Tiếng Việt
Chọn ngôn ngữ
Tiếng Việt
English
Nhà xuất bản Khoa học xã hội (Social Sciences Publishing House)
Nhà xuất bản thực hiện chức năng tổ chức xuất bản, in ấn và phát hành các xuất bản phẩm được hình thành từ kết quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng, của giới khoa học xã hội nói chung để các cơ quan của Đảng, Nhà nước tham khảo, sử dụng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đất nước, phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo, phổ biến tri thức và các loại xuất bản phẩm khác để góp phần nâng cao dân trí, phục vụ dân sinh; đồng thời nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất bản sách khoa học xã hội và tư vấn khoa học trong lĩnh vực xuất bản.
- Sách chuyên khảo về Triết học - Kinh tế - Luật;
- Sách chuyên khảo về Tâm lý – Xã hội học;
- Sách chuyên khảo về Văn học – Ngôn ngữ - Hán Nôm;
- Sách chuyên khảo về Lịch sử - Dân tộc học – Khảo cổ học;
- Sách chuyên khảo về Văn hoá – Tôn giáo;
- Sách chuyên khảo về nghiên cứu quốc tế;
- Sách Giáo trình giảng dạy đại học và sau đại học lĩnh vực khoa học xã hội;
- Sách phổ biến kiến thức về khoa học - công nghệ, khoa học xã hội;
- Sách tra cứu, từ điển;
- Proceedings, sổ tay hướng dẫn, cẩm nang,…
- Sách tham khảo.
Ngọc Lặc là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Cẩm Thủy, Bá Thước; phía Nam giáp huyện Thọ Xuân, Thường Xuân; phía Tây giáp huyện Lang Chánh; phía Đông giáp huyện Thọ Xuân, Yên Định.
Ngọc Lặc từ xa xưa đã giữ một vị trí địa lý khá đặc biệt. Đối với nội tỉnh Thanh Hóa, Ngọc Lặc là vùng đất cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa giữa vùng miền núi với các huyện đồng bằng của tỉnh. Đối với bên ngoài tỉnh, Ngọc Lặc có tính chất mở ra với các địa phương khác trong nước. Vị trí địa lý của Ngọc Lặc ngày càng phát huy giá trị của một vùng đất mang tính cởi mở tạo nên thế và lực cho huyện trong thời kỳ hợp tác và phát triển.
Ngọc Lặc có diện tích tự nhiên 49.092,4 ha; có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm Thị trấn Ngọc Lặc (huyện lỵ) và 20 xã: Cao Ngọc, Cao Thịnh, Đồng Thịnh, Kiên Thọ, Lam Sơn, Lộc Thịnh, Minh Sơn, Minh Tiến, Mỹ Tân, Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Ngọc Trung, Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh, Phùng Giáo, Phùng Minh, Quang Trung, Thạch Lập, Thúy Sơn, Vân Am.
Ngọc Lặc là nơi có một lịch sử cư trú lâu đời của các dân tộc: Mường, Kinh (Việt), Dao, Thái. Tính đến ngày 31/12/2023, dân số của Ngọc Lặc là 35.137 hộ. Trong đó, người Mường có 25.295 hộ, chiếm hơn 70% dân số toàn huyện. Người Kinh có 9.209 hộ, chiếm 28% dân số toàn huyện. Người Dao, người Thái và các dân tộc khác chiếm khoảng gần 2% dân số toàn huyện.
Ở Ngọc Lặc, người Mường có mặt khắp nơi trong huyện, đông nhất là ở các xã: Thạch Lập, Nguyệt Ấn, Vân Am, Thúy Sơn, Kiên Thọ, Minh Sơn, Mỹ Tân, Cao Ngọc, Quang Trung, Đồng Thịnh, Lộc Thịnh, Ngọc Trung, Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Minh Tiến, Phúc Thịnh, Phùng Giáo, Phùng Minh, Cao Thịnh và Thị trấn Ngọc Lặc. Người Kinh có số dân đông ở các xã: Lam Sơn, Kiên Thọ, Minh Sơn, Ngọc Liên, Cao Thịnh, Minh Tiến và Thị trấn Ngọc Lặc. Người Dao tập trung tại làng Tân Thành thuộc xã Thạch Lập, làng Hạ Sơn thuộc thị trấn Ngọc Lặc và làng Phùng Sơn thuộc xã Phùng Giáo. Người Thái cư trú tại xã Phùng Minh, Phúc Thịnh.
Các dân tộc ở Ngọc Lặc cư trú và sinh sống với nhau hòa hợp. Người Mường có mặt trên đất Ngọc Lặc từ rất lâu đời. Huyền thoại về vùng đất cho biết các Mường như Mường Rặc (nay thuộc xã Quang Trung, Ngọc Liên, và một phần xã Ngọc Sơn), Mường Mèn (nay thuộc xã Minh Sơn, Minh Tiến); Mường Chẹ (nay thuộc xã Cao Ngọc, Mỹ Tân); Mường Lập, Mường Yến (nay thuộc xã Thạch Lập); Mường Tạ (nay thuộc xã Thúy Sơn và một phần của xã Thạch Lập); Mường Mèn (nay thuộc xã Minh Sơn, Minh Tiến); Mường Ngòn (nay thuộc xã Ngọc Khê); Mường Ứn; Mường Bằng (nay thuộc xã Kiên Thọ, Nguyệt Ấn); Mường Um (nay thuộc xã Vân Am) là các Mường cổ trong vùng. Từ đó, đã hình thành nên những lớp di sản văn hóa dân gian Mường phong phú, có nét sắc thái riêng, biểu hiện rõ nét trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ngôn ngữ, ẩm thực, trang phục, lễ hội và nguồn tri thức dân gian, kiến tạo nên bản sắc vùng đất Ngọc Lặc với nền tảng văn hóa Mường sâu đậm. Và nét đặc trưng dễ nhận thấy nhất là không gian sinh sống của người Mường với kiến trúc ngôi nhà sàn truyền thống. Trên địa bàn huyện hiện có gần một nghìn ngôi nhà sàn, trong đó, tập trung nhiều nhất là làng Lập Thắng, xã Thạch Lập. Lập Thắng là làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường.
Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, vùng đất Ngọc Lặc có địa thế chiến lược trọng yếu, là căn cứ địa của nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Vì thế Ngọc Lặc là vùng đất có mật độ cao về các di tích lịch sử, văn hóa: Đền thờ Trung túc vương Lê Lai, Đền Lai, Đền Lê Lâm, Đền Mỹ Lâm, Đền Cao, Đền Chẹ, Đền Cọn, Đền Riếng, Đền Bà Chúa Chầm, Thiền tự Trúc Lâm - Bàn Bù. Các di tích lịch sử, văn hóa này đều gắn với các lễ hội truyền thống có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng các dân tộc ở Ngọc Lặc và các vùng phụ cận.
Trên cơ sở tính đặc sắc của tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa, Ngọc Lặc có đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch: Du lịch cộng đồng, Du lịch sinh thái, Du lịch văn hóa, Du lịch tâm linh, Du lịch nghỉ dưỡng, Du lịch nông thôn, đưa du lịch trở thành một ngành, một thành phần kinh tế quan trọng của địa phương. Du lịch là ngành định hướng tài nguyên rất rõ nét, vì vậy, việc biên soạn sách Bách khoa thư Du lịch Ngọc Lặc có ý nghĩa quan trọng, nhận diện các giá trị văn hóa truyền thống và giá trị tự nhiên có thể khai thác phát triển thành sản phẩm du lịch, đồng thời quảng bá, giới thiệu về tài nguyên du lịch Ngọc Lặc, nhằm đưa các di tích lịch sử, văn hóa trở thành các điểm đến, cùng các giá trị văn hóa đặc sắc trở thành các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn đối với du khách khi đến Ngọc Lặc.
This monograph book initially reviewed the existing literature related to destination brand equity. Review on theories, such as brand equity theory and customer-based brand equity were presented along with relevant research variables. Based on these extensive literature reviews, this dissertation proposed 14 research hypotheses. This study then conducted two studies to empirically validate the research hypotheses and the research model. First, the study one with meta-analysis was adopted, in which 31 studies were obtained in order to evaluate their average effect size and standard deviation for each research hypothesis. The aims of this meta-analysis are firstly to evaluate the results of previous studies related to the constructs of this study, and then to reconfirm the viability of the research hypotheses are developed in this study. Second, the study two conducted a questionnaire survey to test the research hypotheses based on the opinions of the consumers.
This book is divided in to 4 chapters. The chapters are arranged logically so that readers can visualize the research process from the formation of the theoretical research framework to the activities of experimental data analysis and the ultimate research results. The aim of the book is to provide research data to individuals or organizations engaged in the tourism and travel industry who have research needs related to the topic. The content of the book is suitable for audiences at various levels such as university, college, research institutes, etc.
Cuốn sách phác họa lại bức tranh Đại dịch Covid-19 tác động đến kinh tế Việt Nam trong ba lĩnh vực (kinh tế vĩ mô, ngành, doanh nghiệp), bốn nội dung (tác động của Đại dịch Covid-19, phản ứng chính sách, các vấn đề đặt ra và triển vọng phục hồi), ba vùng kinh tế (vùng phía Bắc quanh Hà Nội, Bắc Ninh), miền Trung quanh Đà Nẵng, miền Nam quanh Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang và Kiên Giang. Đồng thời, cuốn sách tập trung phân tích các tác động (tích cực, tiêu cực) và khả năng phục hồi của một số lĩnh vực kinh tế cụ thể: thương mại, đầu tư, tài chính tiền tệ, các loại hình doanh nghiệp (DN) và quy mô doanh nghiệp (FDI, DN nhà nước, DN tư nhân, DN lớn, vừa, nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh doanh), một số ngành kinh tế trọng điểm thâm dụng nhiều lao động nhưng khó khăn về cung ứng lao động và đứt gãy chuỗi cung ứng (dệt may, thủy sản) và một số ngành kinh tế mũi nhọn chịu ảnh hưởng bởi giãn cách, cách ly, đóng cửa biên giới (du lịch, hàng không, thương mại điện tử).
Cuốn sách phác họa lại bức tranh Đại dịch Covid-19 tác động đến xã hội Việt Nam trong các lĩnh vực: (1) sức khỏe và chăm sóc sức khỏe; (2) việc làm, thu nhập và tình trạng nghèo khổ; (3) Giáo dục; (4) Bảo trợ xã hội; (5) Gia đình và cộng đồng; (6) Văn hóa; (7) Tôn giáo và tín ngưỡng. Các tác động xã hội của Đại dịch Covid-19 được phản ánh trong 4 nội dung chính: (1) Tác động cơ bản; (2) Phản ứng chính sách của chính phủ, bộ ngành và các chính quyền địa phương; (3) Những vấn đề đặt ra; (4) Triển vọng vượt qua đại dịch và phát triển.
Cuốn sách được kết cấu thành 03 chương, phân tích, đánh giá các tác động của Đại dịch Covid-19 đến sức khỏe và tính mạng con người, tăng trưởng và kinh tế vĩ mô, các ngành kinh tế, thương mại - đầu tư, việc làm, thất nghiệp, nghèo khổ, đời sống gia đình - văn hóa, bất bình đẳng xã hội và nhiều vấn đề khác. Qua kết quả đạt được từ phản ứng chính sách của các nước trong ứng phó với đại dịch và phục hồi kinh tế - xã hội, cuốn sách gợi mở cho người đọc những thay đổi lớn của thế giới mới trong phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ, quan hệ quốc tế và trật tự thế giới hậu Covid-19.
Cuốn sách "Những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay qua tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia)" góp phần nghiên cứu sâu sắc và nâng cao nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời lan tỏa những giá trị của cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng".
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tiền thân là Ban Nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học, hay gọi tắt là Ban Nghiên cứu Sử, Địa, Văn, được thành lập ngày 2 tháng 12 năm 1953 theo Quyết định số 34-QN/TW của Trung ương Đảng tại khu căn cứ cách mạng Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Ra đời trong điều kiện gian khổ của chiến khu Việt Bắc, trưởng thành trong những năm tháng hào hùng của hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trải qua những khó khăn, vất vả của thời kỳ bao cấp và vươn lên mạnh mẽ cùng với quá trình Đổi mới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam luôn kiên trì, bền bỉ, nỗ lực hết sức mình đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và cho sự phát triển của nền khoa học xã hội nước nhà. Nhiều thế hệ chuyên gia, nhà nghiên cứu của Viện đã ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến tâm huyết, sức lực và trí tuệ của mình cho khoa học; nhiều cán bộ đã lên đường nhập ngũ, góp phần xương máu của mình cho độc lập, tự do của dân tộc. Nhiều công trình khoa học xuất sắc, nhiều báo cáo tư vấn có giá trị đã góp phần làm nên tên tuổi Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trong vai trò là cơ quan nghiên cứu cơ bản hàng đầu của đất nước về khoa học xã hội và nhân văn, đơn vị tham mưu chiến lược và tư vấn chính sách nòng cốt của Đảng và Nhà nước, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội, trung tâm nghiên cứu có uy tín quốc tế.
Cuốn sách này là công trình tập thể được biên soạn và xuất bản đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để dành tặng cho tất cả những người đã góp phần xây dựng đơn vị trong suốt bảy thập niên qua, để chúng ta cùng tự hào ôn lại những chặng đường lịch sử đã qua, trân trọng tri ân các thế hệ cán bộ đi trước, đồng thời cùng hướng tầm nhìn về tương lai, chung sức, đồng lòng đưa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện sứ mệnh khoa học cao cả của mình và khát vọng phát triển của dân tộc.
Về nội dung, Tập 2 của cuốn sách “Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: 70 năm xây dựng và phát triển gồm” trình bày khái quát quá trình hình thành, phát triển đến nay; những đóng góp và thành tựu chủ yếu; các hình thức khen thưởng đạt được; định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của các đơn vị trực thuộc được sắp xếp theo các khối.
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tiền thân là Ban Nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học, hay gọi tắt là Ban Nghiên cứu Sử, Địa, Văn, được thành lập ngày 2 tháng 12 năm 1953 theo Quyết định số 34-QN/TW của Trung ương Đảng tại khu căn cứ cách mạng Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Ra đời trong điều kiện gian khổ của chiến khu Việt Bắc, trưởng thành trong những năm tháng hào hùng của hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trải qua những khó khăn, vất vả của thời kỳ bao cấp và vươn lên mạnh mẽ cùng với quá trình Đổi mới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam luôn kiên trì, bền bỉ, nỗ lực hết sức mình đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và cho sự phát triển của nền khoa học xã hội nước nhà. Nhiều thế hệ chuyên gia, nhà nghiên cứu của Viện đã ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến tâm huyết, sức lực và trí tuệ của mình cho khoa học; nhiều cán bộ đã lên đường nhập ngũ, góp phần xương máu của mình cho độc lập, tự do của dân tộc. Nhiều công trình khoa học xuất sắc, nhiều báo cáo tư vấn có giá trị đã góp phần làm nên tên tuổi Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trong vai trò là cơ quan nghiên cứu cơ bản hàng đầu của đất nước về khoa học xã hội và nhân văn, đơn vị tham mưu chiến lược và tư vấn chính sách nòng cốt của Đảng và Nhà nước, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội, trung tâm nghiên cứu có uy tín quốc tế.
Cuốn sách này là công trình tập thể được biên soạn và xuất bản đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để dành tặng cho tất cả những người đã góp phần xây dựng đơn vị trong suốt bảy thập niên qua, để chúng ta cùng tự hào ôn lại những chặng đường lịch sử đã qua, trân trọng tri ân các thế hệ cán bộ đi trước, đồng thời cùng hướng tầm nhìn về tương lai, chung sức, đồng lòng đưa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện sứ mệnh khoa học cao cả của mình và khát vọng phát triển của dân tộc.
Về nội dung, Tập 1 của cuốn sách “Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: 70 năm xây dựng và phát triển gồm” trình bày khái quát về quá trình 70 năm xây dựng và phát triển của Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức hiện nay; một số định hướng phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; và phần Phụ lục thể hiện các quyết định là cơ sở pháp lý thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các tổ chức tiền thân (từ năm 1953 đến nay), một số hình ảnh, số liệu thống kê phản ánh các hoạt động chủ yếu trong 70 năm qua.
Xin trân trọng giới thiệu!
Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là một công trình nghiên cứu công phu, mang tính hệ thống và khái quát, có những kiến giải mới, góp phần làm sáng tỏ một phương diện của chủ nghĩa xã hội hiện còn ít được nghiên cứu - phương diện chủ nghĩa xã hội đi từ lý luận đến thực tiễn, từ đó rút ra một số bài học kinh nghệm bổ ích cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và nhân dân ta đang tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Việt Nam là quốc gia đang tiến hành đổi mới toàn diện, trong đó xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, mở rộng hội nhập quốc tế, thực hiện đổi mới hệ thống chính trị để ổn định và phát triển bền vững là những mục tiêu hết sức quan trọng. Thủ tục hành chính (TTHC) là cơ sở và là điều kiện cần thiết để các cơ quan nhà nước giải quyết công việc của công dân và các tổ chức theo pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, các cá nhân có công việc cần giải quyết.
Giáo trình Thủ tục hành chính đề cập đến các nội dung cơ bản được trình bày trong bốn chương. Chương 1: Khái quát chung về thủ tục hành chính; Chương 2: Xây dựng, thực hiện và kiểm soát thủ tục hành chính; Chương 3: Thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực cụ thể; Chương 4: Cải cách Thủ tục hành chính.
Hy vọng, cuốn giáo trình này sẽ giúp người đọc có khả năng giải quyết một số TTHC cơ bản trong các cơ quan hành chính nhà nước; giúp người học hiểu và nhận biết các TTHC một cách rõ ràng, cụ thể; hiểu và biết rõ về hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình cải cách TTHC của Việt Nam trong thời gian qua; qua đó, có khả năng đánh giá, thẩm định việc xây dựng và áp dụng các TTHC; có khả năng tham mưu và triển khai xây dựng và áp dụng các TTHC; hiểu và phân biệt được các loại TTHC, thẩm quyền, trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện TTHC; việc cần thiết phải đẩy mạnh cải cách TTHC ở Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu về giáo dục đại học miền Nam Việt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1954-1975.
Cuốn sách trình bày về tổng thể các giá trị di sản văn hóa cồng chiêng ở tỉnh Quảng Ngãi trong tổng thể văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Cuốn sách “Xã hội Nhật Bản: dân số, gia đình và cộng đồng” là tập hợp kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2020 và 2021 của tác giả, có chỉnh lý, bổ sung, đưa thêm một số thông tin về những vấn đề của Nhật Bản trong đại dịch Covid-19 nhằm gửi đến độc giả những thông tin chính xác và cập nhật về xã hội Nhật Bản hiện nay.