa chọn và lập hồ sơ khoa học được 26 di sản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trong đó 02 di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là: Nghi lễ và trò chơi kéo co Tày, GiáyNghi lễ Then của người Tày trong hồ sơ “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái”. 

Bảo tồn và phát huy tốt giá trị di sản văn hóa phi vật thể là cơ sở hình thành và tạo nên giá trị cốt lõi để phát triển các sản phẩm du lịch nhân văn độc đáo, góp phần đưa Lào Cai trở thành một địa phương được đông đảo bạn bè trong nước và ngoài nước biết đến, thu hút đông đảo du khách đến với Lào Cai. 

Trong những năm qua, Lào Cai luôn dẫn đầu các tỉnh phía Tây Bắc về số lượng khách du lịch. Năm 2019, lượng khách đến Lào Cai đạt gần 5 triệu lượt, doanh thu từ du lịch đạt 19.800 tỷ đồng, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. 

Có thể nói, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc của tỉnh Lào Cai trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ðể có được những kết quả này, ngoài sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp thực hiện chặt chẽ của các sở, ngành, còn có sự chung tay của cộng đồng các dân tộc, của các nghệ nhân dân gian, những người am hiểu sâu sắc về vốn văn hóa truyền thống của dân tộc. Di sản văn hóa sẽ mãi tồn tại và phát triển, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ hội nhập.

81 lượt xem
Sa Pa - Sương và đá (Sa Pa - Fog and Rocks)
Sở Văn hóa và Thể thao Tỉnh Lào Cai

Sa Pa nằm ở phía tây của tỉnh Lào Cai, phía bắc giáp huyện Bát Xát, phía nam giáp huyện Văn Bàn, phía đông giáp thành phố Lào Cai và huyện Bảo Thắng, phía tây giáp huyện Tam Đường và huyện Tân Uyên thuộc tỉnh Lai Châu. Người địa phương gọi vùng đất này là Sa Pả (có nghĩa là bãi cát).

Mùa đông năm 1903, đoàn khảo sát trắc địa của quân đội Pháp phát hiện ra vẻ đẹp của cao nguyên Lồ Súi Tổng. Đến năm 1905, bản vẽ về cao nguyên Lồ Súi Tổng và đỉnh cao Phan Xi Păng đã được xác định. Kể từ đây, Cha Pa (tên gọi dưới thời Pháp) đã được biết đến với các tên gọi “trạm nghỉ dưỡng trên cao”, “kinh đô mùa hè ở Đông Dương”, “khu nghỉ mát điều dưỡng”. Sau 120 năm, vẻ đẹp của “nơi gặp gỡ đất trời” vẫn luôn hấp dẫn du khách muôn phương, vẫn là vùng đất gợi nhớ, gợi thương trong lòng người đến với Sa Pa.

Sa Pa bốn mùa, mùa nào cũng đẹp. Một ngày ở Sa Pa hội tụ đủ bốn mùa. Vào buổi sáng, Sa Pa ẩn mình trong khói sương. Khi nắng lên, Sa Pa ấm áp đón gió xuân. Khi mặt trời đứng bóng, trời quang mây tạnh, khắp đó đây tràn ngập hương sắc mùa hè. Khi hoàng hôn buông xuống, Sa Pa gói mình trong se lạnh. Ban đêm, cả Sa Pa chìm trong giấc ngủ đông. Từ tháng Năm đến tháng Tám, Sa Pa có mưa nhiều, lượng mưa trung bình khoảng 1.800 - 2.200mm. Mùa hè ở Sa Pa nhiệt độ khoảng 20 - 250C vào ban ngày, 13 - 150C vào ban đêm. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ trung bình 3 - 70C, có những lúc xuống tới 00C. Sa Pa cũng là một trong những nơi hiếm có của Việt Nam có tuyết rơi.  Khi hoa đào nở khắp các bản làng là lúc mùa xuân đang về.

Nhắc đến Sa Pa, nhiều người sẽ liên tưởng đến hình ảnh của đỉnh Phan Xi Păng - "nóc nhà Đông Dương", của nhà thờ đá, phố núi ẩn hiện trong sương vào mỗi buổi sáng hay chiều muộn. Sương và đá đã làm nên sự kỳ vĩ và huyền thoại của Sa Pa, làm nên những điều chỉ riêng có ở Sa Pa.

Ở Sa Pa, các tộc người: Kinh, Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó (Phù Lá)... hội tụ, sinh sống từ lâu đời. Trong đó, người Mông chiếm trên 50% dân số. Các tộc người ở đây bao đời nay đều sống hòa ái với sương, với đá. Sự kiên cường, mạnh mẽ như đá, mềm mỏng, nhẹ nhàng như sương của họ đã làm nên một bức tranh sống động về Sa Pa, tạo nên một không gian văn hóa sâu, rộng. Không gian đó tiếp tục được mở ra đầy khoáng đạt với chiều dài của lịch sử, của di sản để kết nối quá khứ với tương lai.

Ở Sa Pa, sương và đá đã trở thành biểu tượng trong tâm thức của cộng đồng các dân tộc - là triết lý sống cương - nhu, triết lý về sự hài hòa, triết lý về sự tồn tại và hồi sinh. Có thể nói, sương và đá đã tạo nên một nốt “lặng”, làm nên cái “lặng lẽ” đặc trưng của Sa Pa. Tạo nên một Sa Pa với vẻ đẹp đầy bí ẩn. Nơi đây, con người lặng lẽ trong sương, trên đá để sinh tồn và phát triển.

Từ biểu tượng của sương và đá, cuốn sách mong muốn được kể một câu chuyện bằng hình ảnh về cảnh sắc và con người Sa Pa. Câu chuyện về vẻ đẹp huyền ảo của Sa Pa ẩn hiện trong sương; về vẻ đẹp “lặng lẽ” của Sa Pa trong sương, trên đá; về những con người sống với đá, với sương; về những bản tình ca được viết nên từ sương và đá; và những khát vọng được viết nên từ vùng đất của đá và sương.

Hy vọng cuốn sách sẽ chạm được đến cảm xúc của đông đảo độc giả. Có thể chỉ là sự rung động với hạt nắng nhỏ đang nằm trong một giọt sương long lanh, là những cánh đào đỏ thắm trên hàng rào đá xinh xắn bao quanh căn nhà trình tường của người Mông. Đi vào trong câu chuyện của “Sa Pa - sương và đá”, độc giả được trở về với thiên nhiên để cảm nhận sự bao dung, hiền hòa của thiên nhiên mà thêm yêu quê hương, xứ sở, được đắm mình trong dòng chảy văn hóa để thêm yêu những con người và những cuộc đời trên đá, trong sương.

97 lượt xem
Học điều hay làm việc tốt mỗi ngày. Quyển 5 - Không ỷ lại học cách vươn lên
Thu Hằng, Phạm Tuấn

Qua câu chuyện  kèm minh họa hấp dẫn, cuốn sách gửi tới các bạn trẻ thông điệp: Hãy tự tin, phấn đấu vươn lên tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống của mình và giúp ích cho cộng đồng, xã hội

53 lượt xem
Học điều hay làm việc tốt mỗi ngày. Quyển 4 - Người con hiếu thảo
Thu Hằng, Phạm Tuấn

Qua câu chuyện và minh họa hấp dẫn, cuốn sách khuyên nhủ chúng ta cần yêu thương, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ từ những việc thiết thực hằng ngày và nỗ lực vượt lên hoàn cảnh khó khăn – để xứng đáng là những người con hiếu thảo

55 lượt xem
Học điều hay làm việc tốt mỗi ngày. Quyển 3 - Kiên trì vượt khó
Thu Hằng, Phạm Tuấn

Qua câu chuyện và minh họa hấp dẫn, cuốn sách gửi tới các bạn trẻ thông điệp: Người có thành công bắt đầu bằng việc kiên trì vượt qua những khó khăn, thử thách.

52 lượt xem
Học điều hay làm việc tốt mỗi ngày. Quyển 2 - Giữ lời hứa
Thu Hằng, Phạm Tuấn

Qua câu chuyện và minh họa hấp dẫn, cuốn sách nhắc chúng ta khi đã hứa thì phải giữ đúng lời và gửi tới các bạn trẻ thông điệp: Hứa mà không làm hoặc làm không đến nơi đến chốn sẽ làm mất đi niềm tin của mọi người đối với mình

55 lượt xem
Học điều hay làm việc tốt mỗi ngày. Quyển 6 - Cha mẹ là tấm gương
Thu Hằng, Phạm Tuấn

Qua câu chuyện và minh họa hấp dẫn, cuốn sách gửi tới bạn đọc thông điệp: Cha mẹ là tấm gương phản chiếu rõ nét nhất của con cái. Vì vậy cha mẹ cần có lời nói hay và hành động tốt để làm gương và giáo dục con trẻ.

59 lượt xem
Học điều hay làm việc tốt mỗi ngày. Quyển 1: Giữ mãi điệu khèn
Trung Kiên, Tú Ẩn

Qua câu chuyện và minh họa hấp dẫn, cuốn sách nhắn nhủ tới bạn đọc thông điệp: Giữ gìn nét đẹp văn hóa là góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc để dân tộc trường tồn và phát triển

55 lượt xem
Thực hành tính ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người Việt - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Từ Thị Loan

Với những giá trị văn hóa, nghệ thuật và tâm linh đặc sắc như vậy, ngày 01/12/2016, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Cuốn sách này là một cố gắng nhỏ bé nhằm chuyển tải những kiến thức, hiểu biết cơ bản nhất về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, bản chất, giá trị, vai trò của thực hành tín ngưỡng này trong đời sống tâm linh người Việt. Đây thực sự là một di sản văn hóa độc đáo được trao truyền từ quá khứ qua nhiều thế hệ, cần được hiểu đúng và nhận thức đầy đủ nhằm giữ gìn và phát huy những mặt tích cực trong xã hội đương đại.

460 lượt xem
Dân ca quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Từ Thị Loan, Nguyễn Chí Bền

Trên đất nước Việt Nam có biết bao điệu dân ca gắn bó máu thịt với một vùng đất, một miền quê nào đó. Tuy nhiên, dân ca quan họ Bắc Ninh xứng đáng được dành một sự quan tâm đặc biệt, bởi bên cạnh hình thức sinh hoạt như một lối hát đối đáp giao duyên thông thường, thể loại dân ca này còn gắn với những nét độc đáo của một “lối chơi quan họ” hay một thứ “văn hóa quan họ” đặc trưng. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật độc đáo, năm 2009, “Dân ca Quan họ Bắc Ninh” đã được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Và, cuốn sách “Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” như là lời dẫn dụ vào một thế giới của âm thanh, màu sắc, nghệ thuật và những nét đẹp văn hóa của một thể loại dân ca được trao truyền qua nhiều thế hệ, tạo nên một nét bản sắc của văn hóa Việt Nam.

1037 lượt xem
Chưa có combo nào