Tiếng Việt
Chọn ngôn ngữ
Tiếng Việt
English
Trước yêu cầu khách quan của công cuộc cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế cũng như trước yêu cầu quản lý nhà nước ngày càng lớn trong lĩnh vực Tư pháp, được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, ngày 08/9/2003, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 396/2003/QĐ-BTP về việc thành lập Nhà xuất bản Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
Ngày 11/11/2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1988/QĐ-BTP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Nhà xuất bản Tư pháp. Theo đó, Nhà xuất bản Tư pháp là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, có chức năng xuất bản các xuất bản phẩm nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật Dầu khí quy định về điều tra cơ bản về dầu khí và
hoạt động dầu khí trong phạm vi đất liền, hải đảo và vùng
biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bản thảo gồm: 1. Lệnh về việc công bố Luật; 2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê; 3. Luật Thống kê
Luật Thỏa thuận quốc tế quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, tổ chức thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan trong việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Luật này quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Bộ luật Lao động gồm 220 điều, quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác...
Luật Tổ chức Quốc hội gồm 7 chương, quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; đại biểu Quốc hội; Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; kỳ họp Quốc hội...
cuốn sách gồm hai phần: 1) văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH; 2) Nghị quyết số 41/2017/QH14
Luật Bảo vệ môi trường gồm 16 chương, 171 điều, quy định về hoạt động bảo vệ môi trường, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Bộ luật Tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết về các việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;...
Bộ luật Dân sự gồm 6 phần, 689 điều, quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân...
Luật Hợp tác xã gồm 12 chương, 115 điều, quy định về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể, phá sản và hoạt động có liên quan của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chính sách của Nhà nước về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Luật Giá quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng trong lĩnh vực giá, thẩm định giá; hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước; tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường; cơ sở dữ liệu về giá; thẩm định giá; thanh tra chuyên ngành về giá, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá.
Luật Tố tụng hành chính quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính.
Luật này quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật này quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, các nhân về biên phòng.
Luật này quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.